Những khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng dự án Mở rộng trường tiểu học A - xã Đạo Đức - huyện Bình Xuyên - tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 59)

* Giá đất bồi thường chưa sát giá thị trường trong điều kiện bình thường

- Mặc dù Luật Đất đai 2003 và Nghịđịnh 197/2004/NĐ-CP quy định giá

đất bồi thường phải sát giá thị trường trong điều kiện bình thường nhưng trên thực tế hầu như giá bồi thường, hỗ trợ đều thấp hơn giá thị thường. Đây là nguyên nhân chính gây bức xúc cho người dân có đất bị thu hồi. Thực tế tại dự

án mở rộng trường tiểu học A - xã Đạo Đức, đoạn đầu thực hiện công tác định giá và xác định giá đất bồi thường còn chưa phù hợp, tại một số vị trí còn quá thấp so với giá thực tế nên một số hộ không chấp nhận phương án bồi thường.

* Xác định nguồn gốc đất đai gặp khó khăn

Việc xác định điều kiện bồi thường, hỗ trợ liên quan đến nguồn gốc đất

đai, nhưng hồ sơ tài liệu lưu trữ không có, hoặc không được cập nhật; quá trình bàn giao tài liệu, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ các cán bộ địa chính không đầy đủ. Mặt khác, chính sách đất đai của nhà nước ta qua các thời kỳ

lịch sử có rất nhiều biến đổi, trước năm 1980 có 3 hình thức sở hữu, đến Hiến pháp năm 1980 ra đời quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân; từ chỗ quản lý

đất đai đơn thuần là biện pháp hành chính đến nay đã thêm các biện pháp về

kinh tế và dân sự, đối tượng sử dụng đất cũng biến động phức tạp qua việc

điều chỉnh chính sách của Nhà nước… đã làm cho hiện trạng quản lý, sử dụng

đất thực sự đa dạng, phức tạp. Vì vậy nhiều trường hợp xác định nguồn gốc

đất đai để có mức bồi thường, hỗ trợ thích hợp trong quá trình thực hiện Dự

án GPMB mở rộng trường tiểu học A - xã Đạo Đức gặp khó khăn

* Một số bộ phận người dân có đất bị thu hồi thiếu sự hợp tác

Phần lớn các hộ dân có đất bị thu hồi chấp nhận phương án bồi thường, hỗ trợ và phương án đất tái định cư. Bên cạnh đó vẫn còn một số bộ phận người dân thiếu thiện chí hợp tác, chưa nhận thức được đầy đủ vì lợi ích chung.

* Yếu tố tâm lý của người có đất bị thu hồi

Nhiều hộ dân từ đời cha, ông đã canh tác trên mảnh đất bị thu hồi, là một nơi quen thuộc, cuộc sống đã ổn định, họ không muốn xáo trộn, không muốn thay đổi, đặc biệt là chỗở.

Trong một thời gian dài (trước khi thực hiện Luật Đất đai 2003), những hộ dân bị thu hồi đất ở rất thiệt thòi, giá bồi thường quá thấp so với giá thị

trường, tuy rằng từ khi thực hiện Luật đất đai 2003, việc bảo vệ lợi ích cho người dân có đất bị thu hồi đã cải thiện rất nhiều, nhưng họ vẫn có tâm lý lo lắng, không muốn bàn giao mặt bằng.

4.5. Đề xuất một số giải pháp cho công tác giải phóng mặt bằng dự án mở rông trường tiểu học A - xã Đạo Đức rông trường tiểu học A - xã Đạo Đức

4.5.1. V cơ chế, chính sách

Pháp luật đất đai đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước, là nhân tố không thể thiếu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật đất đai nói riêng là đòi hỏi bắt buộc của Nhà nước pháp quyền. Đồng thời, để đảm bảo đạt hiệu quả trong việc đền bù, hỗ trợ khi thực hiện GPMB, pháp luật cần tập trung một số vấn đề sau:

- Bãi bỏ bồi thường giá đất nông nghiệp theo hạng đất vì từ năm 2007

đất nông nghiệp đã được nhà nước miễn thuế 100% nên việc bồi thường giá

đất nông nghiệp theo hạng là không còn phù hợp và nó cũng là một trong các nguyên nhân các hộ không nhận tiền bồi thường GPMB.

Như vậy, cần có nghiên cứu, khảo sát một cách toàn diện để có đủ

thông tin, sử dụng phương pháp xác định giá đất một cách công khai, căn cứ

theo từng loại đất, từng vùng và mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng của khu vực cần định giá. Việc giao cho UBND tỉnh thực hiện việc quy định và công bố

giá các loại đất vào ngày 01 tháng 01 hàng năm theo Luật Đất đai năm 2003

đã tạo cho các hộ bị thu hồi đất có ý thức chờ đợi, trì hoãn việc làm các thủ

tục lập hồ sơ bồi thường để chờ được bồi thường theo giá mới quy định vào năm sau. Do vậy trong điều kiện giá đất UBND tỉnh quy định vẫn phù hợp với thực tế địa phương, đảm bảo quyền lợi cho người bị thu hồi đất thì đề

nghị giữ ổn định, không nhất thiết phải công bố giá đất hàng năm để tránh hình thức, lãng phí, tạo thuận lợi cho các Hội đồng bồi thường triển khai công tác giải phóng mặt bằng của các dự án.

Nghị định 84/2007/NĐ - CP, Nghị định số 69/2009/NĐ - CP về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất, vấn đề chỉnh sửa và ban hành khung chính sách trong việc bồi thường hỗ trợ cho các hộ dân (như hỗ trợ sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tạm cư, hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm...), cơ chế chính sách TĐC cần phải được sớm tiến hành nếu không nó sẽ tạo ra sự mâu thuẫn trong Luật đất đai, gây bất lợi, ảnh hưởng tới tiến

độ GPMB. Đồng thời với việc sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước, các cấp chính quyền cần có các văn bản hướng dẫn chi tiết cụ thể phù hợp với thực tế công tác GPMB.

4.5.2. V giá đất bi thường, h tr

* Chính sách bồi thường, hỗ trợ vềđất

Như chúng ta đã biết, nội dung chính của phương án bồi thường, hỗ trợ

là giá đất, mà giá đất bị chi phối bởi nhiều yếu tố: vị trí, hình thể, diện tích, tâm lí xã hội... và mỗi yếu tố này ảnh hưởng đến giá đất ở mức độ khác nhau. Sau khi đã xác định được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố, chúng ta sẽ xác

định được giá bồi thường về đất. Có tính được như vậy thì giá đất phục vụ

cho công tác bồi thường GPMB mới phản ánh được đầy đủ giá trị thực tiễn của từng lô đất, từng thửa đất.

* Bồi thường, hỗ trợ về tài sản trên đất bị thu hồi

Về cơ bản, chính sách bồi thường, hỗ trợ về tài sản như hiện nay đã

được phần lớn người bị thu hồi đất chấp nhận. Việc bồi thường, hỗ trợ về tài sản nên tính theo mức độ thiệt hại thực tế, được xem xét bằng giá trị xây dựng mới. Cần thường xuyên xác định lại đơn giá đền bù tài sản trên đất bị thu hồi sao cho sát với thị trường để tránh sự chênh lệch

* Chính sách hỗ trợ và ổn định cuộc sống

Không chỉ dừng lại ở việc bố trí tái định cư, việc khôi phục lại cuộc sống cũng như tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất có nguồn thu nhập mới cũng là vấn đề cần quan tâm, điều này không chỉ là trách nhiệm của chủ đầu tư mà còn là trách nhiệm của cả chính quyền địa phương. Một mặt phải bảo

đảm cho người dân bị ảnh hưởng do bị thu hồi đất có cuộc sống tốt hơn hoặc ít nhất bằng trước lúc di chuyển, mặt khác như một biện pháp hữu hiệu những hậu quả xấu về kinh tế, xã hội, môi trường mà quá trình tái định cư có thể đưa

lại. Do vậy, cần có những chính sách, biện pháp khôi phục cuộc sống cho họ

như: Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hỗ trợ đào tạo chuyển nghề, tuyển dụng lao động…

4.5.3. Mt s gii pháp khác

* Tăng cường vai trò cộng đồng trong việc tham gia công tác giải phóng mặt bằng

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các chính sách của Nhà nước, của Tỉnh về GPMB

Nâng cao nhận thức của người dân về công tác GPMB. Cần phải tuyên truyền để người dân hiểu GPMB là việc cần thiết phải thực hiện trong quá trình phát triển đất nước.

- Thực hiện công khai hoá, dân chủ hoá trong công tác GPMB

Nguyên tắc công khai, dân chủ trong công tác GPMB đã được các cấp Chính quyền quan tâm coi trọng. Kết quả thực hiện công khai, dân chủ đã từng bước góp phần hạn chế những vấn đề tiêu cực, giảm bớt phiền hà, tạo

điều kiện cho nhân dân tham gia giám sát và thực hiện chính sách được công bằng, sát thực tế. Tuy nhiên, để thực hiện nguyên tắc này cho thực sự có hiệu quả hơn nữa, cần quan tâm tiếp tục hoàn thiện cơ chế, quy trình thực hiện công khai, dân chủ như sau:

Thực hiện dân chủ với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” phải được thể hiện rõ trong từng bước công việc. Người dân phải

được biết ngay từ đầu các thông tin về cơ sở pháp lý của việc GPMB, phạm vi giải toả, các chính sách giá bồi thường, hỗ trợ, vị trí, địa điểm và chính sách TĐC, kế hoạch tổ chức thực hiện

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ở cơ sở

nhằm tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân có đầy đủ thông tin, nhận thức rõ ràng, đúng đắn về pháp luật, về các chủ trương, chính sách của Nhà nước và của tỉnh cũng như ý nghĩa, tầm quan trọng của các dự án được đầu tư trên địa bàn.

* Nâng cao năng lực cán bộ và hiệu quả làm việc của ban bồi thường, hỗ

trợ và tái định cư

Công tác GPMB là một nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của Nhà nước, đã

một hệ thống tổ chức bộ máy chuyên trách làm công tác GPMB là cần thiết để

giúp các cấp Chính quyền thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước đối với lĩnh vực công tác này.

Việc xây dựng và củng cố tổ chức bộ máy chuyên trách công tác GPMB cần được quan tâm theo hướng:

- Tiếp tục hoàn thiện quy chế hoạt động và chức năng Ban bồi thường GPMB. Việc phân công trách nhiệm, quyền hạn cho tổ chức bộ máy chuyên trách rõ ràng, sẽ giảm bớt các đầu mối phải làm các thủ tục hành chính, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Đồng thời đề cao trách nhiệm phối hợp giải quyết công việc khi có một tổ chức đứng ra chủ trì xem xét các vấn đề có liên quan đến nhiều ngành quản lý Nhà nước.

- Tạo đầy đủ các điều kiện và phương tiện kỹ thuật cần thiết để tổ chức bộ máy chuyên trách có khả năng nắm bắt được, tổng hợp được nhanh nhạy và kịp thời tình hình trên địa bàn; tăng cường khả năng nghiên cứu hoạch định chính sách và phân tích tình hình thực thi các chính sách trong thực tiễn; làm tốt việc kiểm tra, đôn đốc và tham mưu cho sự lãnh đạo, chỉ đạo quận, huyện và Thành phố.

- Tổ chức bộ máy phải được kiện toàn để có đủ đội ngũ cán bộ, công chức có kiến thức và năng lực công tác phù hợp; làm việc mang tính nghề

nghiệp chuyên trách và ổn định.

Chăm lo kiện toàn, bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên trách làm công tác GPMB:

- Đội ngũ công chức chuyên trách làm công tác GPMB phải được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và kiện toàn thường xuyên. Đó là những công chức thay mặt Nhà nước để giải quyết các vấn đề liên quan đến lợi ích, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức và công dân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ

GPMB. Đồng thời là những người thực thi công vụ với tính chuyên nghiệp cao trong lĩnh vực công tác này.

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước về đất đai và các chế độ chính sách liên quan đến GPMB cho đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác GPMB từ cấp trung ương đến cấp cơ sở.

loại công chức trong đội ngũ chuyên trách để có hình thức động viên, khen thưởng và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn hàng năm sát với thực tế.

- Cần có chính sách đãi ngộ phù hợp với tính chất phức tạp và yêu cầu trách nhiệm cao trong thực thực thi công vụ của đội ngũ công chức chuyên trách này, để khắc phục tâm lý thiếu an tâm, lo ngại trong môi trường làm việc đôi khi rất căng thẳng.

PHẦN 5

KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Bồi thường GPMB là một công tác vô cùng quan trọng và phức tạp.

Đây là một quá trình hết sức nhạy cảm bởi nó không chỉ liên quan đến quyền và lợi ích của người dân thuộc diện GPMB mà còn liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành và cả cộng đồng.

Qua việc nghiên cứu kết quả công tác GPMB của dự án mở rộng trường tiểu học A xã Đạo Đức em có một số kết luận sau:

- Tổng diện tích đất thu hồi là: 5737,1 m2

- Giá trị bồi thường về đất nông nghiệp là: 344.226.000 đồng

- Giá trị bồi thường về tài sản, cây cối trên đất là: 147.127.498 đồng - Bồi thường hoa màu là: 47.652.352 đồng

- Hỗ trợ ổn định nghề, ổn định sản xuất, thưởng GPMB nhanh là: 785.982.700 đồng

- Kinh phí tổ chức thực hiện là: 56.800.900 đồng - Tổng chi phí đền bù là: 1.381.789.450 đồng

Việc thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước và của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, được đa số người dân trong khu vực dự án đồng tình.

Đa số người dân có ý thức thực hiện theo quy định, nên công tác bồi thường GPMB diễn ra được thuận lợi.

Sau khi bồi thường và GPMB đa sốđiều kiện sống của người dân tốt hơn. Nhà nước bồi thường thỏa đáng, tạo công ăn việc làm hợp lý, giải quyết tốt các vấn đề thì sẽ tạo lòng tin, sự hưởng ứng của người dân.

5.2. Kiến nghị

Để chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng phù hợp với tình hình thực tiễn, tạo điều kiện cho các địa phương trong quá trình thực hiện, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước và người bị thu hồi đất, em xin kiến nghị:

(1). Cần xem xét điều chỉnh tăng giá đất của Khung giá Nhà nước hiện nay và giá các loại đất do UBND tỉnh ban hành hàng năm theo hướng sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường.

(2). Phải chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, đủ quỹ đất tái định cư với hạ

tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tốt để chủ động tái định cư cho các đối tượng phải di dời khi Nhà nước thu hồi đất. Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng tạo

điều kiện đảm bảo tiến độ GPMB thực hiện các dự án.

(3). Đối với các hộ dân trước khi bị thu hồi đất tại dự án sống chủ yếu bằng nghề Nông nghiệp đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho quy hoạch các khu đất dịch vụ tại các vị trí mặt đường kinh doanh tốt để UBND huyện Bình Xuyên có đất dịch vụ chi trả cho các hộ mất đất nông nghiệp, để cho các hộ

dân chuyển đổi ngành nghề sang kinh doanh dịch vụ vừa và nhỏ.

(4). Đào tạo, tập huấn về chuyên môn để nâng cao trình độ của các cán bộ tham gia công tác bồi thường GPMB ở các cấp, các ngành, nhất đảm bảo có khả năng thực hiện tốt công việc của mình.

(5). Có biện pháp giáo dục, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về đất đai để nhân dân hiểu luật và chấp hành luật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2002), Báo cáo kết quả đề tài điều tra

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng dự án Mở rộng trường tiểu học A - xã Đạo Đức - huyện Bình Xuyên - tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)