Quy trình thực hiện công tác BT & GPMB

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng dự án Mở rộng trường tiểu học A - xã Đạo Đức - huyện Bình Xuyên - tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 31)

Ngay sau khi UBND tỉnh giới thiệu địa điểm, chấp thuận chủ trương đầu tư

hoặc dự án đầu tưđược phê duyệt thì tiến hành đồng thời các công việc sau:

- Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo thu hồi đất, trường hợp thu hồi

đất theo quy hoạch thì thực hiện thông báo sau khi quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư

nông thôn đã được xét duyệt và công bố.

- Khi đã có thông báo thu hồi đất của cấp có thẩm quyền, tổ chức, hộ

gia đình, cá nhân có nhà, đất nằm trong diện phải giải phóng mặt bằng (kể cả

khu vực không bị thu hồi đất nhưng thuộc phạm vi ảnh hưởng) phải giữ

nguyên hiện trạng nhà, đất.

Bước 1: Thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Tổ chức hội nghị với người dân có đất bị thu hồi để thông báo công khai phạm vi thu hồi đất, tiến độ thực hiện dự án và các văn bản pháp luật về bồi thường, hỗ trợ

và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Phát tờ khai và hướng dẫn người bị

thu hồi đất tự kê khai; thời gian không quá 5 ngày làm việc (đối với hộ gia

đình, cá nhân); không quá 10 ngày làm việc (đối với tổ chức).

Bước 2: Người bị thu hồi đất tự kê khai trong thời hạn trên, kèm theo các giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất, tài sản trên đất bị thu hồi và nộp cho Tổ công tác. Quá thời hạn trên, tổ công tác phối hợp với UBND cấp xã, chủđầu tư lập biên bản và lưu hồ sơ GPMB.

Bước 3: Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tổ chức lập biên bản điều tra, xác minh vềđất, tài sản gắn liền với đất và cây cối hoa mầu trên đất thu hồi theo biểu mẫu kê khai và lập biên bản kiểm kê đất đai, tài sản, cây cối hoa mầu của từng người bị thu hồi đất theo kế hoạch chi tiết về tiến độ GPMB của dự án.

Bước 4: Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tiến hành lập, niêm yết và lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được niêm yết tại địa điểm sinh hoạt khu dân cư và trụ sở UBND cấp xã nơi có đất bị thu hồi, việc niêm yết được lập thành biên bản có xác nhận của UBND cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận tổ quốc xã.

Thời gian niêm yết và tiếp nhận ý kiến đóng góp ý kiến là 20 ngày, kể từ ngày

đưa ra niêm yết.

Bước 5: Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư lập, hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; sau khi kết thúc niêm yết, tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, trong đó nêu rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý và ý kiến khác đối với phương án; trường hợp còn nhiều ý kiến không tán thành phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng cần giải thích rõ hoặc xem xét,

điều chỉnh trước khi chuyển cơ quan tài nguyên và môi trường thẩm định.

Hoàn chỉnh phương án và gửi phương án đến cơ quan tài nguyên và môi trường để thẩm định.

- Thời gian thẩm định không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ

hồ sơ hợp lệ theo quy định, đối với dự án lớn và phức tạp thì thời gian thẩm

định có thể kéo dài hơn nhưng không quá 30 ngày làm việc.

Biên bản thẩm định phải có đầy đủ chữ ký của Chủ tịch Hội đồng và các thành viên của Hội đồng, hỗ trợ và tái định cư và được lưu trữ trong hồ sơ giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật tại cơ quan chủ trì thẩm định.

Bước 6: Quyết định thu hồi đất, giao đất và cho thuê đất.

Trường hợp thu hồi đất và giao đất hoặc cho thuê đất thuộc thẩm quyền của một cấp thì việc thu hồi đất và giao đất hoặc cho thuê đất được thực hiện trong cùng một quyết định.

Trường hợp khu đất thu hồi có cả tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng

đất thì Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thu hồi đất đối với tổ chức, người Việt Nam định cưở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài và giao đất, cho thuê đất theo dự án cho chủđầu tư trong cùng một quyết định.

Bước 7: Quyết định phê duyệt phương án dự toán bồi thường và thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thu hồi đất, giao đất hoặc cho thuê đất, cơ quan tài nguyên và môi trường

trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt và công bố công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định sau:

- Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với trường hợp thu hồi

đất liên quan từ hai huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên;

- Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với trường hợp không thuộc quy định ở trên;

Bước 8: Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường tại trụ sở UBND cấp xã và địa điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất thu hồi gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người có đất bị thu hồi trong thời gian không quá 3 ngày, trong đó nêu rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, về bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và thời gian bàn giao đất đã bị thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ BT & GPMB.

Bước 9: Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện chi trả

bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư.

Bước 10: Trong thời hạn hai mươi (20) ngày, kể từ ngày tổ chức làm nhiệm vụ BT & GPMB thanh toán xong tiền bồi thường, hỗ trợ cho người bị

thu hồi đất theo phương án đã được xét duyệt thì người có đất bị thu hồi phải bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Bước 11: Giải quyết những tồn tại, vướng mắc liên quan đến công tác BT & GPMB của dự án và những thiếu sót nếu có.

Sau khi có quyết định thu hồi đất và phương án dự toán bồi thường, hỗ

trợ và tái định cư đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Được công bố công khai, có hiệu lực thi hành, người bị thu hồi đất phải chấp hành quyết định thu hồi đất.

Trường hợp người bị thu hồi đất không chấp hành quyết định thu hồi

đất thì UBND cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất ra quyết định cưỡng chế. Người bị cưỡng chế thu hồi đất phải chp hành theo quyết định cưỡng chế (quy trình thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Bình

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cu

- Các văn bản, nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng.

- Công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng trên địa bàn xã Đạo Đức.

3.1.2. Phm vi nghiên cu

Toàn bộ khu vực giải phóng mặt bằng dự án mở rộng trường tiểu học A - xã Đạo Đức - huyện Bình Xuyên - tỉnh vĩnh Phúc.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: phòng TN - MT Huyện Bình Xuyên.

- Thời gian: Bắt đầu từ 30/01/2013 đến 30/4/2014. 3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1 Khái quát các điu kin t nhiên, kinh tế - xã hi ca xã Đạo Đức, huyn Bình Xuyên, tnh Vĩnh Phúc

3.3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên của xã Đạo Đức.

- Vị trí địa lý

- Địa hình, địa mạo - Khí hậu

- Thủy văn

- Các nguồn tài nguyên

3.3.1.2. Khái quát vềđiều kiện kinh tế-xã hội của của xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên

- Thực trạng phát triển kinh tế

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Thực trạng phát triển ngành kinh tế

- Ngành thương mại, dich vụ, tiểu thủ công nghiệp - Dân số, lao động, việc làm, thu nhập

3.3.1.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

- Văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao - An ninh, quốc phòng.

3.3.1.4. Đánh giá chung về điều kiện phát triển kinh tế xã hội.

- Những thuận lợi - Khó khăn

3.3.2. Đánh giá kết quả giải phóng mặt bằng Dự án mở rộng trường tiểu

hc A, xã Đạo Đức

- Đánh giá việc bồi thường, hỗ trợđất nông nghiệp. - Đánh giá việc bồi thường hoa màu trên đất.

- Đánh giá việc bồi thường, hỗ trợ tài sản, cây cối trên đất. - Chính sách hỗ trợ.

3.3.3.Đánh giá công tác bi thường gii phóng mt bng qua ý kiến ca người dân

- Đánh giá sự hiểu biết của người dân về đơn giá bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất.

- Những kiến nghị, đề xuất của người dân về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

3.3.4. Nhng thun li, khó khăn trong công tác gii phóng mt bng d

án m rng trường tiu hc A - xã Đạo Đức

3.3.4.1. Những thuận lợi trong công tác giải phóng mặt bằng

3.3.4.2. Những khó khăn, tồn tại trong công tác giải phóng mặt bằng

3.3.5. Đề xut mt s gii pháp cho công tác gii phóng mt bng d án m

rông trường tiu hc A - xã Đạo Đức

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Điu tra s liu th cp

- Thu thập tài liệu từ cơ sở, phòng ban có liên quan đến công tác BT & GPMB.

- Thu thập tài liệu từ các phương tiện truyền thông.

- Các văn bản pháp lý của Nhà nước hướng dẫn thực hiện công tác BT & GPMB tại phòng TN -MT huyện Bình Xuyên.

3.4.2. Điu tra s liu sơ cp

Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu điều tra những hộ thuộc diện giải phóng và đền bù, và cán bộ quản lý đất đai

3.4.3. Phương pháp thng kê

Sử dụng để thống kê các số liệu về giá đất bồi thường, nhà và tài sản trên

đất, số liệu về hỗ trợ và nhà tái định cư phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

3.4.4. Phương pháp tng hp, phân tích và x lý s liu

Các số liệu điều tra thu thập được sử dụng phần mềm Word, Excel để

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Đạo Đức - huyện Bình Xuyên - tỉnh Vĩnh Phúc Xuyên - tỉnh Vĩnh Phúc

4.1.1. Điu kin t nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Đạo Đức có vị trí giáp ranh với thị trấn Hương Canh và Thị xã Phúc Yên. Liên hệ với các xã xung quanh chủ yếu thông qua đường Quốc lộ

2A(BOT) và cá đường huyện lộ. Ngoài ra, còn có những cấp đường nhỏ hơn tạo thành mạng lưới giao thông thuận lợi là điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế trong xã cũng như đời sống xã hội.

Vị trí địa lý của xã Đạo Đức

- Phía Bắc giáp xã Sơn Lôi và và thị trấn Hương Canh. - Phía Nam huyện Mê Linh - Hà Nội.

- Phía Đông giáp thị xã Phúc Yên - Vĩnh Phúc. - Phía Tây giáp xã Tân Phong và xã Phú Xuân.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Xã Đạo Đức có vị trí giáp ranh với thị xã Phúc Yên và thị trấn Hương Canh. Với hệ thống giao thông tương đối tốt tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa phát triển kinh tế - xã hội.

- Xã có quốc lộ 2A đi qua nên là nơi giao lưu kinh tế - xã hội, tiếp nhận ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển kinh tế đa dạng và phong phú.

Sông Cà Lồ bao quanh là điều kiện thuận lợi phát triển thủy lợi. Xã

Đạo Đức nằm trong định hướng phát triển không gian quy hoạch tổng thể

kinh tế - xã hội huyện Bình Xuyên, đặc biệt là phát triển kinh tế.

4.1.1.3. Khí hậu

Xã Đạo Đức nằm trong vùng trung du miền núi phía Bắc của nước ta, vì vậy mà khí hậu của xã vẫn mang đầy đủ tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều và có gió bão; mùa đông lạnh hanh khô nhưng cuối năm có mưa phùn, độẩm không khí cao. Theo thống kê nhiệt độ trung bình hàng năm của xã là 23,5 - 25oC. Nhiệt độ trung bình vào mùa hè là 28 - 34.4oC, nhiệt

độ trung bình mùa đông từ 13 - 16oC. Lượng mưa trung bình hàng năm của xã là 1600- 1800mm, lượng mưa cao thường tập trung vào các tháng 6,7,8, Lượng mưa trung bình ở các tháng mùa mưa là 300 - 400 mm/tháng, lượng mưa thấp nhất trong năm thường vào các tháng hanh như tháng 1,2. Tuy nhiên có những năm giá rét (tháng 12,1) làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp cũng nhưđời sống sinh hoạt của nhân dân trong xã.

4.1.1.4. Thủy văn

Với bề dày lịch sử tồn tại của xã, diện tích mặt nước nhìn chung thấp, chính vấn đề này mà yêu cầu đặt ra là chính quyền xã phải chú trọng tới công tác xây dựng và tu bổ hệ thông thủy lợi nhằm đảm bảo cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân trên địa bàn xã.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên:

* Tài nguyên đất

Đạo Đức nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên đất đai địa bàn xã chủ yếu có nguồn gốc được hình thành từ phù sa bồi đắp và là vũng trong nên

đất đai được bồi đắp từ lâu đời, qua quá trình canh tác đã có những biến đổi nhất định về chất lượng nhưng nhìn chung đất đai nhất là đất nông nghiệp vẫn có thể cho phép thâm canh cao, phù hợp với nhiều loại đất công nghiệp. Thời gian tới, vấn đề môi trường cần được quan tâm và chú trọng nhằm đảm bảo vệ

sinh môi trường của xã.

Bảng 4.1: Kết quả thống kê diện tích các loại đất năm 2013

STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Đất tự nhiên 1.061,37 100

1 Đất nông nghiệp 505,44 47,62 2 Đất phi nông nghiệp 550,86 51,90 3 Đất chưa sử dụng 5,07 0,48

(Nguồn: UBND xã Đạo Đức)[12]

* Tài nguyên nước

- Nước mặt: Chủ yếu khai thác từ hệ thống công trình thủy lợi nối với các sông và ao hồ trên địa bàn xã. Tuy nhiên nguồn nước mặt chủ yếu phụ

thuộc vào thiên nhiên.

- Nước ngầm: Chưa được đánh giá, điều tra kỹ và hiện tại đang được khai thác phục vũ sinh hoạt cho nhân dân qua hình thức giếng khơi, giếng

khoan của gia đình, tuy nhiên chất lượng nước khá tốt, chưa bị ô nhiễm. Nguồn nước đang được khai thác có hiệu quả phục vụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong xã.

* Tài nguyên nhân văn

Nhân dân trong xã 100% là người Kinh, có truyền thống lao động cần cù, có tinh thần yêu thương đùm bọc lẫn nhau, đoàn kết trong mọi hoạt động

đời sống xã hội, đó là truyền thống quý báu của địa phương. Nguồn lao động cũng khá dồi dào chủ yếu là lao động phi nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng dự án Mở rộng trường tiểu học A - xã Đạo Đức - huyện Bình Xuyên - tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)