- Địa điểm: phòng TN - MT Huyện Bình Xuyên.
- Thời gian: Bắt đầu từ 30/01/2013 đến 30/4/2014. 3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1 Khái quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
3.3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên của xã Đạo Đức.
- Vị trí địa lý
- Địa hình, địa mạo - Khí hậu
- Thủy văn
- Các nguồn tài nguyên
3.3.1.2. Khái quát vềđiều kiện kinh tế-xã hội của của xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên
- Thực trạng phát triển kinh tế
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Thực trạng phát triển ngành kinh tế
- Ngành thương mại, dich vụ, tiểu thủ công nghiệp - Dân số, lao động, việc làm, thu nhập
3.3.1.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
- Văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao - An ninh, quốc phòng.
3.3.1.4. Đánh giá chung về điều kiện phát triển kinh tế xã hội.
- Những thuận lợi - Khó khăn
3.3.2. Đánh giá kết quả giải phóng mặt bằng Dự án mở rộng trường tiểu
học A, xã Đạo Đức
- Đánh giá việc bồi thường, hỗ trợđất nông nghiệp. - Đánh giá việc bồi thường hoa màu trên đất.
- Đánh giá việc bồi thường, hỗ trợ tài sản, cây cối trên đất. - Chính sách hỗ trợ.
3.3.3.Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng qua ý kiến của người dân
- Đánh giá sự hiểu biết của người dân về đơn giá bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất.
- Những kiến nghị, đề xuất của người dân về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.
3.3.4. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng dự
án mở rộng trường tiểu học A - xã Đạo Đức
3.3.4.1. Những thuận lợi trong công tác giải phóng mặt bằng
3.3.4.2. Những khó khăn, tồn tại trong công tác giải phóng mặt bằng
3.3.5. Đề xuất một số giải pháp cho công tác giải phóng mặt bằng dự án mở
rông trường tiểu học A - xã Đạo Đức
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Điều tra số liệu thứ cấp
- Thu thập tài liệu từ cơ sở, phòng ban có liên quan đến công tác BT & GPMB.
- Thu thập tài liệu từ các phương tiện truyền thông.
- Các văn bản pháp lý của Nhà nước hướng dẫn thực hiện công tác BT & GPMB tại phòng TN -MT huyện Bình Xuyên.
3.4.2. Điều tra số liệu sơ cấp
Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu điều tra những hộ thuộc diện giải phóng và đền bù, và cán bộ quản lý đất đai
3.4.3. Phương pháp thống kê
Sử dụng để thống kê các số liệu về giá đất bồi thường, nhà và tài sản trên
đất, số liệu về hỗ trợ và nhà tái định cư phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
3.4.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu
Các số liệu điều tra thu thập được sử dụng phần mềm Word, Excel để
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Đạo Đức - huyện Bình Xuyên - tỉnh Vĩnh Phúc Xuyên - tỉnh Vĩnh Phúc
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Đạo Đức có vị trí giáp ranh với thị trấn Hương Canh và Thị xã Phúc Yên. Liên hệ với các xã xung quanh chủ yếu thông qua đường Quốc lộ
2A(BOT) và cá đường huyện lộ. Ngoài ra, còn có những cấp đường nhỏ hơn tạo thành mạng lưới giao thông thuận lợi là điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế trong xã cũng như đời sống xã hội.
Vị trí địa lý của xã Đạo Đức
- Phía Bắc giáp xã Sơn Lôi và và thị trấn Hương Canh. - Phía Nam huyện Mê Linh - Hà Nội.
- Phía Đông giáp thị xã Phúc Yên - Vĩnh Phúc. - Phía Tây giáp xã Tân Phong và xã Phú Xuân.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Xã Đạo Đức có vị trí giáp ranh với thị xã Phúc Yên và thị trấn Hương Canh. Với hệ thống giao thông tương đối tốt tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa phát triển kinh tế - xã hội.
- Xã có quốc lộ 2A đi qua nên là nơi giao lưu kinh tế - xã hội, tiếp nhận ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển kinh tế đa dạng và phong phú.
Sông Cà Lồ bao quanh là điều kiện thuận lợi phát triển thủy lợi. Xã
Đạo Đức nằm trong định hướng phát triển không gian quy hoạch tổng thể
kinh tế - xã hội huyện Bình Xuyên, đặc biệt là phát triển kinh tế.
4.1.1.3. Khí hậu
Xã Đạo Đức nằm trong vùng trung du miền núi phía Bắc của nước ta, vì vậy mà khí hậu của xã vẫn mang đầy đủ tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều và có gió bão; mùa đông lạnh hanh khô nhưng cuối năm có mưa phùn, độẩm không khí cao. Theo thống kê nhiệt độ trung bình hàng năm của xã là 23,5 - 25oC. Nhiệt độ trung bình vào mùa hè là 28 - 34.4oC, nhiệt
độ trung bình mùa đông từ 13 - 16oC. Lượng mưa trung bình hàng năm của xã là 1600- 1800mm, lượng mưa cao thường tập trung vào các tháng 6,7,8, Lượng mưa trung bình ở các tháng mùa mưa là 300 - 400 mm/tháng, lượng mưa thấp nhất trong năm thường vào các tháng hanh như tháng 1,2. Tuy nhiên có những năm giá rét (tháng 12,1) làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp cũng nhưđời sống sinh hoạt của nhân dân trong xã.
4.1.1.4. Thủy văn
Với bề dày lịch sử tồn tại của xã, diện tích mặt nước nhìn chung thấp, chính vấn đề này mà yêu cầu đặt ra là chính quyền xã phải chú trọng tới công tác xây dựng và tu bổ hệ thông thủy lợi nhằm đảm bảo cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân trên địa bàn xã.
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên:
* Tài nguyên đất
Đạo Đức nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên đất đai địa bàn xã chủ yếu có nguồn gốc được hình thành từ phù sa bồi đắp và là vũng trong nên
đất đai được bồi đắp từ lâu đời, qua quá trình canh tác đã có những biến đổi nhất định về chất lượng nhưng nhìn chung đất đai nhất là đất nông nghiệp vẫn có thể cho phép thâm canh cao, phù hợp với nhiều loại đất công nghiệp. Thời gian tới, vấn đề môi trường cần được quan tâm và chú trọng nhằm đảm bảo vệ
sinh môi trường của xã.
Bảng 4.1: Kết quả thống kê diện tích các loại đất năm 2013
STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Đất tự nhiên 1.061,37 100
1 Đất nông nghiệp 505,44 47,62 2 Đất phi nông nghiệp 550,86 51,90 3 Đất chưa sử dụng 5,07 0,48
(Nguồn: UBND xã Đạo Đức)[12]
* Tài nguyên nước
- Nước mặt: Chủ yếu khai thác từ hệ thống công trình thủy lợi nối với các sông và ao hồ trên địa bàn xã. Tuy nhiên nguồn nước mặt chủ yếu phụ
thuộc vào thiên nhiên.
- Nước ngầm: Chưa được đánh giá, điều tra kỹ và hiện tại đang được khai thác phục vũ sinh hoạt cho nhân dân qua hình thức giếng khơi, giếng
khoan của gia đình, tuy nhiên chất lượng nước khá tốt, chưa bị ô nhiễm. Nguồn nước đang được khai thác có hiệu quả phục vụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong xã.
* Tài nguyên nhân văn
Nhân dân trong xã 100% là người Kinh, có truyền thống lao động cần cù, có tinh thần yêu thương đùm bọc lẫn nhau, đoàn kết trong mọi hoạt động
đời sống xã hội, đó là truyền thống quý báu của địa phương. Nguồn lao động cũng khá dồi dào chủ yếu là lao động phi nông nghiệp.
* Thực trạng môi trường
Xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, vì vậy khí hậu tương đối mát mẻ. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn xã đang phát triển khu công nghiệp Bình Xuyên.
* Cảnh quan môi trường
Xã Đạo Đức không có các khu du danh lam thắng cảnh, nên không khai thác được tiềm năng của ngành du lịch.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế
Đánh giá tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội trong những năm qua cho thấy, nền kinh tế của xã luôn có sự chuyển biến, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, sản xuất nông nghiệp và các dịch vụ ngành nghề
tiếp tục được phát triển, sản xuất nông nghiệp được mùa, năng suất sản lượng
đều tăng. Tuy nhiên, sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế, ngành nghề trong nông thôn còn chậm, cơ cấu trong nông nghiệp chưa chuyển mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá.
Bảng 4.2: Cơ cấu các ngành kinh tế của xã Đạo Đức giai đoạn 2006 - 2013
STT Ngành kinh tế Cơ cấu (%)
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1 Nông nghiệp 83,6 81,8 78,5 76,2 74,3 71,6 68,2 65,9 2 CN-TTCN 8,1 8,8 10,4 11,5 12,4 14,2 15,4 18,5 3 Thương mại - dịch vụ 8,3 9,4 11,1 12,3 13,3 15,2 16,4 19,5 (Nguồn: UBND xã Đạo Đức)[12]
4.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong cơ cấu kinh tế của xã, thì tỷ trọng của ngành thương mại - dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp trong những năm gần đây có xu hướng tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng còn chậm. Năm 2006 tỷ trọng của ngành nông nghiệp chiếm 83,6% thương mại - dịch vụ chiếm 8,3%, còn thương mại - công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là 8,1%.
4.1.2.3. Thực trạng phát triển ngành kinh tế
Nông nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong cơ cấu kinh tế. Tỷ trọng chăn nuôi đang tang dần trong sản xuất nông nghiệp. Do ảnh hưởng của tốc độ đô thị hóa nên diện tích đất nông nghiệp giảm dần, nhờ tiến bộ áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nên sản lượng cây trồng vật nuôi có phần ổn định.
* Trồng trọt:
Diện tích canh tác các loại cây trồng bao gồm:
- Lúa: 335,00 ha, giảm 5 ha so với cùng kỳ năm 2012. - Lạc: 125,00 ha, tăng 10 ha so với cùng kỳ năm 2012. - Ngô: 9 ha.
- Lúa: 56,5 tạ /ha, giảm 5,5 tạ/ha so với cùng kỳ năm 2012. - Lạc:17,7 tạ/ha, giảm 5,5 tạ/ha so với cùng kỳ năm 2012.
Tổng sản lượng lương thực 6 tháng đầu năm là: 1890,9 tấn, giảm 188,1 tấn so với cùng kỳ 2011
* Chăn nuôi:
Hiện tại tổng số vật nuôi trên địa bàn xã có khoảng 96.982 con. Trong đó:
+ Đàn lợn: 4660 con. + Trâu bò: 1911 con. + Gia cầm: 90.411 con.
+ Trồng trọt, gieo trồng rau an toàn, hoa, cây cảnh…
+ Thủy sản: Tập trung nuôi cá thịt giống để phục vụ thị trường.
Chăn nuôi trên địa bàn xã: Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định trong những năm qua không có dịch bệnh lớn xảy ra; công tác tiêm phòng định kỳ,
phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được quan tâm chỉđạo nên tuy có bịảnh hưởng do đợt cúm gia cầm và bệnh lở mồm long móng ở gia súc, nhưng xã đã có những biện pháp phòng chống hữu hiệu, do vậy thiệt hại là không
đáng kể. Hiện nay một số hộ gia đình thành lập trang trại chăn nuôi có đến hàng nghìn con vịt đẻ lấy trứng và đến một trăm con lợn thịt và lợn nái.
4.1.2.4. Ngành thương mại - dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp
Thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã đang dần phát triển, tuy nhiên vẫn chưa được chú trọng trong thời gian qua. Số hộ gia
đình, cá nhân tham gia vào hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ còn ít và phát triển còn chậm. Hiện nay trên địa bàn xã tính đến cuối năm 2013 có 10 doanh nghiệp lớn và nhỏ. Một số mô hình hợp tác xã, công ty cổ phần, công ty TNHH như: Chi nhánh công ty cổ phần ống thép Việt - Đức VG PIPE, công ty TNHH Vạn Đức, công ty TNHH thương mại và chế biến nông sản Chung Sơn… được thành lập, hoạt động có hiểu quả việc làm cho nhiều lao động địa phương với thu nhập ổn định. Trên địa bàn xã Đạo hiện nay, có gần 200 cá nhân, hộ gia đình tham gia hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ với quy mô ngày càng được mở rộng. Một số ngành nghề như: Xây dựng dân dụng, sản xuất nhôm kính… đang được phát triển mạnh. Các loại hàng hóa ngày càng đa dạng về chủng loại, mẫu mã, chất lượng đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người dân.
Giá trị thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp đang có xu hướng tăng dần theo sự phát triển của địa bàn. Năm 2013 tỉ trọng thương mại - dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp là 38 tỷđồng.
4.1.2.5. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Theo số liệu thống kê năm 2013 thì tổng số nhân khẩu của xã Đạo Đức có 3031 hộ tương đương 12518 nhân khẩu tập trung trên 18 thôn.
Bảng 4.3: Sự phân bố dân cư theo các thôn của xã Đạo Đức năm 2013
STT Khu dân cư Số hộ Số khẩu
Cụm 1 Thôn Tây Trại 246 860 Thôn Đông Đoài 138 586 Thôn Trại Trong 143 642 Thôn Trại Giữa 157 592 Thôn Trại Ngoài 133 493 Cụm 2 Thôn Trại Dật 211 765 Thôn Chùa 205 700 Thôn Trại 307 1272 Thôn Giữa 100 537 Thôn Kếu 181 695 Thôn Thượng Đức 173 807 Cụm 3 Thôn Đại Phúc 1 146 606 Thôn Đại Phúc 2 184 742 Thôn Nhân Vực 276 1179 Cụm 4 Thôn Hưởng Lộc 133 680 Cụm 5 Thôn Kiền Sơn 150 728 Cụm 6 Phố Kếu 89 268 Cụm 7 Thôn Vườn Quan 59 366 Tổng cộng 3031 12518
Nguồn: UBND xã Đạo Đức[12]
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và cơ học toàn xã năm 2013 là: 1,8%. - Thành phần độ tuổi:
+ Số người trong độ tuổi lao động: 6812 người chiếm 53,54%
Thành phần lao động: Lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp là 5962 người, chiếm 87,52% lực lương lao động xã, còn lại 12,48% là lao động trong lĩnh vực TTCN, DV thương mại, công chức, viên chức Nhà nước.
4.1.3. Thực trạng phát triển cơ sở ha tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
4.1.3.1. Giao thông, thủy lợi
a. Giao thông.
Đường quốc lộ chạy từ cầu Tiền Châu đến thôn Vườn Quan dài khoảng 4000m, mặt cắt nền đường hiện trạng khoảng 24-25m, kết cấu mặt đường đá nhựa 100%.
Tuyến liên xã dài khoảng 5000m, mặt cắt nền đường hiện trạng khoảng 12m, kết cấu mặt đường đá nhựa 100%.
Đường quốc lộ có chiều dài 4000m, đường liên xã 5000m, đường trục thôn dài 11930m và đường ngõ xóm có chiều dài là 12170m.
Hiện tại tổng số tuyến đường giao thông của xã có chiều dài là: 33100m.
b. Thủy lợi.
Hiện nay giao thông nội đồng trên địa bàn xã có tổng chiều dài kênh mương chính và kênh mương nhánh là: dài 30058m, mặt cắt 1,5x1,5m. Kết cấu đã được cứng hóa là 7165m chiếm 21,6%, chưa cứng hóa là 22893m chiếm 78,38%.
4.1.3.2. Giáo dục - đào tạo
Hiện xã có 1 trường mầm non đóng tại thôn Mộ Đạo với diện tích là 4336m2, trường một dãy nhà 2 tầng và một dãy nhà 1 tầng. Trường mầm non không đáp ứng được trên 100% nhu cầu về mầm non của toàn xã, cần cải tạo và xây dựng 1 số hạng mục như phòng hội trường, sân chơi, bãi tập, diện tích cũng chưa đạt tiêu chí nông thôn mới.
Ngoài hệ thống trường mầm non, thì hệ thống trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn xã đều được sử quan tâm của chính quyền địa phương, ngày càng được hoàn thiện hơn về cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên giảng dạy, hàng năm đội ngũ giáo viên của các trường luôn được công nhận là giáo viên dạy giỏi, có một số thầy cô đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.
4.1.3.3. Y tế
Trạm y tế của xã được xây mới kiến trúc 2 tầng bao gồm các phòng