Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng qua ý kiến

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng dự án Mở rộng trường tiểu học A - xã Đạo Đức - huyện Bình Xuyên - tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 54)

4.3.1.Đánh giá s hiu biết ca người dân v đơn giá bi thường, h tr khi thu hi đất

Để đánh giá sự hiểu biết chung về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng em đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp 32 hộ trong khu vực giải phóng mặt bằng về chính sách người dân được hưởng sau khi thu hồi đất, cụ thể là về

đơn giá bồi thường, hỗ trợđối với đất đai và tài sản bị thiệt hại do việc thu hồi

đất để thực hiện dự án gây ra. Kết quả đánh giá sự hiểu biết về đơn giá bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất để thực hiện dự án của người dân trong khu vực GPMB được thể hiện qua bảng 4.12.

Bảng 4.12: Đánh giá sự hiểu biết của người dân trong khu vực GPMB về đơn giá bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất

Stt Nội dung

Tỷ lệ trả lời đúng

(%)

1 Đơn giá bồi thường, hỗ trợ đối với đất nông nghiệp quỹ 1 91,11 2 Đơn giá bồi thường, hỗ trợ đối với đất nông nghiệp không

giấy tờ về quyền sử dụng đất 79,86 3 Đơn giá bồi thường đối với tài sản vật kiến trúc và cây trồng

trên đất 65,55

Trung bình 78,84

(Nguồn: điều tra thực tếở khu vực giải phóng mặt bằng)

Qua bảng 4.12 cho thấy, số hộ có câu trả lời đúng khá cao là 78,84%. Trong đó số lượng người trả lời đúng về Đơn giá bồi thường, hỗ trợ đối với

đất nông nghiệp quỹ 1 chiếm đến 91,11%, số lượng người không biết về Đơn giá bồi thường đối với tài sản vật kiến trúc và cây trồng trên đất chiếm 65,55%.

Dự án mở rộng trường tiểu học A xã Đạo Đức là dự án thu hồi đất vào mục đích công cộng, đem lại lợi ích chung cho tất cả mọi người. Hầu hết người dân bị thu hồi đất khi được hỏi đều rất ủng hộ chủ trương thu hồi đất để

thực hiện dự án. Nhưng do đơn giá bồi thường, hỗ trợ đối với đất đai và tài sản rất thấp so với sự mong đợi của người dân, nên trong quá trình thực hiện dự án vẫn còn nhiều hộ chậm nhận tiền bồi thường do đòi hỏi đơn giá bồi thường, hỗ trợ cao hơn.

4.3.2.Kiến ngh ca người dân khi nhà nước thu hi đất để thc hin d án

Khi Nhà nước thực hiện dự án, người dân bị mất đất là những người gặp khó khăn nhất, họ phải hy sinh lợi ích cá nhân để phục vụ mục đích chung của cộng đồng. Vì vậy, trong quá trình thực hiện công tác bồi thường

GPMB, Nhà nước thường xuyên phải quan tâm, lắng nghe kiến nghị của người dân để giải quyết cho hợp tình hợp lý, sao cho vừa đảm bảo theo hướng có lợi nhất cho dân nhưng không trái với quy định của pháp luật.

Kết quả thu được sau khi tiến hành điều tra, khảo sát về tâm tư, nguyện vọng của người dân đối với việc Nhà nước thu hồi đất, để thực hiện công tác bồi thường dự án mở rộng trường tiểu học A xã Đạo Đức, được thể hiện ở bảng 4.13:

Bảng 4.13: Một số kiến nghị của người dân liên quan đến chế độ chính sách về bồi thường GPMB

Nội dung kiến nghị kiến nghị Số người

Chiếm tỷ lệ (%) Hỗ trợ đối với diện tích chênh lệch thiếu so với giấy tờ về QSD đất 11 34,37 Thu hồi nốt diện tích còn lại khó canh tác 19 59,37 Cần tổ chức các lớp đào tạo nghề 2 6,26 Tổng 32 100

(Nguồn: Điều tra thực tế ở khu vực giải phóng mặt bằng)

Kiến nghị của người dân liên quan đến biện pháp thực hiện được thể

hiện qua bảng 4.14.

Bảng 4.14: Một số kiến nghị của người dân liên quan đến biện pháp thực hiện công tác GPMB

(Nguồn: Điều tra thực tế tại khu vực giải phóng mặt bằng)

Stt Nội dung kiến nghị người Số

Chiếm tỷ lệ

(%)

1 Được giải đáp rõ các thắc mắc liên quan đến bồi

thường GPMB 9 28,13

2 Được thường xuyên tổ chức các buổi lấy ý kiến của

người dân bị thu hồi đất 5 15,63 3 Được bồi thường bằng đất đối với diện tích bị thu hồi 18 56,24 4 Tổng 32 100

Các kiến nghị của người dân chủ yếu liên quan đến 2 lĩnh vực khác nhau là chế độ chính sách và biện pháp thực hiện của Nhà nước. Tâm tư, nguyện vọng của người dân là chính đáng. Nhưng do nguồn lực về kinh tế của nhà nước còn eo hẹp nên các chế độ chính sách về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất không được như sự mong đợi của người dân. Tuy nhiên, việc thực hiện công tác bồi thường GPMB cơ bản đã được thực hiện công khai,

đảm bảo công bằng giữa những người có đất bị thu hồi.

4.4. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng dự án mở rộng trường tiểu học A - xã Đạo Đức

4.4.1. Nhng thun li trong công tác gii phóng mt bng

* Về chính sách, pháp luật

Chính sách, pháp luật vềđất đai nói chung và công tác bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng ngày càng hoàn thiện. Đặc biệt từ khi Luật

Đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn thực hiện ban hành, công tác bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất có những đổi mới rất tích cực như:

- Phương pháp xác định giá đất để bồi thường: Giá bồi thường dựa trên giá đất UBND tỉnh Vĩnh Phúc công bố vào 1/1 hàng năm, giá đất UBND tỉnh công bố dựa trên khung giá đất của Chính phủ. Khung giá đất và phương pháp Bộ Tài chính đưa ra là định giá đất ''sát giá thị trường trong

điều kiện bình thường''.

- Quy định về tái định cư: Khu tái định cư phải xây dựng phù hợp với quy hoạch, đúng tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng. Trước khi bố trí cho các hộ gia đình, cá nhân, khu tái định cư phải được xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, đảm bảo cho người sử dụng tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ.

- Quy định rõ trách nhiệm do bồi thường chậm:

+ Nếu bồi thường chậm do lỗi của cơ quan, tổ chức gây ra, mà giá đất tại thời điểm bồi thường do UBND tỉnh công bố cao hơn giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi thì bồi thường theo giá đất tại thời điểm trả tiền bồi thường, nếu giá tại thời điểm bồi thường thấp hơn giá lúc có quyết định thu hồi thì bồi thường theo giá tại thời điểm có quyết định thu hồi.

+ Nếu bồi thường chậm do người bị thu hồi đất gây ra, mà giá tại thời

điểm bồi thường thấp hơn thời điểm có quyết định thu hồi thì bồi thường theo giá tại thời điểm bồi thường, nếu giá ở thời điểm bồi thường cao hơn giá tại thời điểm có quyết định thu hồi thì sẽ đền bù theo giá đất ở thời điểm có quyết

định thu hồi.

Vì vậy giảm bớt tình trạng người dân chậm di chuyển bàn giao mặt bằng, không nhận tiền bồi thường; hoặc nhà đầu tư, cơ quan, tổ chức không giao tiền bồi thường cho người dân theo quy định.

- Quy định các khoản hỗ trợ để người dân tạo lập chỗ ở, ổn định cuộc sống, sản xuất kinh doanh.

- Đối tượng được bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất ngày càng mở rộng.

* Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương

Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất luôn

được sự quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước; của chính quyền, các tổ

chức, đoàn thể tỉnh Vĩnh Phúc và của huyện Bình Xuyên

Các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương đã tuyên truyền vận

động, giải thích cặn kẽ để người dân nhanh chóng bàn giao mặt bằng, đảm bảo tiến độ và mục tiêu đặt ra.

Mặc dù công việc rất bận rộn, Ban giải phóng mặt bằng của huyện Bình Xuyên là những cán bộ thuộc các ban ngành kiêm nhiệm nhiều việc nhưng vẫn cố gắng hoàn thành công việc đểđẩy nhanh tiến độ GPMB.

* Việc chấp hành của người dân trong công tác giải phóng mặt bằng

Mặc dù khi GPMB quan hệ giữa các chủ sử dụng đất bị thu hồi và Nhà nước hoặc nhà đầu tư thường rất căng thẳng, nhưng được sự quan tâm tuyên truyền vận động chính sách pháp luật đến người dân có đất bị thu hồi, để họ

hiểu được lợi ích của các công trình sẽ xây dựng cho sự phát triển của xã hội mà tự giác thực hiện.

Nhờ có những chính sách khen thưởng thỏa đáng cho những hộ bàn giao mặt bằng sớm mà tiến độ thực hiện phần lớn đảm bảo kế hoạch đặt ra.

4.4.2. Nhng khó khăn trong công tác gii phóng mt bng

* Giá đất bồi thường chưa sát giá thị trường trong điều kiện bình thường

- Mặc dù Luật Đất đai 2003 và Nghịđịnh 197/2004/NĐ-CP quy định giá

đất bồi thường phải sát giá thị trường trong điều kiện bình thường nhưng trên thực tế hầu như giá bồi thường, hỗ trợ đều thấp hơn giá thị thường. Đây là nguyên nhân chính gây bức xúc cho người dân có đất bị thu hồi. Thực tế tại dự

án mở rộng trường tiểu học A - xã Đạo Đức, đoạn đầu thực hiện công tác định giá và xác định giá đất bồi thường còn chưa phù hợp, tại một số vị trí còn quá thấp so với giá thực tế nên một số hộ không chấp nhận phương án bồi thường.

* Xác định nguồn gốc đất đai gặp khó khăn

Việc xác định điều kiện bồi thường, hỗ trợ liên quan đến nguồn gốc đất

đai, nhưng hồ sơ tài liệu lưu trữ không có, hoặc không được cập nhật; quá trình bàn giao tài liệu, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ các cán bộ địa chính không đầy đủ. Mặt khác, chính sách đất đai của nhà nước ta qua các thời kỳ

lịch sử có rất nhiều biến đổi, trước năm 1980 có 3 hình thức sở hữu, đến Hiến pháp năm 1980 ra đời quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân; từ chỗ quản lý

đất đai đơn thuần là biện pháp hành chính đến nay đã thêm các biện pháp về

kinh tế và dân sự, đối tượng sử dụng đất cũng biến động phức tạp qua việc

điều chỉnh chính sách của Nhà nước… đã làm cho hiện trạng quản lý, sử dụng

đất thực sự đa dạng, phức tạp. Vì vậy nhiều trường hợp xác định nguồn gốc

đất đai để có mức bồi thường, hỗ trợ thích hợp trong quá trình thực hiện Dự

án GPMB mở rộng trường tiểu học A - xã Đạo Đức gặp khó khăn

* Một số bộ phận người dân có đất bị thu hồi thiếu sự hợp tác

Phần lớn các hộ dân có đất bị thu hồi chấp nhận phương án bồi thường, hỗ trợ và phương án đất tái định cư. Bên cạnh đó vẫn còn một số bộ phận người dân thiếu thiện chí hợp tác, chưa nhận thức được đầy đủ vì lợi ích chung.

* Yếu tố tâm lý của người có đất bị thu hồi

Nhiều hộ dân từ đời cha, ông đã canh tác trên mảnh đất bị thu hồi, là một nơi quen thuộc, cuộc sống đã ổn định, họ không muốn xáo trộn, không muốn thay đổi, đặc biệt là chỗở.

Trong một thời gian dài (trước khi thực hiện Luật Đất đai 2003), những hộ dân bị thu hồi đất ở rất thiệt thòi, giá bồi thường quá thấp so với giá thị

trường, tuy rằng từ khi thực hiện Luật đất đai 2003, việc bảo vệ lợi ích cho người dân có đất bị thu hồi đã cải thiện rất nhiều, nhưng họ vẫn có tâm lý lo lắng, không muốn bàn giao mặt bằng.

4.5. Đề xuất một số giải pháp cho công tác giải phóng mặt bằng dự án mở rông trường tiểu học A - xã Đạo Đức rông trường tiểu học A - xã Đạo Đức

4.5.1. V cơ chế, chính sách

Pháp luật đất đai đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước, là nhân tố không thể thiếu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật đất đai nói riêng là đòi hỏi bắt buộc của Nhà nước pháp quyền. Đồng thời, để đảm bảo đạt hiệu quả trong việc đền bù, hỗ trợ khi thực hiện GPMB, pháp luật cần tập trung một số vấn đề sau:

- Bãi bỏ bồi thường giá đất nông nghiệp theo hạng đất vì từ năm 2007

đất nông nghiệp đã được nhà nước miễn thuế 100% nên việc bồi thường giá

đất nông nghiệp theo hạng là không còn phù hợp và nó cũng là một trong các nguyên nhân các hộ không nhận tiền bồi thường GPMB.

Như vậy, cần có nghiên cứu, khảo sát một cách toàn diện để có đủ

thông tin, sử dụng phương pháp xác định giá đất một cách công khai, căn cứ

theo từng loại đất, từng vùng và mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng của khu vực cần định giá. Việc giao cho UBND tỉnh thực hiện việc quy định và công bố

giá các loại đất vào ngày 01 tháng 01 hàng năm theo Luật Đất đai năm 2003

đã tạo cho các hộ bị thu hồi đất có ý thức chờ đợi, trì hoãn việc làm các thủ

tục lập hồ sơ bồi thường để chờ được bồi thường theo giá mới quy định vào năm sau. Do vậy trong điều kiện giá đất UBND tỉnh quy định vẫn phù hợp với thực tế địa phương, đảm bảo quyền lợi cho người bị thu hồi đất thì đề

nghị giữ ổn định, không nhất thiết phải công bố giá đất hàng năm để tránh hình thức, lãng phí, tạo thuận lợi cho các Hội đồng bồi thường triển khai công tác giải phóng mặt bằng của các dự án.

Nghị định 84/2007/NĐ - CP, Nghị định số 69/2009/NĐ - CP về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất, vấn đề chỉnh sửa và ban hành khung chính sách trong việc bồi thường hỗ trợ cho các hộ dân (như hỗ trợ sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tạm cư, hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm...), cơ chế chính sách TĐC cần phải được sớm tiến hành nếu không nó sẽ tạo ra sự mâu thuẫn trong Luật đất đai, gây bất lợi, ảnh hưởng tới tiến

độ GPMB. Đồng thời với việc sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước, các cấp chính quyền cần có các văn bản hướng dẫn chi tiết cụ thể phù hợp với thực tế công tác GPMB.

4.5.2. V giá đất bi thường, h tr

* Chính sách bồi thường, hỗ trợ vềđất

Như chúng ta đã biết, nội dung chính của phương án bồi thường, hỗ trợ

là giá đất, mà giá đất bị chi phối bởi nhiều yếu tố: vị trí, hình thể, diện tích, tâm lí xã hội... và mỗi yếu tố này ảnh hưởng đến giá đất ở mức độ khác nhau. Sau khi đã xác định được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố, chúng ta sẽ xác

định được giá bồi thường về đất. Có tính được như vậy thì giá đất phục vụ

cho công tác bồi thường GPMB mới phản ánh được đầy đủ giá trị thực tiễn của từng lô đất, từng thửa đất.

* Bồi thường, hỗ trợ về tài sản trên đất bị thu hồi

Về cơ bản, chính sách bồi thường, hỗ trợ về tài sản như hiện nay đã

được phần lớn người bị thu hồi đất chấp nhận. Việc bồi thường, hỗ trợ về tài sản nên tính theo mức độ thiệt hại thực tế, được xem xét bằng giá trị xây dựng mới. Cần thường xuyên xác định lại đơn giá đền bù tài sản trên đất bị thu hồi sao cho sát với thị trường để tránh sự chênh lệch

* Chính sách hỗ trợ và ổn định cuộc sống

Không chỉ dừng lại ở việc bố trí tái định cư, việc khôi phục lại cuộc sống cũng như tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất có nguồn thu nhập mới cũng là vấn đề cần quan tâm, điều này không chỉ là trách nhiệm của chủ đầu tư mà còn là trách nhiệm của cả chính quyền địa phương. Một mặt phải bảo

đảm cho người dân bị ảnh hưởng do bị thu hồi đất có cuộc sống tốt hơn hoặc ít nhất bằng trước lúc di chuyển, mặt khác như một biện pháp hữu hiệu những

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng dự án Mở rộng trường tiểu học A - xã Đạo Đức - huyện Bình Xuyên - tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)