CÁC KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢN LÝ NỢ CÔNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu tác động của thâm hụt ngân sách tới lãi suất tại Việt Nam (Trang 63)

6. Kết cấu đề tài

3.6. CÁC KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢN LÝ NỢ CÔNG

Nguyên nhân thâm hụt NSNN là một trong những nguyên nhân chi đầu tư phát triển chủ yếu vào những dự án công không hiệu quả mà mang tính dàn trải. Qua đó cần tăng cường quản lý, tổ chức giải ngân sử dụng nợ có hiệu quả, công tác giám sát phải được tổ chức chặt chẽ, tránh tham nhũng giữa các cơ quan chính phủ biến nợ thành gánh nặng của quốc gia. Vì vậy, cần làm cụ thể các vấn đề sau :

Nhìn nhận và đánh giá lại hiệu quả đầu tư các dự án để tăng cường hiệu quả sử dụng đồng vốn. Chúng ta phải theo đuổi mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với kiểm soát tiền vay và vạch ra kế hoạch trả nợ

Cần giảm thiểu thâm hụt ngân sách quốc gia. Do thâm hụt NS cần khoản bù đắp, hệ quả là khả năng trợ nợ lại càng kém đi.

Muốn kiểm soát nợ công hiệu quả trong mức an toàn cần có một loạt giải pháp đồng bộ. Trước tiên cần lành mạnh hóa tình hình tài chính, đảm bảo sự công khai và minh bạch về nợ công cho toàn dân.

Xác định rõ mục đích vay (vay nợ để tài trợ thâm hụt ngân sách, tái cơ cấu nợ và cho vay lại )

63

KẾT LUẬNCHƯƠNG III

Mối liên hệ tác động thâm hụt ngân sách lên lãi suất là những mối tác động phức tạp qua lại lẫn nhau. Để ổn định kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn cũng như dài hạn, chính phủ nên có những nghiên cứu cụ thể đầy đủ các yếu tố vĩ mô tác động đến nền kinh tế – xã hội. Có như thế khi thực hiện chính sách điều hành mới phát huy được hiệu quả.

Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm của đề tài để cải thiện tình trạng thâm hut ngân sách –một biến số quan trọng của nền kinh tế, chính phủ có thể dùng chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các gói chính sách tác động đến đầu tư tư nhân để thông qua đó cải thiện tình trạng thâm hụt ngân sách của Việt Nam. Tuy nhiên trong quá trình điều hành chính sách, nên phối hợp đồng bộ, hài hòa, linh động và khoa học với các chính sách vĩ mô khác trên cơ sở thống nhất mục tiêu đã định hướng.

64

KẾT LUẬNCHUNG

Luận văn với đề tài “ Nghiên cứu tác động của thâm hụt ngân sách tới lãi suất tại Việt Nam 1992-2011” đã tập trung nghiên cứu những vấn đề về ngân sách nhà nước, thâm hụt ngân sách nhà nước, tác động của thâm hụt ngân sách lên lãi suất của một quốc gia có nên kinh tể mở, tìm ra nguyên nhân thâm hụt ngân sách, đo lường thâm hụt ngân sách, định tính và định lượng tác động thâm hụt ngân sách đối với lãi suất, và một số kiến nghị cho việc thực thi chính sách tài khóa trong mối liên hệ với thâm hụt ngân sách với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định và tăng trưởng kinh tế trong thực tiển hội nhập kinh tế thế giới.

Luận văn đạt được những kết quả sau :

Có chọn lọc cơ sở lý thuyết về ngân sách nhà nước, thâm hụt ngân sách nhà nước, mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách với lãi suất.

Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm về sự tác động của thâm hụt ngân sách lên lãi suất của một số quốc gia trên thế giới với nhiều hướng khác nhau. Tùy thuộc vào tình hình kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.

Tổng quan về nền kinh tế, nguyên nhân thâm hụt ngân sách, bù đắp thâm hụt ngân sách , mối tương quan giữa thâm hụt ngân sách với lãi suất thông qua kênh truyền dẫn là cán cân thương mại, tỷ giá và tài trợ THNS bằng vay trong nước,

Luận văn đã lượng hóa tác động của thâm hụt ngân sách đối với lãi suất ở Việt Nam giai đoạn 1992-2011.

Đồng thời đưa ra một số kiến nghị thực thi chính sách tài khóa và thực hiện ngân sách, tiết kiệm chi tiêu công, nâng cao hiệu quả đầu tư công và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, tính minh bạch và chống tham nhũng trong đầu tư công và nâng cao hiệu quả quản lý nợ công nhằm cải thiện tình trạng thâm hụt ngân sách.

Nhìn chung luận văn đã đáp ứng được yêu cầu cơ bản đề ra. song các nhân tố chính THNS, LP, GDP đã tác động đến diễn biến đến lãi suất là môt vấn đề không đơn giản về mặt lý thuyết và cả thực tiển. Thâm hụt ngân sách và lãi suất là những

65

biến vĩ mô quan trọng đo lường mức độ tham gia, hội nhập vào hoạt động kinh tế quốc tế của các quốc gia trong nền kinh tế mở.

Tuy nhiên lãi suất của một quốc gia không chỉ chịu sự tác động của thâm hụt ngân sách “ THNS”, lạm phát ‘LP”, tăng trưởng kinh tế ‘GDP” mà còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác trong nền kinh tế như khấu hao dự kiến, tự do hóa tài chính, tự do hóa lãi suất và độ sâu tài chính. Đây cũng là hạn chế của đề tài. Đề tài chưa nghiên cứu được tác động của các biến khác trong nền kinh tế tác động đến lãi suất.

66

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A.TIẾNG VIỆT

1. Vũ Sỹ Cường (2011), “Chính sách tài khóa và lạm phát, Bài học từ lý thuyết và kinh nghiệm Việt Nam”, Tạp chí tài chính số (4/2011).

2. Lâm Xiêm Dung(2011), Tác động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế tài chính- ngân hàng, Đại học kinh tế TP.HCM. 3. Trần văn Giao (2008), “Xử lý bội chi ngân sách nhà nước nhằm kiềm chế lạm phát hiện nay”, Tạp chí cộng sản (18). Tr.162.

4. Lê Quốc Lý (2008), ” Bội chi ngân sách nhà nước trong mối quan hệ với lạm phát”, Tạp chí Ngân hàng (10/2008).

5. Nguyễn Thị Thanh Thảo (2010), “ Quan hệ giữa thâm hụt ngân sách với tăng trưởng và các biến vĩ mô ở Việt nam”, Tạp chí tài chính số (4), Tr. 35-40

6. Nguyễn Trọng Thân ( 2011),” Thắt chặt chi tiêu công từ một số nước trên thế giới – thực tiển ở Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán số (6).

7. Mankiw.G (2005), Kinh tế học vĩ mô, Nxb kinh tế quốc dân. Hà Nội.

8. Sử Đình Thành & Bùi Thị Mai Hoa ( 2009), Tài chính công và phân tích chính sách thuế, Nxb Lao động xã hội. TP.HCM

9. Sử Đình Thành, 2008. Chính sách tài khóa và bài toán ổn định chu kỳ kinh tế ở Việt Nam. Chương trình giảng dạy Fullbright.

10. Sử Đình Thành & Bùi Thị Mai Hoa, 2008. Đầu tư công và tham nhũng. www.caohockinhte.vn

10. Trần Ngọc Thơ & Nguyễn Ngọc Định (2008), Tài chính quốc tế, Nxb Thống kê. TP.HCM.

11. Phạm Cao Trí, Ths.Vũ Minh Châu (2010), Kinh tế lượng ứng dụng, Nxb Thống kê.TP.HCM.

12. Phanxay Thammasith (2011), ” Cân đối NSNN của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho CHDCND Lào”. Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán số( 2), Tr. 63-67.

67

13. Đặng Ngọc Tú (2010), “ Tài chính Việt Nam 2010 : Hướng tối ổn định và bền vững “ , NXB Tài chính.

14. Trương Bá Tuấn (2009), “Nhập siêu và các biện pháp kiểm soát nhập siêu “, Tạp chí tài chính số (11).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu tác động của thâm hụt ngân sách tới lãi suất tại Việt Nam (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)