6. Kết cấu đề tài
3.4. KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH
tư, đặc biệt nguồn đầu tư từ ngân sách. Rà soát lại hệ thống DNNN, kiên quyết cắt bỏ các DNNN làm ăn thua lỗ. Song song với việc nới lỏng các công cụ chính sách cần triển khai quyết liệt các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Và điều này lại phụ thuộc vào các yếu tố: trình độ trang bị kỹ thuật; nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng.
Trong cuộc suy thoái gần đây, do Nhà nước buông lỏng quản lý và kiểm soát cho nên chính những tập đoàn, tổng công ty Nhà nước này đầu tư vốn dàn trải hay nhảy vào những ngành hoạt động sinh lợi nhanh như tài chính, ngân hàng, chứng khoán, địa ốc,.. mà quên mất vai trò chủ đạo của mình do Nhà nước giao. Hơn nữa, việc đầu tư dàn trải vào nhiều lĩnh vực không phải chuyên sâu, thiếu cơ chế quản lý và giám sát nguồn vốn dẫn đến thất thoát và làm ăn kém hiệu quả như VinaShin là một điển hình. Vì vậy, cần nâng cao hiệu quả hoạt động và hoàn thiện cơ chế quản lý giám sát các tập đoàn và tổng công ty Nhà nước.
3.4. KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGHIỆP
Trong những năm qua, tăng trưởng kinh tế Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào vốn đầu tư, phần đóng góp vào tăng trưởng GDP của tăng đầu tư chiếm 55%, tăng lao động 20% còn lại các yếu tố tăng nâng suất lao động < 25%. Trong khi con số tăng năng suất ở các nước khu vực 40%. Điều đó nói lên vì sao để tạo được một
60
đơn vị tăng trưởng GDP, Việt Nam lại cần phải đầu tư nhiều hơn so với các nước trong khu vực.
Theo đánh giá chung và khá đồng thuận, là hiệu quả kinh doanh của các DNNN thấp và thấp nhiều so với DN của tư nhân trong nước và các DN có vốn nước ngoài( vốn đầu tư chiếm tỷ lệ lớn trong khu vực nhà nước hơn lĩnh vực tư nhân nhưng hiệu quả đầu tư các DNNN thấp). Từ đó, để ứng xử hiệu quả đối với khối DNNN là cần đổi mới quản trị và nâng cao hiệu qủa kinh doanh, cũng cần phân loại các DN có mục đích công ích thuần túy với những DN hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thu lợi nhuận. Một đánh giá toàn diện về hiệu quả của các DNNN theo các tiêu chí lợi nhuận, công nghệ, tạo việc đóng góp ngân sách cần được thực hiện dựa trên nguyên tắc công khai minh bạch các thông tin vầ hoạt động kinh doanh.
Cần phải nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh với từng doanh nghiệp, xây dựng lại hoặc bổ sung sửa đổi lại chiến lược của tập đoàn, tổng công ty xác định rõ cụ thể mục tiêu phát triển của tập đoàn, tổng công ty, thể hiện được năng lực cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp.
3.5. KIẾN NGHỊ VỀ TÍNH MINH BẠCH VÀ CHỐNG THAM NHŨNG TRONG ĐẦU TƯ CÔNG.
Trong những năm gần đây tình tình trạng THNS cao lớn hơn 5% GDP ( 2007-2010) , một trong những nguyên nhân THNS cao là do chi đầu tư phát triển cao mà hiệu quả mang lại không cao. Tốc độ tăng chi ĐTPT > tốc độ tăng chi thường xuyên, mặt khác chi ĐTPT chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi NSNN bình quân giai đoạn 2001-2011 là 32,33% tăng dần qua các năm đến 2010 có giảm xuống nhưng không đáng kể. Tuy nhiên nếu thêm nguồn vốn ODA ( không đưa vào cân đối NSNN) và nguồn tiền phát hành trái phiếu để đầu tư vào những chương trình mục tiêu. Từ năm 2001-2011 tỷ lệ đầu tư công lên đến lớn hơn 20%. Qua đó, chúng tôi nhận thấy vốn để đầu tư công có nhiều bất cập, và kéo theo tham nhũng
61
đã trở thành vấn nạn (điển hình đó là tình trạng tham nhũng của Vinashin và Vinalines ).
Quản lý ngân sách đầu tư công hiện nay của Việt Nam thiếu mối liên kết chặt chẽ giữa kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội với nguồn lực trong một khuôn khổ kinh tế vĩ mô. Ngân sách năm sau được soạn lập trên cơ sở ngân sách năm trước mà không xét tới việc có nên tiếp tục duy trì hoạt động đang được cung cấp tài chính hay không. Hậu quả là tình trạng đầu tư công tràn lan ngày một gia tăng. Trong giai đoạn từ 2001 – 2010, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm 52,2% tổng vốn đầu tư của khu vực nhà nước và bằng khoảng 24,1% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Tính theo tỉ lệ trên GDP, vốn đầu tư từ ngân sách trong giai đoạn này lên đến 9,8%.Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước bỏ ra nhiều nhưng hiệu quả phần lớn các dự án còn thấp. Đi đôi với đầu tư tràn lan là tính minh bạch và trách nhiệm không thực hiện nghiêm túc. Chính sách đầu tư chỉ quan tâm đến các dự án mới, mua sắm mới không quan tâm đến vận hành khai thác có hiệu lực của các dự án đầu tư công. Thêm vào đó, việc quản lý vốn đầu tư cơ bản còn tùy tiện, không tôn trọng kỷ luật tài khóa mà song song đó là còn vi phạm nguyên tắc minh bạch trong cân đối ngân sách. Từ đó, chúng tôi có một số kiến nghị :
Các nhà hoạch định chính sách công cần nghiêm túc trong đánh giá mức độ hiệu quả chi đầu tư khu vực công trong điều kiện tham nhũng ở mức cao như hiện nay. Cần phải xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá nhằm tạo ra các công cụ kiểm soát từ phía xã hội và công chúng đối với các hoạt động đầu tư và cung cấp dịch vụ công của chính phủ. Bên cạnh đó, cần thành lập hội đồng thẩm định đầu tư công độc lập để đánh giá toàn diện dự án. Tiếp đến cần hướng đến tính minh bạch hóa quản lý ngân sách đầu tư công. Tất cả các dự án lớn phải được phân tích lợi ích chi phí và phải được công bố công khai.
Cuối cùng, việc xác lập chế độ trách nhiệm của cấp thẩm quyền duyệt xuất vốn, của người thực hiện hạng mục công trình và thực hành rộng rãi chế độ chất vấn trách nhiệm là biện pháp quan trọng nâng cao ý thức tuân thủ luật pháp. Những cá nhân, đơn vị gây thiệt hại cho đầu tư công và những người có liên quan phải bị truy cứu trách nhiệm hành chính, hình sự. Xác lập và thực hiện tốt chế độ chất vấn trách
62
nhiệm đã góp phần tăng cường hiệu quả, giảm thất thoát, lãng phí vốn và phòng ngừa tham nhũng trong đầu tư công.