6. Kết cấu đề tài
2.1.1. Thâm hụt ngân sách và vay nợ trong nước
Để nhận định sự tác động của THNS đối với lãi suất tại Việt Nam qua kênh truyền dẫn là vay nợ trong nước, chúng tôi tiến hành phân tích cụ thể dựa vào bảng số liệu sau :
Bảng 2. 1: Tình hình vay nợ trong nước của Việt Nam giai đoạn 2003-2011
ĐVT : Tỷ đồng
Năm Vay trong nước
Phát hành trái phiếu Số trả nợ gốc Thực vay
2003 22,895 16,568 6,327 2004 27,450 22,779 4,671 2005 32,420 27,895 4,525 2006 35,864 32,704 3,160 2007 51,572 38,257 13,315 2008 48,009 36,299 11,710 2009 88,520 30,002 58,518 2010 82,100 43,040 39,060 2011-UT 92,600 37,550 55,050
25
Đồ thị 2. 1: Sự thay đổi vay nợ trong nước của Việt Nam từ 2004-2011
Qua đồ thị 2.22: cho thấy vay nợ của Việt Nam tăng là số phát hành nợ tăng trung bình 21,93% trong khi hoàn trả nợ gốc tăng khoảng 12,8%. Tức là trung mỗi năm chính phủ Việt Nam đã tăng vay nợ là 53.492 tỷ đồng, thông qua phát hành trái phiếu và nợ gốc hoàn trả tăng trung bình 31.677 tỷ đồng. Nổi bật là trong 3 năm gần đây 2009-2011 trung bình đã vay nợ hơn 87.740 tỷ đồng mỗi năm con số này hơn gấp đôi so với giai đoạn 2003-2008 là 36.386 tỷ đồng, trong khi nợ gốc hoàn trả thì tăng trung bình không đáng kể 36.864 tỷ đồng.
Mặc dù nợ trong nước được xem là ít tác động hơn vay nợ nước ngoài. Vì trên gốc độ nền kinh tế tổng thể thì chính phủ chỉ nợ công dân nước mình, nhưng muốn vay nợ chính phủ phải phát hành trái phiếu làm cho giá cả của trái phiếu đó giảm xuống thể hiện qua việc chính phủ nâng cao lãi suất phiếu thì mới huy động được, Lãi suất trái phiếu tăng thì lãi suất chung nền kinh tế cũng tăng. Điều này tác động tiêu cực đến động cơ đầu tư của khu vực tư nhân, khiến họ giảm đầu tư. Chẳng những thế, việc tăng lãi suất TPCP tác động tích cực đến động cơ tiết kiệm của người tiêu dùng dẫn đến giảm tiêu dùng. Sự gia tăng lãi suất cuối cùng cũng sẽ làm giảm khu vực đầu tư tư nhân. Đây chính là hiệu ứng lấn áp đầu tư tư nhân của chi tiêu công. Hay nói cách khác, khi chi tiêu công thái quá dẫn đến thâm hụt ngân sách
-100% -50% 0% 50% 100% 150% 200% 250% 300% 350% 400% 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011-UT Số phát hành Số trả nợ gốc Thực vay
26
chính phủ buộc phải vay nợ thông qua phát hành trái phiếu và làm giảm lượng vốn vay trên thị trường mà đáng lẽ ra khu vực tư có thể tiếp cận được với giá thấp.
Như vậy, việc tăng lãi suất trong ngắn hạn không gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế vì chính phủ có thể tăng thuế để bù đắp. Nhưng xét trong dài hạn thì đây là một tiềm ẩn nhiều rũi ro bỡi vì khi lãi suất tăng quá cao đồng nghĩa với chi phí vay vốn cao sẽ khiến chính phủ gặp khó khăn trong việc trả nợ và phải dùng đến phương pháp cuối cùng là in tiền và việc này sẽ gây ra hiện tượng lạm phát vì vậy người ta cho rằng phát hành trái phiếu là phương thức vay nợ tiềm ẩn nguy cơ lạm phát.