6. Kết cấu đề tài
3.2. KIẾN NGHỊ VỀ TIẾT KIỆM CHI TIÊU CÔNG
Xem xét lại việc giảm dần thâm hụt NSNN là một trong những ưu tiên trong điều hành chính sách tài khóa thời gian tới, qua đó từng bước mở rộng “ không gian tài khóa’ góp phần ổn định kinh tế vĩ mô trong dài hạn.
Sự gia tăng về THNS dự báo sẽ đặt công tác quản lý, điều hành ngân sách trong những năm tới một số khó khăn nhất định do “ không gian chính sách tài khóa “ bị thu hẹp. Theo đó, điều kiện chính phủ có thể phản ứng lại với các tác động tiêu cực từ bên ngoài sẽ rất hạn chế.
Việc huy động vốn của chính phủ sẽ trở nên khó khăn hơn nếu như mức dư nợ chính phủ bị đẩy lên cao hoặc nếu có huy động được thì chính phủ huy động cũng sẽ cao. Điều này, cho thấy không thể tiếp tục kéo dài thâm hụt NSNN ở mức cao những năm gần đây ( 2006-2011).
Việc cải cách tài khóa liên quan đến các điều chỉnh chi tiêu công và điều chỉnh hệ thống nhằm hướng tới một ngân sách cân bằng và ổn định kinh tế xã hội. đề làm được điều này trước tiên :
Quản lý hoạt động thu chi rõ ràng minh bạch, khoa học bám sát với thực tiển trên cơ sở hiệu quả và tiết kiệm nhằm đáp ứng nhu cầu ổn định kinh tế xã hội.
Cần xem xét và điều chỉnh cắt giảm mạnh chi tiêu công, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các dự án có nguồn vốn từ ngân sách. Hạn chế tối đa các khoản chi, các dự án chưa thật sự cấp thiết. Đối với những dự án mới đòi hỏi vốn lớn cần phải có chiến lược và thẩm định các tiêu chí về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu
58
tư. Rà soát các văn bản và ban hành các qui chế chính sách trong việc thẩm định tính hiệu quả của dự án.
Đối với hoạt động chi ngân sách cần thực hiện tiết kiệm sử dụng có hiệu quả trong cả chi đầu tư phát triển và thường xuyên. Đối với chi đầu tư phát triển tập trung bố trí chi cho các công trình cấp thiết, có trong dự án và ưu tiên các công trình có khả năng hoàn thành sớm đưa vào sử dụng có hiệu quả. Đối với chi thường xuyên cần cơ cấu lại các khoản chi, gắn với đổi mới các đơn vị sự nghiệp rộng theo huơng xã hội hóa nhằm giảm bớt gánh nặng cho NSNN. Chúng ta không nên mắc phải sai lầm cắt giảm đồng loạt các khoản chi tiêu theo một tỷ lệ cố định nào đó. Cắt giảm dựa trên những đánh gia sàn lọc những chương trình dự án chi tiêu kém hiệu quả có thứ tự ưu tiên hoặc lĩnh vực mà tư nhân có thể làm tốt.
Ngoài ra, hạn chế tối đa việc bổ sung ngoài dự toán ngân sách, ứng trước chi dự toán năm sau để giảm áp lực cân đối ngân sách nhà nước.