Xuất giải pháp cho PCCCR

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Bảo Yên – tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010 2014. (Trang 60)

53

- Nguồn lửa phát sinh trong rừng chủ yếu là do con người gây ra vì vậy cần tiến hành các biện pháp như: tuyên truyền giáo dục, xây dựng quy chế sử dụng lửa phòng cháy cũng như đề phòng các nguồn lửa thường hay xảy ra và quản lý theo pháp luật.

- Tổ chức thực hiện giao đất giao rừng cho người dân đối với những nơi đất chưa có chủ rừng, giải quyết triệt để những tranh chấp đất rừng còn sót lại.

- Cần đầu tư kinh phí, trang thiết bị phục công tác PCCCR.

- Có những chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho người tham gia QLBVR & PCCCR. Đồng thời hỗ trợ kinh phí, cây con cho người dân tham gia vào việc phát triển rừng.

- Hàng năm thường xuyên chăm sóc vệ sinh rừng, phát dọn đường băng quanh rừng định kỳ vào mùa khô. Xây dựng các đập ngăn nước ở các thung lũng, suối nhỏ để chứa nước phục vụ nhu cầu PCCCR.

- Đối với chính quyền địa phương: tích cực tham gia, đôn đốc các ban ngành tuyên truyền thực hiện PCCCR. Có hình phạt xử lý thích đáng tới những cá nhân, tập thể có hành vi phá rừng, gây cháy rừng . Đồng thời tổ chức khen thưởng kịp thời cho những tổ chức, cá nhân tham gia PCCCR.

- Đối với Hạt kiểm lâm: cần phối kết hợp chặt chẽ chính quyền, người dân

trong việc theo dõi thực hiện công tác PCCCR, luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, tập trung phương tiện, lực lượng để sẵn sàng tham gia chữa cháy. Thường xuyên đi kiểm tra giám sát tình hình PCCCR tại các địa phương.

- Đối với người dân: trong việc PCCCR không phải chỉ có cán bộ kiểm lâm hay chính quyền huyện là tham gia chữa cháy hiệu quả mà việc chữa cháy phải do chính người dân sống trong và gần rừng thực hiện bởi họ chính là người hiểu rõ về đặc điểm điều kiện rừng của mình. Do vậy việc việc nâng

54

cao ý thức của người dân tham gia công tác PCCCR là hết sức quan trọng. cần làm cho họ hiểu rõ tầm quan trọng của họ đối với sự sống còn của rừng.

Giữa ba yếu tố yếu tố trên cần có sự liên hệ, sự phối hợp một cánh nhịp nhàng và đồng bộ với nhau, trong đó người dân, chủ rừng đóng vai trò quan trọng, cán bộ kiểm lâm là người hướng dẫn, chỉ đạo, là người cùng phối hợp với dân.

55

PHẦN 4

KẾT LUẬN TỒN TẠI KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận

Từ năm 2010 – 2013 trên địa bàn huyện Bảo Yên xảy ra 5 vụ cháy rừng với diện tích thiệt hại: 3,2 ha, với nguyên nhân là do đốt nương và cháy lan từ nơi khác tới.

Trang thiết bị phục vụ nhu cầu PCCCR của huyện còn rất thô sơ và thiếu thốn. Chưa có các loại máy móc, thiết bị hiện đại.

Về mặt thuận lợi: luôn được sự quan tâm giúp đỡ của Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền, đã có sự phối kết hợp tốt giữa các cơ quan tổ chức trong công tác PCCCR; nhận thức của người dân về công tác PCCCR cũng ngày càng được nâng cao dần.

Về mặt khó khăn: địa hình đồi núi bị chia cắt, thời tiết thường khô hanh kéo dài, đội ngũ cán bộ cán bộ còn mỏng trong khi diện tích rừng tương đối lớn, nguồn vốn ít, trang thiết bị phục vụ cho PCCCR còn thiếu, nguồn kinh phí, chế độ đãi ngộ cho người tham gia QLBVR & PCCCR chưa thỏa đáng. Trên cơ sở những tồn tại trên, để thực hiện tốt công tác PCCCR

Trong thời gian tới Hạt kiểm lâm Bảo Yên cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ rừng cho người dân, tổ chức nhiều lớp tuyên truyền, tập huấn về PCCCR cho người dân. Đầu tư thêm nguồn kinh phí cho công tác PCCCR; đẩy mạnh các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong PCCCR, kiện toàn bộ máy quản lý thống nhất từ cấp huyện xuống các xã, thôn bản và người dân. Hỗ trợ kinh phí, vốn, cây con cho người dân sống trong và gần rừng; từng bước đưa khoa học kỹ thuật, phát triển các ngành nghề mới để ổn định cuộc sống cho người dân, giảm tác động vào rừng.

56

4.2. Tồn tại

Mặc dù đề tài đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn còn một số tồn tại sau:

Do thời gian nghiên cứu của đề tài còn ngắn, phạm vi nghiên cứu còn rộng trong khi bản thân còn nhiều hạn chế, công tác nghiên cứu mới là lần đầu nên kết quả chưa phản ánh hết tình hình PCCCR tại khu vực nghiên cứu. Kỹ năng và kinh nghiệm điều tra phỏng vấn của bản thân còn nhiều hạn chế, do vậy thông tin thu thập được đôi khi còn mang tính chủ quan, không đầy đủ. Mặt khác đề tài chưa đi sâu nghiên cứu đặc tính sinh vật học của cây trồng làm bằng cản lửa, chưa đi thực tế được nhiều nơi để nghiên cứu do vậy kết quả nghiên cứu còn mang tính định tính dựa trên số liệu thu thập được từ hạt kiểm lâm và các tài liệu tham khảo.

4.3. Kiến nghị

Để kết quả nghiên cứu của đề tài được hoàn thiện hơn, phản ánh đúng thực tế, các giải pháp đưa ra thật sự hữu ích, cụ thể thì cần phải có thời gian dài hơn để đi sâu nghiên cứu thực tế, đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm thực hiện tốt hơn công tác PCCCR tại hạt kiểm lâm huyện Bảo Yên.

Đề nghị cần có những nghiên cứu khác liên quan đến nội dung của đề tài đã đề cập như nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cháy rừng, tăng quá trình quan sát điều tra thực tế để đánh chính xác hơn về tình hình cháy rừng, từ đó có những biện pháp PCCCR có hiệu quả.

Đề nghị có cơ chế chính sách cụ thể hỗ trợ, bồi dưỡng cho người có công tham gia bảo vệ rừng, chữa cháy rừng.

Đề nghị tăng cường hỗ trợ kinh phí cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Xây dựng các văn bản chỉ đạo công tác phòng cháy chữa cháy rừng, nhất là vào mùa khô hanh nguy cơ cháy rừng ở mức rất cao.

57

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (2009), cẩm nang pháp luật

ngành kiểm lâm lâm nghiệp Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (2006), cẩm nang ngành lâm

nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (2009), sách phổ cập công tác

phòng cháy chữa cháy rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội

4. Bế Minh Châu, Phùng Văn Khoa (2012), giáo trình lửa rừng, Trường Đại học Lâm nghiệp, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội.

5. Hạt Kiểm lâm huyện Bảo Yên (2013), biểu diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo chức năng.

6. Hạt Kiểm lâm huyện Bảo Yên (2013), biểu hiện trạng chi tiết rừng và đất lâm nghiệp theo chức năng sử dụng sử dụng.

7. Hạt Kiểm lâm huyện Bảo Yên (2009), biểu thống kê diện tích rừng dễ xảy ra cháy tai Huyện Bảo Yên.

8. Phạm Ngọc Hưng (2004), quản lý cháy rừng ở Việt Nam, Nxb Nghệ An.

9. Phạm Ngọc Hưng (2001), thiên tai khô hạn phòng cháy rừng và các giải

pháp phòng cháy chữa cháy rừng ở Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

10. Hạt Kiểm lâm Bảo Yên, Phương án phòng chữa cháy rừng huyện Bảo Yên giai đoạn 2013 - 2017.

11. Đinh Thúy Nga (2011), Đánh giá công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007 - 2011, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, khóa luận tốt nghiệp Đại học.

12. Lê Sĩ Trung, Đặc Kim Tuyến (2003), giáo trình Quản lý và phòng

chống cháy rừng, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Nxb Nông

Nghiệp, Hà Nội.

Phụ lục 01

BỘ CÂU HỎI DÀNH CHO CÁN BỘ KIỂM LÂM

I. Thông tin chung

1. Người phỏng vấn:...

2. Ngày phỏng vấn:...

3. Địa điểm phỏng vấn:...

II. Thông tin cơ bản của người được phỏng vấn 1. Họ và tên:... 2. Tuổi...3. Giới tính...

4. Dân tộc... 5. Trình độ VH... 6. Chức vụ...

7. Địa chỉ...

III. Nội dung phỏng vấn 1. Xin ông (bà) cho biết xã ta đã thành lập đội PCCCR chưa? Thành lập khi nào?...

...

...

2. Hiện tại xã ta đang thực hiện biện pháp phòng, chữa cháy rừng nào?...

...

...

3. Qúa trình triển khai thực hiện các biện pháp đó như thế nào?...

...

...

...

4. Lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng của xã là bao nhiêu?...

...

... 5. Trang thiết bị phục vụ phòng cháy, chữa cháy rừng của xã gồm những gì?

...

...

...

6. Khi có cháy rừng sảy ra xã đã tổ chức chữa cháy như thế nào?...

...

...

...

7. Ngoài lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng của xã còn có lực lượng nào tham gia phòng chống cháy rừng của xã?...

...

...

8. Từ năm 2010 đến nay tại địa bàn xã sẩy ra bao nhiêu vụ cháy rừng? Nguyên nhân, diện tích, thời gian sẩy ra cháy, hình thức xử lý?...

...

...

...

9. Vai trò trách nhiệm của kiểm lâm, cán bộ xã trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng như thế nào? ...

...

...

10. Theo ông (bà) công tác phòng cháy, chữa cháy rừng của xã ta có những thuận lợi, thành công, tồn tại và hạn chế gì?...

...

...

...

11. Ông (bà) có kiến nghị hay đề xuất gì về công tác PCCCR của xã trong

thời gian tới có hiệu quả hơn?...

...

...

...

Xin trân thành cám ơn ông (bà) !

Phụ lục 2

PHIẾU PHỎNG VẤN NGƯỜI DÂN

I. Thông tin chung

1. Người phỏng vấn:... 2. Ngày phỏng vấn:... 2. Ngày phỏng vấn:... 3. Địa điểm phỏng vấn:...

II. Thông tin cơ bản của người được phỏng vấn

1. Họ và tên:... 2. Tuổi...3. Giới tính... 4. Dân tộc... 5. Trình độ VH... 6. Chức vụ... 7. Địa chỉ...

III. Nội dung phỏng vấn

1. Xin anh (chị) cho biết ở xã ta có thành lập đội PCCCR không? Thành lập khi nào? Những ai tham gia?... ... ... ... 2. Tổ phòng cháy, chữa cháy rừng đã triển khai những biện pháp gì để hạn chế cháy rừng

a. Tuyên truyền b. tập huấn kỹ thuật c. XD băng cản lửa c. Tuần tra, giám sát d. Biện pháp khác (nêu rõ)

Trong các biện pháp trên, sắp xếp giá trị ưu tiên cho hiệu quả của từng phương pháp.

Biện pháp Thứ tự ưu tiên

Tuyên truyền Tập huấn kỹ thuật XD băng cản lửa Tuần tra, giám sát Các biện pháp khác

3. Về công tác tuyên truyền thì anh chị được tuyên truyền thông qua hình thức nào?

a. Cán bộ gặp trực tiếp dân b. Thông qua loa đài c. Thông qua tờ rơi d. Thông qua trưởng thôn e. Thông qua họp xóm

Các biện pháp trên, biện pháp nào cho hiệu quả tốt nhất?... ... 4. Tổ phòng cháy, chữa cháy rừng được trang bị những thiết bị gì và với số lượng là bao nhiêu để phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng?

... ... ... ... 5. Khi có cháy rừng xảy ra tổ phòng cháy, chữa cháy rừng có biện pháp gì để chữa cháy? Triển khai như thế nào?

1. Xe chữa cháy 2. Bình cứu hoả 3. Dùng thiết bị thô sơ (chậu, xô....) 4. Các biện pháp khác (nêu rõ)... ...

Hiệu quả của biện pháp nào mà anh chị thấy tốt nhất?

... 7. Theo anh chị, cháy rừng ở địa phương là do những nguyên nhân nào gây ra?

2)...

3)...

4)...

8. Hàng năm anh (chị) có được học tập kỹ thuật và quán triệt các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng không? Ai là người tổ chức?...

...

...

...

9. Từ năm 2010 đến nay khu vực xóm ta sẩy ra bao nhiêu vụ cháy rừng? Nguyên nhân, diện tích, địa điểm cháy?...

...

...

...

10. Theo anh (chị) vai trò của người dân (chủ rừng) trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng như thế nào?...

...

...

...

11. Theo anh (chị) công tác phòng cháy, chữa cháy rừng ở xã ta có những thuận lợi, thành công, khó khăn, hạn chế gì?...

...

...

...

12. Theo anh (chị) để làm tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng cần có biện pháp gì?...

...

... ...

Xin trân thành cm ơn anh (ch) !

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Bảo Yên – tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010 2014. (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)