Biện pháp sử dụng các phương tiện dụng cụ để PCCCR

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Bảo Yên – tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010 2014. (Trang 54)

Bảng 3.11 Biện pháp sử dụng các phương tiện dụng cụ để PCCCR STT Các biện sử dụng phương tiện dụng cụ

PCCCR

Hiệu quả tốt nhất (%)

1 Xe chữa cháy 0

2 Bình cứu hỏa 46,67

3 Dùng thiết bị thô sơ (Xô, Chậu) 6,7

4 Dùng bàn dập lửa 6,7

5 Máy thổi gió dập lửa 3,3

6 Dùng cành cây để dập lửa 30

7 Dao phát để tạo đường bằng cản lửa 6,63

(Nguồn thông qua phỏng vấn trực tiếp từ người dân tại Huyện Bảo Yên)

Nhìn vào bảng 3.11 ta thấy: Biện pháp PCCCR được sử dụng hiệu quả

nhất là dùng bình cứu hỏa để dập lửa (đạt 46,67 %), tiếp theo là biện pháp dùng cành cây để dập lửa (đạt 30%). Còn lại là các biện pháp: Dùng thiết bị thô sơ (Xô, Chậu), dùng bàn dập lửa, dao phát để tạo đường bằng cản lửa, dùng cành cây để dập lửa. biện pháp dùng xe chữa cháy thì chưa được sử dụng. Vì vậy, trong công tác PCCCR các cấp chính quyền cần quan tâm đầu tư thêm nhiều Bình cứu hỏa. Có như vậy thì công tác PCCCR huyện mới đạt kết quả tốt nhất.

3.4.3.3. Biện pháp xây dựng cơ sở vật chất và những chính sách trong việc hỗ

trợ công tác PCCCR

* Về cơ sở vật chất kỹ thuật: Tăng cường trồng xen các băng cây xanh tại các khu rừng trồng để hạn chế sự lan nhanh của đám cháy khi cháy rừng xảy ra.

Chủ động đốt vật liệu dễ cháy triệt để trước mùa khô ở những khu rừng có nguy cơ xảy ra cháy cao.

47

Hàng năm tổ chức xây dựng thêm các hệ thống chòi lửa tại những nơi hay xảy ra cháy rừng vào mùa khô hanh, kéo dài ở các xã như: Bảo Hà, Tân Tiến, Điện Quan.

Hàng năm cần thường xuyên kiểm tra sửa chữa và thay thế các thiết bị PCCCR, các cọc mốc biển báo nguy cơ cháy rừng bị hỏng, xuống cấp.

* Các cơ chế chính sách và tài chính:

Hàng năm huyện đã chủ động phân bổ nguồn kinh phí cho công tác PCCCR:

Ban hành cơ chế khen thưởng kịp thời cho các tổ chức, cá nhân có thành tích tốt trong công tác PCCCR, đồng thời cũng đưa ra những biện pháp xử phạt (chủ yếu là phạt hành chính) đối với những cá nhân, tập thể gây cháy rừng.

Tiến hành giao khoán những diện tích đất chưa có chủ rừng cho người dân quản lý bảo vệ rừng. Đồng thời xác định rõ quyền và trách nhiệm của chủ rừng khi họ tham gia QLBVR & PCCCR.

Tăng cường nguồn kinh phí, đầu tư trang thiết bị PCCCR tại chỗ cho lực lượng PCCCR như máy bơm nước, bình xịt khí, cuốc, xẻng, máy cưa, dao, bàn dập... Hàng năm cần đầu tư kinh phí cho việc vệ sinh rừng, chăm sóc rừng.

Cần có những chính sách đãi ngộ thỏa đáng với những người làm công tác PCCCR, chi trả tiền công cho người lao động khi trực tiếp chữa cháy rừng, người canh gác phát hiện lửa rừng. Khuyến khích người dân nhiệt tình tham gia PCCCR.

Ra soát và giải quyết dứt điểm những diện tích rừng còn đang tranh chấp cho các chủ rừng hợp pháp để họ yên tâm QLBVR của mình.

48

Bảng 3.12 Kế hoạch và dự trù kinh phí thực hiện các biện pháp PCCCR áp dụng cho 1 năm

STT Nội dung Số lượng Thời gian

thực hiện

Kinh phí (tr. đồng)

1 Tuyên truyền PCCCR (hội

nghị cấp huyện) 4 hội nghị Tháng 7,8 60 2 Ký cam kết QLBVR &

PCCCR 500 Tháng 7,8 40

3 Hợp đồng thuê người bảo vệ

rừng và PCCCR 5 xã Tháng 7,8 20

4 Củng cố tổ đội PCCCR 205/215 Hàng năm 20 5 Xây dựng và bảo dưỡng biển

báo QLBVR & PCCCR 100

6 Xây dựng và bảo dưỡng

đường băng cản lửa 37,74 ha 5 năm 100 7 Dự kiến kinh phí dự phòng

phục vụ PCCCR 80 lớp 5 năm 150

8 Tập huấn PCCCR 4 cuộc Tháng 8,9 200

9 Diễn tập chữa cháy rừng Bổ xung Tháng 9 40 10 Xây dựng quy ước, hương

ước bảo vệ rừng và PCCCR Hàng năm 25

11 Tổng cộng 755

(Nguồn: Hạt Kiểm lâm huyện Bảo Yên – Lào Cai).

3.4.3.4. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong PCCCR

Để phòng cháy rừng có hiệu quả cần bố trí trồng hỗn giao giữa cây lá kim và cây lá rộng như: thông + keo, bồ đề + vối thuốc (sau sau), trẩu + Lát hoa,… Tỷ lệ hỗn giao là 1:1, 2:1, phải thực hiện đúng các quy trình trồng và

49

chăm sóc rừng trồng. Khi rừng khép tán cần tỉa thưa, dọn sạch rừng để làm giảm vật liệu cháy và tăng khả năng sinh trưởng của cây rừng.

Xây dựng đường băng xanh hỗn giao trong thiết kế trồng rừng ở vị trí bao quanh ranh giới các khoảnh bằng các loài cây chịu lửa tốt như với thuốc, keo.

Hàng năm cần tu bổ, sửa chữa các đường băng cũ, xây dựng thêm các đường băng cản lửa mới tại những nơi hay xảy ra cháy rừng và ở ranh giới giữa các chủ rừng với nhau.

Các hộ nhận khoán bảo vệ rừng, tổ chức, cá nhân là chủ rừng phải chủ động phát dọn đường băng trắng, phát dọn thực bì ở các khu rừng trồng, rừng tự nhiên có thảm thực bì lau lách dễ cháy, cần tiến hành đốt trước và thu gom vật liệu cháy trước mùa khô hanh.

Cùng với việc thiết kế các đường băng cản lửa, tại các vùng đồi núi có địa hình dốc, đi lại khó khăn…đến mùa khô lượng nước ở các con suối rất ít vì vậy ở một số địa phương đã quy hoạch và xây dựng các công trình đập ngăn nước ở suối, và các thung lũng vừa thuận lợi cho sản xuất vừa tiện cho công tác chữa cháy rừng khi có đám cháy xảy ra.

3.5. Trang thiết bị phục vụ cho công tác PCCCR.

UBND huyện cũng đã đầu tư những trang thiết bị phục vụ cho công tác PCCCR một cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên với nguồn kinh phí còn hạn hẹp nên nguồn kinh phí, trang thiết bị dành cho việc PCCCR giải quyết chưa đầy đủ và chưa tương xứng với yêu cầu và nhiệm vụ nặng nề, khó khăn, phức tạm của công tác này. Đặc biệt là kinh phí mua sắm trang thiết bị, phương tiện chữa cháy, thù lao cho những người gác lửa rừng và chữa cháy rừng. Khi trồng rừng có rất ít hoặc không có kinh phí dành riêng cho việc PCCCR như: chăm sóc, dọn vật liệu cháy, làm đường băng kênh mương cản lửa, xây dựng hồ ao dự trữ nước chữa cháy, thông tin và báo động PCCCR, tuần tra canh

50

gác rừng… Đó chính là một trong những nguyên nhân làm cho hiệu quả chữa cháy rừng còn hạn chế mặc dù khi xảy ra cháy rừng chính quyền các cấp đã huy dộng lực lượng như: kiểm lâm, công an, dân quân tự vệ, người dân địa phương tham gia chữa cháy.

Bảng 3.13: Trang thiết bị phục vụ cho công tác PCCCR TT Dụng cụ, phương tiện,

công trình

Số Lượng Đơn vị quản

Người sử dụng

1 Ô tô chuyên dùng 1 Hạt Kiểm lâm

2 Máy cưa xăng 2 Hạt Kiểm lâm

3 Máy bơm nước động cơ 1 Hạt Kiểm lâm

4 Máy tính nối mạng 1 Hạt Kiểm lâm

5 Máy định vị GPS 1 Hạt Kiểm lâm

6 Máy SATO theo dõi khí tượng

1 Hạt Kiểm lâm

7 Máy bộ đàm 7 Hạt Kiểm lâm

8 Điện thoại 2 Hạt Kiểm lâm

9 Ống nhòm 3 Hạt Kiểm lâm

10 Loa chỉ huy chữa cháy 1 Hạt Kiểm lâm

11 Loa pin cầm tay 3 Hạt Kiểm lâm

12 Bộ loa tuyên truyền lưu động

1 Hạt Kiểm lâm

13 Bình bột 13 Hạt Kiểm lâm

14 Dao phát 47 Hạt Kiểm lâm

15 Bàn dập 13 Hạt Kiểm lâm

16 Giầy đi rừng 35 Hạt Kiểm lâm

51

18 Đèn pin sách tay (CS-220S) 1 Hạt Kiểm lâm 19 Đèn pin cầm tay 40 Hạt Kiểm lâm 20 Bình tông đựng nước 14 Hạt Kiểm lâm

21 Ba lô 2 Hạt Kiểm lâm

22 Xẻng gấp 3 Hạt Kiểm lâm

23 Quần áo bảo hộ 10 Hạt Kiểm lâm

24 Băng trắng cản lửa 17 Hạt Kiểm lâm

25 Băng xanh cản lửa 5 Hạt Kiểm lâm

26 Bảng cấp dự báo 5 Hạt Kiểm lâm

27 Bảng tin 260 Hạt Kiểm lâm

28 Trạm theo dõi khí tượng 1 Hạt Kiểm lâm (Nguồn: Hạt kiểm lâm huyện Bảo Yên).

3.6. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác PCCCR

3.6.1.Nhng thun li

- Đa số diện tích rừng trên địa bàn đã được giao cho các tổ chức, cá nhân,

hộ gia đình quản lý.

- Đã thành lập được Ban chỉ huy PCCCR các cấp và có đội PCCCR.

- Công tác tuyền truyền giáo dục ý thức tham gia QLBVR & PCCCR cho người dân ngày càng được nâng cao, hiệu quả rõ rệt.

- Đã làm tốt công tác dự báo cháy rừng đặc biệt là vào những tháng khô hạn kéo dài.

- Công tác PCCCR luôn nhận được sự quan tâm của Chi cục kiểm lâm, UBND huyện thường xuyên theo dõi, hỗ trợ và phối hợp với hạt kiểm lâm làm tốt công tác QLBVR & PCCCR.

- Đã có sự phối hợp thống nhất giữa cán bộ kiểm lâm, cơ quan liên quan với các chủ rừng và người dân trong việc QLBVR & PCCCR.

52

- Cán bộ kiểm lâm trong hạt hầu hết có trình độ chuyên môn, trách nhiệm với công với công việc, phẩm chất đạo đức tốt.

- Hầu hết những địa điểm hay xảy ra cháy đều có biển báo và có người gác ở các chòi khi mùa khô đến.

- Đã có những dự án trong và ngoài nước cho phát triển Lâm nghiệp như dự án 661 về trồng cây phân tán, dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất, dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Chảy, Sông Hồng.

3.6.2. Nhng khó khăn.

Bảng 3.14 Những khó khăn trong công tác PCCCR tại Huyện Bảo Yên

STT Khó khăn Tỉ lệ

1 Nhận thức hạn chế 36,67

2 Lực lượng 16,67

3 Trang bị thô sơ, thiếu 16,67

4 Địa hình phức tạp đi lại khó khăn 26,67

5 Trang bị thô sơ, thiếu 20

6 Thời tiết hanh khô kéo dài, VLC khô nỏ nhiều 6,67

( Nguồn: Thông qua phỏng vấn người dân tại huyện Bảo Yên năm 2014)

Qua bảng 3.14 ta thấy: Trong công tác PCCCR tại huyện còn gặp nhiều khó

khăn, đó là: Nhận thức hạn chế (chiếm 36,36%), địa hình phức tạp đi lại khó khăn (chiếm 26,67%), lực lượng (chiếm 16,67%), trang bị thô sơ, thiếu (chiếm 16,67%, thời tiết hanh khô kéo dài chiếm tỷ lệ thấp nhất (6,67%). Đó là những khó khăn cơ bản gây ra cho công tác PCCCR. Vì vậy các cấp chính quyền địa phương cần quan tâm đầu tư thêm trang thiết bị, nâng cao nhận thức cho người dân, thì công tác PCCCR tại địa phương sẽ được giải quyết.

3.6.3. Đề xut gii pháp cho PCCCR.

53

- Nguồn lửa phát sinh trong rừng chủ yếu là do con người gây ra vì vậy cần tiến hành các biện pháp như: tuyên truyền giáo dục, xây dựng quy chế sử dụng lửa phòng cháy cũng như đề phòng các nguồn lửa thường hay xảy ra và quản lý theo pháp luật.

- Tổ chức thực hiện giao đất giao rừng cho người dân đối với những nơi đất chưa có chủ rừng, giải quyết triệt để những tranh chấp đất rừng còn sót lại.

- Cần đầu tư kinh phí, trang thiết bị phục công tác PCCCR.

- Có những chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho người tham gia QLBVR & PCCCR. Đồng thời hỗ trợ kinh phí, cây con cho người dân tham gia vào việc phát triển rừng.

- Hàng năm thường xuyên chăm sóc vệ sinh rừng, phát dọn đường băng quanh rừng định kỳ vào mùa khô. Xây dựng các đập ngăn nước ở các thung lũng, suối nhỏ để chứa nước phục vụ nhu cầu PCCCR.

- Đối với chính quyền địa phương: tích cực tham gia, đôn đốc các ban ngành tuyên truyền thực hiện PCCCR. Có hình phạt xử lý thích đáng tới những cá nhân, tập thể có hành vi phá rừng, gây cháy rừng . Đồng thời tổ chức khen thưởng kịp thời cho những tổ chức, cá nhân tham gia PCCCR.

- Đối với Hạt kiểm lâm: cần phối kết hợp chặt chẽ chính quyền, người dân

trong việc theo dõi thực hiện công tác PCCCR, luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, tập trung phương tiện, lực lượng để sẵn sàng tham gia chữa cháy. Thường xuyên đi kiểm tra giám sát tình hình PCCCR tại các địa phương.

- Đối với người dân: trong việc PCCCR không phải chỉ có cán bộ kiểm lâm hay chính quyền huyện là tham gia chữa cháy hiệu quả mà việc chữa cháy phải do chính người dân sống trong và gần rừng thực hiện bởi họ chính là người hiểu rõ về đặc điểm điều kiện rừng của mình. Do vậy việc việc nâng

54

cao ý thức của người dân tham gia công tác PCCCR là hết sức quan trọng. cần làm cho họ hiểu rõ tầm quan trọng của họ đối với sự sống còn của rừng.

Giữa ba yếu tố yếu tố trên cần có sự liên hệ, sự phối hợp một cánh nhịp nhàng và đồng bộ với nhau, trong đó người dân, chủ rừng đóng vai trò quan trọng, cán bộ kiểm lâm là người hướng dẫn, chỉ đạo, là người cùng phối hợp với dân.

55

PHẦN 4

KẾT LUẬN TỒN TẠI KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận

Từ năm 2010 – 2013 trên địa bàn huyện Bảo Yên xảy ra 5 vụ cháy rừng với diện tích thiệt hại: 3,2 ha, với nguyên nhân là do đốt nương và cháy lan từ nơi khác tới.

Trang thiết bị phục vụ nhu cầu PCCCR của huyện còn rất thô sơ và thiếu thốn. Chưa có các loại máy móc, thiết bị hiện đại.

Về mặt thuận lợi: luôn được sự quan tâm giúp đỡ của Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền, đã có sự phối kết hợp tốt giữa các cơ quan tổ chức trong công tác PCCCR; nhận thức của người dân về công tác PCCCR cũng ngày càng được nâng cao dần.

Về mặt khó khăn: địa hình đồi núi bị chia cắt, thời tiết thường khô hanh kéo dài, đội ngũ cán bộ cán bộ còn mỏng trong khi diện tích rừng tương đối lớn, nguồn vốn ít, trang thiết bị phục vụ cho PCCCR còn thiếu, nguồn kinh phí, chế độ đãi ngộ cho người tham gia QLBVR & PCCCR chưa thỏa đáng. Trên cơ sở những tồn tại trên, để thực hiện tốt công tác PCCCR

Trong thời gian tới Hạt kiểm lâm Bảo Yên cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ rừng cho người dân, tổ chức nhiều lớp tuyên truyền, tập huấn về PCCCR cho người dân. Đầu tư thêm nguồn kinh phí cho công tác PCCCR; đẩy mạnh các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong PCCCR, kiện toàn bộ máy quản lý thống nhất từ cấp huyện xuống các xã, thôn bản và người dân. Hỗ trợ kinh phí, vốn, cây con cho người dân sống trong và gần rừng; từng bước đưa khoa học kỹ thuật, phát triển các ngành nghề mới để ổn định cuộc sống cho người dân, giảm tác động vào rừng.

56

4.2. Tồn tại

Mặc dù đề tài đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn còn một số tồn tại sau:

Do thời gian nghiên cứu của đề tài còn ngắn, phạm vi nghiên cứu còn rộng trong khi bản thân còn nhiều hạn chế, công tác nghiên cứu mới là lần đầu nên kết quả chưa phản ánh hết tình hình PCCCR tại khu vực nghiên cứu. Kỹ năng và kinh nghiệm điều tra phỏng vấn của bản thân còn nhiều hạn chế, do vậy thông tin thu thập được đôi khi còn mang tính chủ quan, không đầy đủ. Mặt khác đề tài chưa đi sâu nghiên cứu đặc tính sinh vật học của cây trồng làm bằng cản lửa, chưa đi thực tế được nhiều nơi để nghiên cứu do vậy kết quả nghiên cứu còn mang tính định tính dựa trên số liệu thu thập được từ hạt kiểm lâm và các tài liệu tham khảo.

4.3. Kiến nghị

Để kết quả nghiên cứu của đề tài được hoàn thiện hơn, phản ánh đúng thực tế, các giải pháp đưa ra thật sự hữu ích, cụ thể thì cần phải có thời gian dài hơn để đi sâu nghiên cứu thực tế, đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm thực hiện tốt hơn công tác PCCCR tại hạt kiểm lâm huyện Bảo Yên.

Đề nghị cần có những nghiên cứu khác liên quan đến nội dung của đề tài đã đề cập như nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cháy rừng, tăng quá trình quan sát điều tra thực tế để đánh chính xác hơn về tình hình cháy rừng, từ đó có những biện pháp PCCCR có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Bảo Yên – tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010 2014. (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)