Cơ cấu tổ chức PCCCR của huyện Bảo Yên giai đoạn 2010 2014

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Bảo Yên – tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010 2014. (Trang 43)

36

Trong PCCCR phải luôn quán triệt quan điểm “phòng là chính, chữa phải khẩn trương, kịp thời”. Khi phát hiện ra cháy rừng phải huy động tối đa lực lượng và phương tiện tại chỗ để tiến hành PCCCR. Muốn làm được điều đó thì trước hết phải tổ chức mạng lưới phòng cháy và chữa cháy sâu rộng, có kỹ thuật tới từng địa phương, từng hộ gia đình sống trong và gần rừng. Nhận thức được điều này hàng năm hạt kiểm lâm huyện đã tham mưu cho chính quyền các cấp, kiện toàn và bổ sung các thành viên trong ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong ban QLBVR & PCCCR của huyện, các xã, tổ đội quần chúng.

Lãnh đạo đội kiểm lâm cơ động và PCCCR bao gồm có đội trưởng và các phó đội trưởng.

Bộ máy giúp việc gồm: thanh tra, pháp chế, hành chính, tổng hợp, tổ cơ động và PCCCR.

Áp dụng điều khoản này, cơ cấu tổ chức PCCCR của huyện Bảo Yên được tổ chức như sau:

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức PCCCR tại huyện Bảo Yên

Trong đó:

Quan hệ trực tuyến

UBND CẤP HUYỆN BCHPCCCR

Hạt Kiểm lâm Huyện

Trạm kiểm lâm

Tổ, Đội Kiểm lâm cơ động UBND CẤP XÃ

37

Quan hệ phối hợp

Nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận:

Huyện Bảo Yên đã thành lập được ban chỉ huy các vấn đề cấp bách của huyện, hầu hết các xã đều có ban chỉ huy cấp bách của xã, mỗi ban đều xây dựng quy chế hoạt động phù hợp với điều kiện đặc thù riêng của địa phương mình.

Nhiệm vụ của ban chỉ huy các vấn đề cấp bách của huyện trong quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng:

Tham mưu cho UBND huyện xây dựng các phương án kế hoạch bảo vệ rừng và PCCCR trên địa bàn, ban hành các quy định và biện pháp trong QLBVR & PCCCR.

Chỉ đạo các ngành chức năng, UBND các xã thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về công tác PCCCR đến quần chúng nhân dân và chủ rừng.

Kiểm tra đôn đốc các xã, thôn và chủ rừng về thực hiện phương án, kế hoạch và các quy định về bảo vệ rừng và PCCCR.

Huy động lực lượng, phương tiện đóng trên địa bàn tham gia chữa cháy rừng, báo cháy, yêu cầu hỗ trợ từ các lực lượng khác, tham gia chữa cháy rừng và trực tiếp chỉ huy chữa cháy.

Chỉ đạo các lực lượng điều tra, xác minh nguyên nhân gây cháy, xử phạt hành chính theo thẩm quyền.

* Nhiệm vụ ban chỉ huy cấp bách của xã:

Tham mưu cho UBND xã xây dựng các phương án, kế hoạch QLBVR & PCCCR trên địa bàn.

Kiểm tra đôn đốc các thôn bản, tổ quản lý bảo vệ rừng, các chủ rừng thực hiện tốt các phương án, nội quy quy định và các biện pháp QLBVR & PCCCR.

38

Tuyên truyền vận động, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp PCCCR.

Huy động lực lượng, phương tiện đóng trên địa bàn tham gia chữa cháy rừng, báo cháy, chỉ huy cháy và tham gia chữa cháy.

Phối hợp các xã giáp ranh triển khai lực lượng ứng cứu khi có cháy lớn xảy ra.

Chỉ đạo trạm y tế xã chuẩn bị các thiết bị y tế để sơ cứu kịp thời khi có tai nạn xảy ra khi tham gia chữa cháy.

Chỉ đạo giải quyết hậu quả sau cháy, phối hợp điều tra xác minh truy tìm thủ phạm gây cháy, xử phạt hành chính theo thẩm quyền. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Hạt kiểm lâm:

Là cơ quan tham mưu giúp chủ tịch UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về bảo vệ tài nguyên rừng. Hạt kiểm lâm chịu sự quản lý toàn diện của chi cục kiểm lâm và là cơ quan thực hiện của văn phòng ban chỉ huy PCCCR cấp tỉnh với các nhiệm vụ chủ yếu là:

Thanh tra công tác PCCCR trong tầm kiểm soát của địa phương. Là lực lượng chính trong chỉ huy hướng dẫn phòng cháy chữa cháy rừng.

Phối hợp với chi cục kiểm lâm tổ chức huấn luyện nhiệm vụ PCCCR cho các đơn vị có liên quan và các chủ rừng, quần chúng tham gia PCCCR trên địa bàn.

Tham gia tổ chức tuyên truyền công tác PCCCR.

Tổ đội kiểm lâm khi có đám cháy xảy ra phải là lực lượng có mặt tại đám cháy đầu tiên để xác định mức độ cũng như đặc điểm nơi xảy ra cháy để huy động nhân dân tham gia chữa cháy và có những biện pháp chữa cháy kịp thời và hiệu quả.

Trạm kiểm lâm nhận lệnh trực tiếp từ hạt kiểm lâm đồng thời phối hợp với UBND các xã và các tổ đội kiểm lâm cơ động trong việc PCCCR.

39

* Nhiệm vụ của trưởng thôn, tổ quản lý bảo vệ rừng:

Họp thôn xây dựng quy ước, hương ước bảo vệ rừng và PCCCR tại thôn mình.

Đôn đốc nhắc nhở nhân dân thực hiện quy ước, hương ước đã đề ra. Huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ để chữa cháy, tham gia chữa cháy. * Nhiệm vụ của chủ rừng, hộ gia đình:

Chủ rừng có trách quản lý rừng và đất rừng đúng với diện tích vị trí đã được giao, không lấn chiếm đất đai của nhau, không chặt phá đất rừng bừa bãi, phải có ý thức trong phòng cháy chữa cháy rừng.

Tham gia xây dựng các quy ước, hương ước của thôn.

Bảo ban các thành viên trong gia đình thực hiện các nội quy quy ước mà thôn đã thống nhất đưa ra.

* Nhiệm vụ của chính quyền xã:

Chỉ đạo người dân thực hiện tốt các văn bản pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực QLBVR, cam kết với chính quyền về bảo vệ rừng, thực hiện tốt quy ước đã đề ra.

* Tổ đội bảo vệ, quần chúng:

Trên địa bàn xã, thôn dưới sự chỉ đạo của chính quyền cấp xã và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của kiểm lâm địa bàn đã thành lập các tổ đội quần chúng tình nguyện tham gia bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng. Tổ đội này có nhiệm vụ bảo vệ rừng và PCCCR trên địa bàn quản lý.

* Trách nhiệm của chính quyền và các cơ quan, ban nghành của huyện trong công tác QLBVR và PCCCR là thông qua các cấp hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên thực hiện tốt các chủ trương chính sách QLBVR.

* Các lực lượng phối hợp: + Quân đội:

40

Tham gia tổ chức tổ chức tiểu đoàn chữa cháy rừng quân khu thuộc bộ quốc phòng.

Tổ chức đại đội chữa cháy rừng thuộc bộ chỉ huy quân sự tỉnh. + Công an:

Tổ chức lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy (bộ công an). Tổ chức của lực lượng cảnh sát PCCCR (sở công an).

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Bảo Yên – tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010 2014. (Trang 43)