Hạt kiểm lâm là cơ quan nòng cốt trong trong việc tổ chức PCCCR. Hàng năm hạt đã tổ chức cấp dự báo cháy rừng và thông tin cấp dự báo cháy rừng kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng, các biển báo cấp cháy rừng được dựng ở những đoạn đường người dân hay đi lại và ở đầu rừng. Từng bước xây dựng được ý thức tham gia PCCCR trong đại bộ phận dân cư sống trong và gần rừng.
Lực lượng tham gia PCCCR của Hạt kiểm lâm được phân bổ một cách hợp lý trong từng xã, thôn bản, nhất là những nơi hay xảy ra cháy rừng luôn có người canh gác cháy rừng trong suốt mùa khô. Được bố chí thành 4 cụm xã là: Long Phúc, Lương Sơn, Thượng Hà, Vĩnh Yên.
41
Bảng 3.8: Lực lượng phòng cháy chữa cháy của huyện Bảo Yên
STT Tên Xã, thị Trấn Số tổ đội
Tổng số người
Chỉ huy chữa cháy
1 Bảo Hà 1 7 Trưởng Thôn
2 Cam Cọn 1 9 Trưởng Thôn
3 Kim Sơn 1 7 Trưởng Thôn
4 Long Khánh 2 10 Trưởng Thôn
5 Long Phúc 1 7 Trưởng Thôn
6 Lương Sơn 2 17 Trưởng Thôn
7 Minh Tân 1 7 Trưởng Thôn
8 Nghĩa Đô 1 7 Trưởng Thôn
9 Thị Trấn Phố Ràng 1 6 Chủ Tịch UBND TT
10 Thượng Hà 1 6 Trưởng Thôn
11 Tân Dương 1 8 Trưởng Thôn
12 Tân Tiến 2 10 Trưởng Thôn
13 Việt Tiến 2 12 Trưởng Thôn
14 Vĩnh Yên 2 10 Trưởng Thôn
15 Xuân Hòa 2 10 Trưởng Thôn
16 Xuân Thượng 2 12 Trưởng Thôn
17 Yên Sơn 1 7 Trưởng Thôn
18 Điện Quan 1 7 Trưởng Thôn
Tổng 17 xã và 1 thị trấn 24 159 Trưởng Thôn
(Nguồn: Hạt Kiểm lâm huyện Bảo Yên).
- Tổ chức chữa cháy: Lực lượng chữa cháy của huyện được bố chí và thực hiện theo 4 phương châm sau:
42 * Chỉ huy tại chỗ:
Người chỉ huy phải nắm vững địa hình, địa thế, nguồn nước, hệ thống giao thông, địa điểm cháy, loại rừng và loại cây bị cháy để có phương án chỉ huy chữa cháy kịp thời và hiệu quả. Ngoài ra, cần có hệ thông tin liên lạc để huy động lực lượng đến ứng cứu từ các xã, thôn bên cạnh.
Trong quá trình chữa cháy phải tuyệt đối tuân thủ các quy tắc an toàn về người và của cải, vật chất cho lực lượng tham gia PCCCR.
Sau khi đám cháy không còn ổ lửa thì người chỉ huy chữa cháy phải tiến hành kiểm tra toàn bộ quân số người tham gia chữa cháy, dụng cụ trước khi rút quân khỏi khu vực cháy, phân công bố trí một số người canh gác đề phòng lửa tái phát.
* Lực lượng chữa cháy:
Khi nhận được tin báo có cháy rừng xảy ra thì Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách của huyện phải khẩn trương huy động lực lượng. Lực lượng chữa cháy là các cán bộ ban chỉ huy các vấn đề cấp bách của UBND các xã, cán bộ các lực lượng đóng quân trên địa bàn như: Kiểm lâm địa bàn, Công an địa bàn, Quân đội, biên phòng, người dân địa phương. Tùy theo tính chất, quy mô của đám cháy, địa hình, tốc độ lan truyền của đám cháy mà huy động lực lượng tham gia chữa cháy cho thích hợp như người dân, dân quân, đoàn thanh niên, lực lượng của thôn, xã bên cạnh, các cơ quan, xí nghiệp, trường học ở gần đám cháy.
Người chỉ huy chữa cháy: khi có đám cháy xảy ra phải có trách nhiệm tham gia chỉ huy chữa cháy, phải phân công một bộ phận làm công tác hậu cần đảm bảo nước uống, thuốc men phục vụ công tác chữa cháy.
+ Nếu đám cháy nhỏ dưới 500 m2 huy động tổ đội quản lý bảo vệ rừng của thôn phối hợp với kiểm lâm địa bàn tiến hành dập tắt đám cháy.
43
+ Nếu đám cháy trung bình và lớn từ 500 - 1000 m2 thì ngoài huy động tổ đội người dân tại chỗ, cần huy động thêm lực lượng dân quân xã, các thôn lân cận, công an địa bàn, các cơ quan đóng trên địa bàn và bộ đội biên phòng (đối với các xã biên giới).
+ Đối với các đám cháy có nguy cơ cháy lớn thì ngoài các lực lượng trên còn phải huy động lực lượng ở huyện vào hỗ trợ như bộ đội, công an và các xã giáp ranh. Nếu cháy vượt quá tầm kiểm soát của huyện cần báo cáo lên UBND tỉnh đề nghị hỗ trợ lực lượng.
* Phương tiện chữa cháy:
Để chữa cháy, dập tắt đám cháy kịp thời, có hiệu quả thì phương tiện chữa cháy chủ yếu là tại chỗ, khi có đám cháy xảy ra việc huy động gồm bàn dập lửa, dao, cuốc, xẻng, cành cây tươi. Phương tiện di chuyển cho người tham gia chữa cháy bao gồm huy động các phương tiện có sẵn như: xe đạp, xe máy, ô tô nhằm cơ động lực lượng tiếp cận đám cháy được nhanh nhất. Tùy theo quy mô của đám cháy mà thực hiện chữa cháy theo hai cách sau:
Chữa cháy gián tiếp: dùng các phương tiện sẵn có để ngăn chặn đám cháy, giới hạn đám cháy bằng băng trắng cản lửa 15 - 20 m (tùy theo tốc độ gió), giới hạn đám cháy bằng các băng đốt trước rộng 15 - 30 m, bố trí lực lượng chữa cháy hợp lý, ngăn cản lửa kịp thời.
Chữa cháy trực tiếp: Sử dụng cây tươi tại chỗ và cuốc xẻng để tiến hành dập lửa, dùng dao chặt cây để tạo đường băng vây lửa không cho đám cháy mở rộng ra. Dùng máy bơm nước và các phương tiện khác khống chế ngọn lửa (áp dụng cho đám cháy dưới 1 ha).
* Hậu cần tại chỗ:
Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách của huyện, xã, thôn cần có kế hoạch huy động nguồn lương thực, nước uống, thuốc men để sẵn sàng sơ cứu nếu có
44
tai nạn xảy ra. Trong quá trình chữa cháy cần quan tâm nhu cầu tối thiểu của người chữa cháy như nước uống, đèn pin, quần áo.