Nguyên nhân xảy ra cháy rừng và thời gian xảy ra cháy rừng

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Bảo Yên – tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010 2014. (Trang 40)

* Nguyên nhân khách quan.

Tình hình thời tiết khô hạn kéo dài trong mùa khô, đặc biệt là từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau tình hình cháy rừng càng phức tạm hơn. Thời tiết khô hạn cộng với thảm thực vật dưới tán rừng (chủ yếu là rừng trồng) bao gồm các loại ràng ràng, lau lách, chít, cỏ khô, lá tre, cây bụi,… rất dễ bắt lửa khi khô hạn kéo dài. Do vậy trong mùa khô hanh, khắc nghiệt thì cấp dự báo cháy rừng luôn ở cấp III (nguy cơ cháy cao), cấp IV (nguy hiểm), cấp V ( cực kỳ nguy hiểm).

* Nguyên nhân chủ quan.

Bảng 3.5 Nguyên nhân xảy ra cháy rừng tại huyện Bảo Yên STT Nguyên nhân xảy ra cháy rừng Tỉ lệ phần trăm (%)

1 Đốt nương 100

2 Đốt ong 86,67

3 Đốt lửa để sưởi ấm trong rừng 30

4 Cháy lan từ nơi khác sang 30

5 Đốt củi lấy than phục vụ nghề rèn 6,67

6 Trẻ em chăn trâu đốt 26,67

7 Do bom mìn còn sót lại sau chiến tranh 6,67

8 Do mâu thuẫn với nhau đốt 20

9 Đốt để hun chuột 3,33

10 Dân quân tập bắn 3,33

11 Hút thuốc, nấu ăn trong rừng 3,33

( Nguồn thông qua phỏng vấn trực tiếp người dân)

Qua bảng 3.5 ta thấy nguyên nhân chủ quan xảy ra cháy rừng tại

Huyện Bảo Yên chủ yếu là do: đốt nương (chiếm 100%), đốt ong (chiếm 86,67%), đốt lửa để sưởi ấm trong rừng (chiếm 30%), cháy lan từ nơi khác

33

sang (chiếm 30%), còn lại là các nguyên nhân khác chiểm tỷ lệ nhỏ. Vì vậy, trong công tác PCCCR tại huyên Bảo Yên ta cần có giải pháp để hạn chế đốt nương gây cháy rừng, đốt nương cần có sự kiểm soát của con người.

* Nguyên nhân tồn tại trong bộ máy chỉ đạo PCCCR:

Việc triển khai các văn bản quy định của nhà nước về PCCCR còn chậm, chưa đồng bộ và kịp thời tới các xã, thôn (bản), đặc biệt là những xã xa xôi hẻo lánh.

Công tác tuyên truyền phổ biến quán triệt giáo dục PCCCR chưa thực sự sâu rộng, chủ yếu là mang tính hình thức, chưa thực sự phù hợp vào từng điều kiện của mỗi địa phương.

Chưa trang bị đầy đủ dụng cụ và phương tiện tham gia PCCCR do vậy khi xảy ra cháy rừng hiệu quả chữa cháy chưa cao.

Các chính sách đầu tư kinh phí, việc trả thù lao cho người tham gia chữa cháy rừng và người canh gác phát hiện ra lửa rừng còn rất hạn chế.

Công tác xã hội hóa QLBVR tuy đã được triển khai nhiều năm nay nhưng tại một số nơi hiệu quả còn thấp, còn mang tính hình thức nhất là việc thực hiện ký cam kết hương ước bảo vệ rừng, duy trì hoạt động các tổ đội quần chúng tham gia bảo vệ rừng, thực hiện cam kết bảo vệ rừng và PCCCR đã ký của các hộ dân, kinh phí hạn chế, chưa có chế độ đãi ngộ, chi trả tiền công cho lực lượng tham gia chữa cháy rừng nên ý thức chấp của người dân chưa cao.

Bộ máy tổ chức từ huyện xuống xã tại một số thôn (bản) chưa được kiện toàn đầy đủ, chưa có quy chế hoạt động của ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và PCCCR.

Còn nhiều vụ cháy rừng chưa được làm rõ và xử lý nghiêm minh, nên chưa đủ tính răn đe. Nhiều địa phương chưa làm tốt việc thi đua khen thưởng cho cá nhân đơn vị có công trong công tác PCCCR.

34

Tại một số địa phương, chính quyền xã, chủ rừng chưa thực sự quan tâm tới QLBVR & PCCCR và coi đó là nhiệm vụ của các lực lượng chức năng. Công tác PCCCR theo phương châm 4 tại chỗ là quan trọng nhưng hầu

hết chưa xây dựng được 4 tại chỗ ở cấp xã, thôn (bản). Lực lượng chuyên môn cho công tác PCCCR như: công an, kiểm lâm, quân đội, dân quân tự vệ chưa được trang bị đủ các dụng cụ phương tiện PCCCR, còn thiếu kinh nghiệm phối hợp, thiếu kiến thức chữa cháy và chỉ huy lực lượng, thiếu thông tin, hệ thống đường không đáp ứng tốt khi huy động con người và phương tiện tham gia chữa cháy nhất là đường nội bộ trong rừng, xa nguồn nước sông suối, địa hình hiểm trở, phức tạm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.6: Mức độ thiệt hại do các vụ cháy rừng gây ra từ năm 2010-2013 STT Thời gian Số vụ Nguyên

nhân Diện tích (ha) Mức độ thiệt hại (%) 1 26/02/2010 2 Đốt nương 1,4 100 2 10/01/2011 1 Đốt nương 1 40 3 14/11/2012 1 Đốt nương 0,8 60 4 2013 không có

(Nguồn: Hạt Kiểm lâm huyện Bảo Yên tính đến hết năm 2013)

Nhìn vào bảng 3.6 ta thấy: các vụ cháy rừng xảy ra trên địa bàn huyện

đều xảy ra do người dân đốt nương rẫy làm ngọn lửa cháy lan vào rừng. Do vậy để hạn chế số vụ cháy rừng do đốt nương làm rẫy gây ra cần phải tìm ra những ngành nghề mới để người dân có công ăn việc làm, đồng thời hướng dẫn người dân những cách đốt nương có hiệu quả mà không gây cháy rừng. Đốt nương phải có sự kiểm soát của con người, trước khi đốt phải thu dọn tạo

35

đường băng trắng để cản lửa, nên đốt vào nhưng này thời tiết không quá khô hanh.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Bảo Yên – tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010 2014. (Trang 40)