Tình hình dân sinh, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Bảo Yên – tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010 2014. (Trang 26)

* Dân sinh

Toàn huyện có 76.258 người (năm 2012) với 16 dân tộc anh em cùng nhau sinh sống ( Dân tộc Kinh chiếm 32,56 %, Dân tộc Tày chiếm 31,93 %, Dân tộc Dao chiếm 22,16 %, Dân tộc Mông chiếm 8,61 %, Dân tộc Nùng chiếm 1,96 %, Dân tộc Phù Lá 1,1 %, Dân tộc Giáy chiếm 1,09 %, Các dân tộc khác chiếm 0,69 %). Trong đó có 38.391 người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ 50,34%. Dân cư phân bố không đông đều tập chung đông ở khu vực thành thị và thưa ở khu vực nông thôn (Mật độ dân số bình quân: 92 người/km2). Nguồn thu nhập của người dân chủ yếu là dựa vào hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, chủ yếu dựa vào rừng, gắn liền với nghề rừng. Tổng số lao động trong toàn huyện là 38.391 người chiếm 50.34% tổng số dân, thu nhập bình quân theo đầu người của huyện đạt 9.350.000 đồng/ người/năm. Theo đánh giá chung, mức sống của người lao động còn thấp . Nhất là vùng nông thôn trình độ dân trí còn thấp nên vẫn còn nhiều hộ gia đình kinh tế gặp nhiều khó khăn. Cuộc sống chủ yếu là làm ruộng và nguồn thu chính là từ rừng.

19

Bảng 1.3. Thống kê dân số và lao động

Xã, Thị trấn Số thôn Số hộ Số khẩu Số lao động

Bảo Hà 31 2,084 8,884 3,417 Cam Cọn 16 1,028 4,563 2,005 Kim Sơn 23 1,553 6,715 4,223 Long Khánh 9 646 2,846 1,736 Long Phúc 8 406 1,684 869 Lương Sơn 14 603 2,745 1,695 Minh Tân 12 572 2.537 1,792 Nghĩa Đô 16 917 4,862 2,067 Thị Trấn Phố Ràng 29 2,282 7,334 3,866 Thượng Hà 18 1.092 5,259 2,354 Tân Dương 13 645 2,880 1,751 Tân Tiến 13 387 2,026 1,044 Việt Tiến 11 579 2,520 970 Vĩnh Yên 17 827 4,256 2,045 Xuân Hòa 31 1,379 7,373 2,629 Xuân Thượng 22 839 3,925 2,770 Yên Sơn 10 517 2,252 7,52 Điện Quan 14 708 3,637 2,046 Tổng cộng 307 17,064 76,258 38,910

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bảo Yên năm 2012)

* Kinh tế:

- Ngành nông lâm nghiệp: huyện Bảo Yên xác định phát triển nông

lâm nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của huyện. Diện tích đất dành cho hoạt động sản xuất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao đạt 62.483,81 ha (chiếm 75,5%) tổng diện tích tự nhiên của huyện. Diện tích đất dành cho ngành nông

20

nghiệp đạt 20.307,44 ha. Trong mấy năm gần đây nhờ có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các loại giống mới có năng xuất cao, tích cực chuyển giao kịp thời các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cho nên mặt trận nông - lâm nghiệp đã thu được những kết quả tốt, diện tích năng xuất, sản lượng các cây trồng đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Song song với trồng trọt ngành chăn nuôi luôn ổn định và có chiều hướng phát triển, tăng cả số lượng và chất lượng. Đến năm 2012 toàn huyện có hơn 17.000 con trâu, 4000 con bò, 25.270 con lợn và 320.000 con gia cầm…

Từ ngày thực hiện chính sách giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, cộng với việc thực hiện các chương trình dự án đến nay công tác trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng đã thu được kết quả đáng khích lệ. Toàn huyện có 29.455,45 ha rừng sản xuất gần 13.589,25 ha rừng phòng hộ đầu nguồn… góp phần đưa độ che phủ của rừng đạt gần 52%. Kinh tế trang trại nhỏ, vừa từng bước được phát triển.

- Công nghiệp thủ công nghiệp (CNTCN)

Đã hình thành và phát triển một số cơ sở sản xuất nhỏ như: xay xát, chế biến lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng (gạch, ngói)… toàn huyện có hơn 70 cơ sở và 28 hợp tác xã sản xuất thủ công nghiệp, thu hút gần 1000 lao động. Giá trị sản xuất CNTCN đạt 20,594 tỷ đồng.

- Thương mại dịch vụ:

Hoạt động thương mại dịch vụ có tốc độ phát triển tăng trưởng khá. Hệ thống chợ trung tâm cụm xã, chợ trung tâm Huyện phát triển cơ bản đáp ứng được nhu cầu lưu thông hàng hoá, phục vụ thiết thực cho sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương, thương nghiệp quốc doanh bảo đảm tốt việc cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho đồng bào vùng sâu

* Giáo dục: Toàn huyện có 3 trường THPT, 23 Trường THCS, 23 Trường

21

Toàn huyện đã thực hiện song nhiệm vụ phổ cập giáo dục tiểu học và và trung học cơ sở. Xây dựng được 6 trường đạt chuẩn quốc gia. Chất lượng dạy và học của nhà trường ngày càng được nâng lên, cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư xây dựng cơ bản được đáp ứng…

* Y tế: Tất cả các xã trong huyện đã có trạm y tế, và 1 bệnh viện huyện về cơ

bản đã đáp ứng được nhu cầu thăm, khám và chữa bệnh của người dân địa phương.

* Văn hoá xã hội: Cùng với sự phát triển kinh tế văn hoá - xã hội của huyện

cũng được phát triển, phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao được tăng cường, các tệ nạn xã hội được đấu tranh ngăn chặn và thu được kết quả tốt. Toàn huyện có 1 trạm tiếp sóng phát thanh truyền hình, ở các xã đều có hệ thống loa dài công cộng cơ bản đã dần đáp ứng nhu cầu nghe nhìn của nhân dân.

* Về giao thông: Huyện có 17 xã, 1 thị trấn, có hệ thống giao thông thuận lợi

đường bộ đường sắt: có quốc lộ 279, 70, có tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai, nối liền các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội và các tỉnh bạn. Ngoài ra, còn có 2 con sông chính chảy qua là sông Chảy và sông Hồng rất thuận lợi cho việc vận chuyển và lưu thông hàng hóa, phát triển dịch vụ giao thông vận tải trong và ngoài huyện.

* Thuỷ lợi: Do có sông Hồng và Sông Chảy chảy qua, cùng rất nhiều các khe

suối nhỏ khác cùng với hệ thống kênh mương cơ bản được xây dựng nên nhu cầu tưới tiêu phục vụ cho hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp của huyện được đáp ứng đầy đủ.

22

PHẦN 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Bảo Yên – tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010 2014. (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)