Tình hình trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến giá đất và ứng dụng GIS phân vùng giá đất tại TT. Chợ Mới - huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Kạn năm 2013. (Trang 36)

Các nước trên thế giới đặc biệt là những nước phát triển đã và đang áp dụng GIS trong nhiều lĩnh vực khác nhau như điều tra quy hoạch, quản lý sử dụng đất, bảo vệ môi trường. Năm 1989, các nhà nghiên cứu bảo vệ môi trường của Hà Lan đó nghiên cứu và ứng dụng thành công công nghệ GIS vào đánh giá mức độ ảnh hưởng của khí thải và các phương tiện gia thông ở vùng Amstecdam. Hiện nay, trên thế giới có khoảng trên 60.000 tổ chức và cá nhân sử dụng GIS trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong nhiều năm trở lại đây, GIS đã được các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực như: địa chất, thổ nhưỡng, quy hoạch đô thị, nông lâm nghiệp, nghiên cứu và đã ứng dụng thành công trong nhiều công trình có giá trị. Cụ thể điểm qua một số thành tựu đó là:

- Ứng dụng mô hình số hóa độ cao DEM để xây dựng bản đồ địa hình từ đó phân tích địa chất, địa mạo của khu vực.

- Sử dụng GIS để ước tính sự phân bố không gian của các giá trị đất ở thành phố Beirut (Using GIS for eatimating the spatial distribution of Land

value in metropolitan Beirut) của Kamal T.Azar và Joseph Ferreira, Jr [28].

- Ứng dụng hệ công nghệ GIS xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Khsách Kandal tỉnh Kandal, Campuchia (Using GIS technology to build up

land unit map of Khsach Kandal district, Kandal province, Cambodia) của

NCS Choum Sinnara, trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội. Theo nghiên cứu này, tác giả đó xác định được 6 chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị là: loại đất, thành phần giới, địa hình, độ phì đất, chế độ tưới, ngập úng và đã xác định toàn huyện có 19 đơn vị đất đai [5].

- Một số nước phát triển như Úc, Canada, Thụy Điển v.v. đó ứng dụng GIS để xây dựng một hệ thống thông tin chuyên dụng khác như hệ thông tin địa chính phục vụ cho các mục đích đa dạng về quản lý trong ngành địa chính.

2.6.2. Tình hình trong nước

Công nghệ GIS mới phát triển mạnh ở Việt Nam trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Hiện nay, đã có nhiều cơ quan Nhà nước, các trường Đại học và các Viện nghiên cứu của mình. Đặc biệt trong công tác đánh giá đất, những ứng dụng GIS đó có những đóng góp thiết thực trong việc bảo vê, khai thác và sử dụng một cách hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên đất đai. Sau đây là một số chương trình và đề tài ứng dụng GIS tại Việt Nam:

- Đỗ Sơn Tùng (2010) đã nghiên cứu các phương pháp xác định tương quan giữa các vùng giá trị đất đai phục vụ công tác định giá tại khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên [22].

- Trương Thành Nam (2011) đã ứng dụng GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất ở đô thị tại Thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên. Kết quả của nghiên cứu đã xây dựng cơ sở dữ liệu về giá đất ở đô thị qua các năm, phục vụ nghiên cứu về thị trường bất động sản, nghiên cứu các nguyên nhân ảnh hưởng đến cung cầu đất ở đô thị và thành lập được bản đồ giá đất ở đô thị năm 2011 [18].

- Nguyễn Văn Bình, Lê Thị Hoài Phương (2012) đã ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất theo vị trí phục vụ thị trường bất động sản tại phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, thành phố Đà nẵng. Kết quả đã thiết lập nên dữ liệu thuộc tính và không gian về các thửa đất phục vụ cho thị trường bất động sản cũng như phục vụ cho việc tính toán các khoản tài chính liên quan tới đất đai một cách hiệu quả và chính xác, thuận tiện và nhanh chóng [3].

- Đỗ Văn Minh (2011) đã nghiên cứu sử dụng bản đồ địa chính và thông tin đất đai xây dựng vùng giá trị đất đai phục vụ công tác định giá đất hành loạt tại khu vực trung tâm thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ [16].

- Trịnh Hữu Liên, Hoàng Văn Hùng (2013) xây dựng vùng giá trị đất đai phục vụ quản lý đất đai và định giá đất. Kết quả đã thiết lập được quy trình xây dựng vùng giá trị đất đai phục vụ định giá đất tại một số nơi như phường Trưng Vương thành phố Thái Nguyên hay tại Bãi Cháy thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh [11].

- Đặng Phúc An (2011), Thành lập bản đồ vùng giá trị đất đai phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội năm 2011 trên cơ sở ứng dụng công nghệ GIS [1].

- Trần Đăng Hướng (2010), nghiên cứu thành lập bản đồ vùng giá trị đất đai trên cơ sở ứng dụng GIS (thử nghiệm tại phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội) [9].

- Đối tượng nghiên cứu:

+ Giá đất trên địa bàn nghiên cứu

+ Một số yếu tố ảnh hưởng đến giá đất tại TT.Chợ Mới - huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Kạn năm 2013.

+ Một số phân mềm ứng dụng trong nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng và liên quan đến tình hình biến động giá đất ở trên địa bàn TT. Chợ Mới - huyện Chợ Mới năm 2013.

- Địa điểm: UBND thị trấn Chợ Mới - tỉnh Bắc Kạn.

- Thời gian tiến hành: Từ tháng 01/2014 đến tháng 4/2014.

3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tê - xã hội tại địa bàn TT - Chợ Mới- huyện Chợ Mới Mới- huyện Chợ Mới

- Phân tích điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường. - Phân tích phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

3.3.2. Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến giá đất trên địa bàn TT.Chợ Mới năm 2013 TT.Chợ Mới năm 2013

- Dân số - Vị trí

- Điều kiện sinh lợi - Cơ sở hạ tầng - Hình thể lô đất - Các yếu tố khác

3.3.3. Ứng dụng GIS phân vùng giá đất

3.3.3.1. Xây dựng vùng giá trị đất đai với sự hỗ trợ bản đồ địa chính và công nghệ GIS nghệ GIS

- Hoàn thiện bản đồ địa chính phường Thịnh Đán - Xây dựng vùng dân cư theo trục đường Quang Trung - Xây dựng dữ liệu thuộc tính

- Hoàn thiện cơ sở dữ liệu vùng giá trị đất đai.

3.3.3.2. Đề xuất giải pháp xây dựng vùng giá trịđất đai

- Giải pháp chính sách - Giải pháp quản lý - Giải pháp kỹ thuật

Một số các phương pháp sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài:

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu và tài liệu sơ cấp

Ngoài tìm hiểu số liệu, tài liệu, văn bản pháp luật, có liên quan đến giá đất, vùng giá trị đất đai, các định hướng quy hoạch của địa bàn nghiên cứu cần thu thập các thông tin khác thông qua 2 nguồn: Ngoại nghiệp (tại thực địa) và nội nghiệp: Nội nghiệp: thu thập thông tin dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về các mặt điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội, các số liệu về đất đai (đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng, tình hình sử dụng đất đai…), nguồn tư liệu thống kê đất của phường, bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng từ các cơ quan chuyên môn kết hợp kế thừa có chọn lọc. Thông tin ngoại nghiệp là thông tin thu được từ thực địa giúp cập nhật và xây dựng bổ sung các thông tin như tên ngõ, độ rộng ngõ, tình trạng ngõ, giá đất thị trường v.v.

* Phương pháp điều tra, phỏng vấn người dân.

- Tiến hành phỏng vấn theo bộ câu hỏi được chuẩn bị sẵn, các thông tin thu thập tập trung vào những hộ gia đình có thửa đất bám trục đường. Điều tra ngẫu nhiên 50 hộ gia đình trên trục đường.

- Tiến hành phỏng vấn trực tiếp các cán bộ làm việc tại địa bàn phường để thu thập một số thông tin về điều kiện tự nhiên,hiện trạng sử dụng đất, tên các ngõ nhỏ và một số thông tin về quy hoạch trên địa bàn.

* Phương pháp khảo sát thực địa.

Khảo sát thực tế theo tuyến đường chính và theo các đường ngõ trên địa bàn nghiên cứu, nhằm quan sát, thu thập thông tin tình trạng đường.

3.4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

* Số liệu trên ArcGIS

- Tổng hợp các dữ liệu thu thập được bao gồm cả số liệu dạng số và số liệu dạng chữ theo các trường cụ thể: ID, tờ số, thửa số, chủ sử dụng, địa chỉ, diện tích, mục đích sử dụng, tình trạng sử dụng có tranh chấp không, giá theo quy định của nhà nước, giá theo thị trường, tên trục đường đi qua thửa đất v.v. Các trường xây dựng luôn theo đúng trường ID trên dữ liệu không gian để khi kết nối dữ liệu có kết quả chính xác.

- Số liệu được sử lý trên phân mềm chuyên dụng Excel trước khi đưa vào bảng thuộc tính trên ArcGIS.

3.4.3. Phương pháp bản đồ

- Tiến hành chỉnh sửa, ghép các mảnh bản đồ địa chính lại với nhau; đồng thời bật tắt các lớp thông tin để có bản đồ địa chính hoàn chỉnh.

- Sử dụng bản đồ giấy trong điều tra thực địa, cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung những thông tin biến động trên bản đồ.

- Cập nhật chỉnh sửa, bổ sung bản đồ trên file số để có được bản đồ đúng như thực trạng của địa bàn nghiên cứu.

3.4.4. Phương pháp chuyên gia

- Tham khảo ý kiến của những người am hiểu về vấn đề nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề chưa hiểu trong nghiên cứu.

- Kế thừa kết quả nghiên cứu, thống kê đã được nghiệm thu về cơ sở xây dựng vùng giá trị đất đai.

3.4.5. Phương pháp GIS

- Kết nối dữ liệu thuộc tính xây dựng được trên bảng excel theo trường ID lên bản đồ chuẩn để có hệ thống cơ sở dữ liệu cả không gian và thuộc tính.

- Dùng các chức năng của GIS để nhập dữ liệu, truy xuất, biên tập, xuất vẽ tạo ra những bản đồ chứa các dữ liệu thuộc tính.

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Thị trấn Chợ Mới là trung tâm kinh tế, văn hoá chính trị của huyện Chợ Mới, nằm cách thành phố Thái Nguyên 43km và thị xã Bắc Kạn 43km trên QL3, với tổng diện tích tự nhiên 232,63 ha. Với 7 tổ nhân dân phố, có và 2.432 nhân khẩu.

Địa giới hành chính của thị trấn được xác định như sau: - Phía Bắc giáp xã Yên Đĩnh và tỉnh Thái Nguyên; - Phía Nam giáp xã Yên Đĩnh;

- Phía Đông giáp xã Yên Đĩnh; - Phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên.

Thị trấn Chợ Mới có vị trí tương đối thuận lợi, là cầu nối giữa Thành phố Thái Nguyên và Thị xã Bắc Kạn, với vị trí này thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hoá, thúc đẩy các hoạt động thương mại - du lịch, phát triển kinh tế của Thị trấn và toàn huyện Chợ Mới.

* Địa hình, địa mạo

Địa hình Thị trấn Chợ Mới có những khác biệt so với các xã trên địa bàn huyện, đồi núi nằm về 2 hướng Đông và Tây, phần diện tích còn lại là đất khu dân cư và hạ tầng kỹ thuật, bao gồm các cơ quan hành chính của huyện. Có sông Cầu, sông Chu chảy qua địa bàn, chảy theo hướng Bắc Nam và đi song song với đường Quốc lộ 3, chia cắt địa hình thành 2 vùng riêng biệt, độ cao trung bình 100 m - 200 m, (cao nhất là đỉnh núi Thắm cao 433,1m, nằm ở phía Nam ranh giới giáp với xã Yên Đĩnh, điểm thấp nhất là khu vực Trạm y tế thị trấn có độ cao 50,5m so với mặt nước biển), độ dốc trung bình 15o

- 250.

* Khí hậu, thủy văn - khí hậu

Khí hậu của thị trấn Chợ Mới cũng giống như huyện Chợ Mới mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình trong năm 22,2oC. Các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 6, 7 và tháng 8 (27

- 27,7oC), các tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 (12oC). Tổng tích nhiệt bình quân năm là 7.850oC. Mặc dù nhiệt độ còn phân hoá theo độ cao và hướng núi, nhưng không đáng kể.

Ngoài chênh lệch về nhiệt độ theo các mùa trong năm, khí hậu thị trấn Chợ Mới còn có những đặc trưng khác như sương mù, sương muối. Một năm bình quân có khoảng 87 - 88 ngày sương mù vào các tháng 10, 11 số ngày sương mù thường cao hơn. Đôi khi có sương muối, mưa đá nhưng không nhiều, bình quân mỗi năm có 2 - 3 ngày, thường vào các tháng 12 và tháng 1 và đầu mùa xuân.

Lượng mưa thuộc loại trung bình 1.300 - 1400mm/năm. Các tháng có lượng mưa lớn là tháng 5,6 và tháng 7, có ngày mưa tới 100mm/ngày. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 8 và chiếm tới 75 - 80% lượng mưa cả năm. Thịnh hành là các chế độ gió mùa Đông Bắc kèm theo không khí khô lạnh và gió mùa Đông Nam mang theo hơi nước từ biển Đông tạo ra mưa về mùa hè.

Trên địa bàn thị trấn có sông Cầu, sông Chu chảy qua và hệ thống suối nhỏ dốc tụ chảy vào sông Cầu. Nguồn nước này phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Trên địa bàn thị trấn không có các ao hồ như các xã khác trên địa bàn huyện nên nước từ con sông Cầu là chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân và các cơ quan hành chính đóng trên địa bàn.

* Nguồn tài nguyên

- Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, Thị trấn Chợ Mới có 2 loại đất chính sau:

+ Đất bằng trồng cây hàng năm: Là do tích tụ phù sa của sông Cầu và các suối. Đất có tầng phù sa dày, có màu xám đen, hàm lượng đạm, lân, kali ở mức trung bình, thích hợp cho các loại cây lương thực và cây hoa màu;

+ Đất đồi: Là đất Feralits màu vàng, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, nghèo dinh dưỡng và thường ở những nơi có độ dốc tương đối lớn, loại đất này thích hợp cho cây công nghiệp lâu năm và trồng rừng.

- Tài nguyên nước

+ Nước mặt: Trên địa bàn thị trấn Chợ Mới không có các ao, hồ như các xã khác trên địa bàn huyện, nguồn cung cấp nước chính cho thị trấn là 2 con

sông lớn cung cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của nhân dân;

+ Nước ngầm: Thị trấn chưa có điều tra, khảo sát, đánh giá đầy đủ về trữ lượng và chất lượng nước ngầm, nhưng qua khảo sát các giếng đào trong thị trấn cho thấy trữ lượng và chất lượng nước ngầm ở độ cao khoảng 10m khá dồi dào có quanh năm và chất lượng đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn thị trấn các hộ gia đình và các cơ quan hành chính đã và đang sử dụng toàn bộ hệ thống nguồn nước máy được xử lý tương đối tốt.

- Tài nguyên rừng

Theo kết quả thống kê hiện trạng và sử dụng đất lâm nghiệp tính đến ngày 01/01/2011 của toàn thị trấn là 100,05 ha, chiếm 43,01% diện tích tự nhiên, toàn bộ là diện tích đất rừng sản xuất. Trong đó: Đất có rừng trồng sản xuất là 72,75 ha và đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất 27,30 ha.

Nhìn chung, tài nguyên rừng có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và điều hoà không khí, chống xói mòn đất, giữ nguồn nước. Tuy nhiên, do quá trình khai thác lợi dụng rừng chưa thực sự hợp lý, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ít nhiều còn bất cập, nên tài nguyên rừng bị suy giảm, hệ động vật, thực vật rừng ngày càng suy giảm về số lượng và chất lượng tổ thành động thực vật, diễn thế hệ sinh thái rừng đi theo chiều hướng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến giá đất và ứng dụng GIS phân vùng giá đất tại TT. Chợ Mới - huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Kạn năm 2013. (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)