Hoàn thiện cơ sở dữ liệu vùng giá trị đất đai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến giá đất và ứng dụng GIS phân vùng giá đất tại TT. Chợ Mới - huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Kạn năm 2013. (Trang 69)

Dưới đây là quá trình cũng như kết quả thực hiện xây dựng cơ sở vùng giá trị đất đai theo vị trí đường phố từ bản đồ địa chính (Căn cứ quyết định số 2222/2012/QĐ-UBDN ngày 25 tháng 12 năm 2012 về việc ban hành bảng giá các loại đất năm 2013 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn)

Từ sự phân chia các vùng cụ thể trên các đoạn đường ta xây dựng được dữ liệu không gian vùng giá trị đất đai theo vị trí của các đường qua thị trấn Chợ Mới như dưới đây:

Hình 4.10 : Vùng giá trị đất đai theo vị trí các đường TT.Chợ Mới

Kết nối dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính để hoàn thiện cơ sở dữ liệu vùng giá trị đất đai quản lý trên ArcGIS.

Hình 4.11: Cơ sở dữ liệu vùng giá trị đất đai hoàn chỉnh * Giải pháp chính sách

- Bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về đất đai, đặc biệt cơ chế quản lý tài chính đất đai, quản lý đầu tư kinh doanh bất động sản. Từ đó, hạn chế các hoạt động giao dịch bất động sản ngầm làm ảnh hưởng tới thị trường bất động sản cũng là ảnh hưởng phân vùng giá trị đất đai.

- Hoàn thiện nguyên tắc, phương pháp định giá đất theo vùng giá trị đất đai và triển khai xây dựng bản đồ giá đất, giá đất vùng giáp ranh, cơ sở dữ liệu giá đất toàn quốc phục vụ quản lý nhà nước và phát triển thị trường quyền sử dụng đất đai trong thị trường bất động sản.

- Đẩy mạnh hợp tác và nghiên cứu kinh nghiệm trong và ngoài nước về quản lý đất đai. Từ đó tranh thủ sự hỗ trợ tài chính và học hỏi kinh nghiệm trong quản lý và sử dụng một cách hiệu quả tài nguyên quý giá này.

* Giải pháp quản lý

- Tổ chức các lớp đào tạo tăng cường năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ địa chính

- Tăng cường giám sát đánh giá và điều chỉnh các quy hoạch, dự án trên địa bàn phường diễn ra đúng thời gian tiến độ.

- Tăng cường nghiên cứu khoa học ứng dụng, hỗ trợ tài chính cho việc thực hiện điều tra cơ bản tiềm năng đất đai.

- Tổ chức việc quản lý, khai thác, cập nhật, chỉnh lý kịp thời các dữ liệu địa chính của phường.

* Giải pháp kỹ thuật

- Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính đất đai dạng file số và hệ thống bản đồ địa chính cập nhật bổ sung biến động thường xuyên.

- Hoàn thiện điều tra cơ bản, đánh giá tiềm năng và chất lượng tài nguyên đất đai trên địa bàn phường để làm cơ sở khoanh vùng giá trị đất đai.

- Tăng cường trang thiết bị chuyên dụng, đầu tư, đổi mới công nghệ hiện đại để phục vụ công tác xây dựng dữ liệu làm cơ sở thành lập vùng giá trị đất đai. Hướng tới tương lai có dữ liệu đồng bộ phục vụ đa mục tiêu trong ngành quản lý đất đai.

- Kết hợp điều tra phân tích yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới giá đất của vùng, từ đó xác định giá trị tiềm năng của đất đai để xây dựng vùng giá trị đất đai sử dụng lâu dài có khả năng dự báo được giá đất.

Thông qua thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số yếu tố

ảnh hưởng đến giá đất và ứng dụng GIS phân vùng giá đất tại TT.Chợ Mới , huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn năm 2013” với mục tiêu nghiên cứu

xây dựng vùng giá trị đất đai trên nền bản đồ địa chính để đáp ứng nhu cầu thực tiễn, đã đi đến những kết luận sau:

- Chợ mới với các lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đồng thời địa hình và khí hậu tương đối thuận lợi của khu vực khéo theo những lợi thế trong việc phát triển kinh tế, chuyển giáo khoa học, kỹ thuật, công nghệ, giao lưu văn hóa - xã hội không chỉ trong thị trấn mà còn mở rộng ra các địa phương khác.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất không tác động riêng lẻ đến giá đất mà giữa chúng có mối quan hệ với nhau và cùng tác động lên giá đất.

- Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới vùng giá trị đất đai từ đó làm cơ sở để xây dựng được vùng giá trị đất đai trên nền bản đồ địa chính trên quốc lộ 3, từ đó thể hiện tính ứng dụng cao trong công tác quản lý nhà nước và việc ban hành bảng giá đất.

- Việc xác định vùng giá trị đất đai là cơ sở để xây dựng vùng giá đất hỗ trợ phục vụ công tác định giá đất và đảm bảo tính công bằng cho tính thuế đất, đồng thời tạo cơ sở cho việc khai thác tiềm năng của đất, thích ứng với vùng đất cụ thể.

Tuy nhiên do thời gian cũng như kinh phí còn không cho phép nên đề tài còn có điểm hạn chế, để xây dựng được bản đồ vùng giá trị đất đai có tính ứng dụng cao thì cần:

- Cần thường xuyên theo dõi diễn biến về giá trị thường của tài sản nhà đất trên địa bàn để có biện pháp quản lý giá đất cũng như thị trường nhà đất hợp lý. Trường hợp giá tăng cao hoặc giảm quá mức cho phép thì cần phải điều chỉnh giá Nhà nước cho phù hợp và gần sát với giá thị trường.

- Cần phải có biện pháp cân đối cung - cầu về sử dụng đất để tránh tình trạng cần vượt quá cung làm cho giá bị đẩy lên cao. Nâng cao hiệu quả quản lý, quy hoạch đồng bộ, tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho công tác định giá đất đai và công tác quản lý đất đai của Nhà nước.

- Xây dựng dự án đồng bộ để thành lập cơ sở dữ liệu vùng giá trị đất đai. - Bổ sung thêm các yếu tố ảnh hưởng tới giá đất trong điều tra như mức độ phồn hoa, tình trạng kiến trúc, môi trường cảnh quan để có một cách nhìn tổng quan hơn về các yếu tố ảnh hưởng. Từ đó có thể xây dựng được bản đồ vùng giá trị đất đai phục vụ đa mục tiêu.

- UBND huyên, UBND thị trấn tổ chức đào tạo, bồi thường kiến thức chuyên môn cho cán bộ trong công tác định giá đất và quản lý thị trường bất động sản.

- UBND huyện, UBND thị trấn phối hợp các cơ quan chuyên môn mở trung tâm tư vấn giao dịch BĐS và các dịch vụ môi giới nhà đất (duới sự quản lý của cơ quan chuyên môn) để công khai và niêm yết giá đất.

- Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, ngành phối hợp chặt chẽ, tập chung tháo gỡ các khó khăn thúc đẩy tiến độ dự án. Đặc biệt là các giấy tờ liên quan đến thủ tục hành chính phải được giải quyết kịp thời để tạo được niềm tin cho nhân dân.

1. Đặng Phúc An, Trần Văn Tuấn (2011), Thành lập bản đồ vùng giá trị đất đai phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội trên cơ sở ứng dụng công nghệ GIS, Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Trần Quốc Bình (2004), ESRI ArcGIS 8.1, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên.

3. Nguyễn Văn Bình, Lê Thị Hoài Phương (2010), Ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất theo vị trí phục vụ thị trường bất dộng sản tại phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, thành phố Đã Nẵng,

Đại học Nông Lâm Huế.

4. Nguyễn Trọng Bình, Trần Thị Băng Tâm (1996), Hệ thống thông tin địa lý GIS, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

5. Choum Sinnara (2005), Ứng dụng hệ công nghệ GIS xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Khsach Kandal tỉnh Kandal, Campuchia, Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội.

6. Nguyễn Thế Huấn và CS (2008), “Giáo trình Định giá đất”, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

7. Mẫn Quang Huy (1999), Ứng dụng GIS thiết kế cơ sở dữ liệu bản đồ cho hệ thống thông tin đánh giá tài nguyên đất cấp huyện, Luận văn

Thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

8. Trần Hùng (2011), Ứng dụng GIS trong quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị tại Việt Nam, Hội thảo ứng dụng GIS toàn quốc.

9. Trần Đăng Hướng (2010), Nghiên cứu thành lập bản đồ vùng giá trị đất đai trên cơ sở ứng dụng GIS (thử nghiệm tại phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Trịnh Hữu Liên (2010), Nghiên cứu cơ sở khoa học và phương pháp xây dựng vùng giá trịđất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

11. Trịnh Hữu Liên, Hoàng Văn Hùng (2013), Xây dựng vùng giá trị đất đai phục vụ quản lý đất đai và định giá đất, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

12. Nguyễn Thị Loan (2010), Nghiên cứu sử dụng bản đồ địa chính và thông tin đất đai xây dựng vùng giá trị đất đai phục vụ công tác định giá đất tại khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên. Báo cáo luận

văn thạc sỹ năm 2011, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 13. Luật đất đai (2003)

14. Nguyễn Vũ Kiên (2005). Tìm hiểu và đánh gái các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở trên địa bàn thị xã Bắc Ninh - tỉnh Bắc Ninh. Luận văn thạc

sỹ khoa học nông nghiệp.

15. Võ Quang Minh (2005), Giáo trình hệ thống thông tin địa lý, Đại học Cần Thơ.

16. Đỗ Văn Minh (2011), Nghiên cứu sử dụng bản đồ địa chính và thông tin đất đai xây dựng vùng giá trị đất đai phục vụ công tác định giá đất hành loạt tại khu vực trung tâm thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ, Đại

học Nông Lâm Thái Nguyên.

17. Phùng Văn Nghệ (2005), Những vấn đề kinh tế trong thị trường bất động sản, Trung tâm điều tra quy hoạch đất đai.

18. Trương Thành Nam (2011), Ứng dụng GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất ở đô thị tại Thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

19. Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất

20. Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ sử đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 188/2004/NĐ-CP.

21. Căn cứ quyết định số 2222/2012/QĐ-UBDN ngày 25 tháng 12 năm 2012 về việc ban hành bảng giá các loại đất năm 2013 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. 22. Đỗ Sơn Tùng (2011), Nghiên cứu các phương pháp xác định tương

quan giữa các vùng giá trị đất đai phục vụ công tác định giá tại khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Báo cáo

luân văn thạc sỹ 2011, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

23. Trần Thứ Trưởng, Nghuyễn Khắc Thái Sơn (2012), Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn phường Thịnh Đán - thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2011, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

24. Nguyễn Thị Yến, Hoàng Văn Hùng (2012), Nghiên cứu một số ảnh hưởng đến giá đất ở tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh năm 2011, Tạp chí KH và CN - ĐHTN.98(10): 69-74.

25. Dueker,1979, Land Resource Information Systems.

26. Peter A. Burrough và Rachael A. McDonnell (1998), Principles of Geographical Information Systems.

27. Jeffrey Star and John Estes (1990), Geographic Information Systems. 28. Kamal T.Azar, Joseph Ferreira, Jr (1994), Using GIS for eatimating the

spatial distribution of Land value in metropolitan Beirut, Faculty of

(Rất mong ông, bà giúp tôi hoàn chỉnh một số thông tin sau đây!)

1.Tên chủ sử dụng đất:………Tuổi……… 2. Địachỉ:……… 3.Nghề nghiệp:

Cán bộ, công nhân viên chức Lao động tự do

Buôn bán Nghề khác

4.Trình độ văn hóa

Cấp 1 Cấp 2

Cấp 3 Chuyên nghiệp

5.Dân tôc:……… 6.Thu nhập bình quân………triệu đồng/năm/người

1.Diện tích thửa đất……… m2

Hình thể…………số thửa………Tờ bản đồ số………… Kích thước : Dài…………m, rộng………m

2. Loại đường phố, vị trí của loại đường phố định giá đất theo quy định của tỉnh ( Do cán bộđịa chính xã hoặc huyện cung cấp thông tin )

- Loại đường phố………

3.Khoảng cách từ thửa đất (tính từ chỗ gần nhất) đến đường phố gần nhất: Khoảng cách đến

đường phố điều tra

< 100 m 100 - 200 m 200 - 300 m >300 m

Đánh giá các yếu tố liên quan đến thửa đất (Tốt, TB, Kém)

- Gần các công trình công cộng điển hình………

- Gần dịch vụ dân sinh………

+ Điện………. + Môi trường sống……….

+ Nước……… + An ninh trật tự……… Điện thoại……….. 4.Các bất động sản khác gắn liền với đất + Nhà: Năm xây dựng:………. Kết cấu: Cấp hạng: Số tầng: Tổng diện tích xây dựng: 5. Ông/ Bà có đồng ý với bảng giá đất hàng năm Nhà nước đưa ra hay không? Đồng ý Không đồng ý Lý do:……… 6. Ông/ Bà có thường xuyên tiếp cận với các văn bản quy định của Nhà nước về đất đai( giá đất) hàng năm hay không?

Có Không

7. Yếu tố pháp lý (đánh dấu x vào tình trạng pháp lý của thửa đất): - Chuyển nhượng không có xác nhận của chính quyền

(người chuyển nhượng có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) - Chuyển nhượng có xác nhận của chính quyền

- Có đủ giấy tờ hợp lệ theo qui định của pháp luật, nhưng chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

8. Nếu bán bất động sản này ông/ bà sẽ bán đúng giá là: ……..đồng/ m Điểm thuận lợi nhất của thửa đất là:……… Nếu mua bất động sản ông/ bà quan tâm nhất là:………

9.Ông/ bà thấy điều gì ở nền kinh tế thị trường làm ảnh hưởng đến giá đất?

Vàng, tỷ giá tăng giảm không đều Lợi nhuận thu được từ đất

Có sự đầu cơ về đất đai

10. Ông/ bà thấy nhu cầu sử dụng đất hiện tại như thế nào? Cung tăng cao Cầu tăng cao

Chợ Mới, ngày…tháng…năm…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến giá đất và ứng dụng GIS phân vùng giá đất tại TT. Chợ Mới - huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Kạn năm 2013. (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)