Tác dụng của các phân đoạn dịch chiết lên chuột tiêm STZ sau 10h điều

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của dịch chiết từ vỏ quả quất cảnh Fortunella japonica (Thunb.) Swingle trên mô hình chuột thực nghiệm ( (Trang 69)

10h điều trị

Sau khi hàm lượng glucose huyết của chuột tăng cao và ổn định duy trì từ 10h -72h [10]chúng tôi tiến hành điều trị cho chúng bằng phân đoạn cao ethanol, phân đoạn n- hexan, phân đoạn cao clorofom,cao phân đoạn ethyacetate và bằng thuốc metformin, tiến hành đo nồng độ glucose huyết của chuột tại các thời điểm 2h, 4h, 8h

và 10h sau khi cho uống các phân đoạn dịch chiết. Sau khi cho uống cao của các phân đoạn dịch chiết thì nồng độ glucose huyết của chuột giảm một cách đáng kể, kết quả được trình bày trong bảng 3.9.

Bảng 3.9. ảnh hưởng của các phân đoạn dịch chiết đến nồng độ glucose huyết (mmol/l) của chuột ĐTĐ type 2

Thứ tự 0 h 2 h 4 h 8 h 10 h % tăng /giảm Lô 1 21,56 ±1,35 21,63 ±1,28 21,75±1.05 21,58±1.14 21,82±1.23 ↑ 1,2 Lô 2 20,32 ±0,86 19,85 ± 1.13 18.24 ± 1,32 17.84 ±0,93 16,47* ± 1,02 18,94 Lô 3 22,5 ± 1,29 20,67±1,01 18,34±0,92 17,48±0,78 16,5**±0,89 26,6 Lô 4 23,15 ±1,93 21,57±0,98 20,12±0,89 19,67±0,56 18,90*±0,78 18,35 Lô 5 19,98 ±1,39 18,03±0,86 16,87±0,46 15,74±0,37 14,54**±1,04 27,22 Lô 6 21,36 ±1,63 20,18±0,47 18,79±0,79 16,92±0,89 15,18*±0,74 28,93 Lô 7 22,63 ±1,95 20,23±0,71 18,31±0,92 16,86±0,81 15,57*±0,83 31,19 Lô 8 21,85 ±1,75 19,34±0,79 16,49±0,47 14,47±0,68 12,63*±0,80 42,97

Ghi chú : - giảm, + tăng; (*) p<0,05 ; (**) p< 0,01.

- Các số liệu được biểu hiện dưới dạng số trung bình sai số chuẩn

mmol/l

Hình 3.8. Biểu đồ sự thay đổi nồng độ glucose huyết ở chuột ĐTĐ type 2 sau khi uống các phân đoạn dịch chiết vỏ quả quất cảnh 10h

Từ bảng số liệu bảng 3.9 và đồ thị hình 3.8, chúng ta thấy, những con chuột lô đối chứng (Lô 1- tiêm STZ, không điều trị), chỉ cho uống nước cất thì sau 2, 4, 8, 10 giờ nồng độ glucose huyết không giảm mà còn tăng nhẹ (tăng 1,2%). Trong khi đó ở tất cả các lô được điều trị bằng các phân đoạn dịch chiết và metformin với nhóm đối chứng ở cùng thời điểm thì nồng độ glucose huyết đều giảm. Tuy nhiên tác dụng giảm glucose máu ở các phân đoạn, liều lượng khác nhau trong phân đoạn có sự khác biệt tương đối. Thể hiện ở lô điều trị bằng dịch chiết tổng số (lô 2) và n-hexan (lô 4) khi dùng liều lượng 1100mg/kg/ngày chỉ giảm tương ứng là 18,94% và 18,35%, trong khi đó ở lô điều trị bằng CHCl3 (lô 6) và EtOAC (lô 7) với liều lượng 1100mg/kg giảm tương đối mạnh, mức giảm tương ứng 28,93% và 31,19% , cao hơn cả với lô điều trị bằng dịch chiết tổng số (lô 3) và n-hexan (lô 5) khi sử dụng liều lượng 2200mg/kg/ngày và cũng gần bằng với mức điều trị của thuốc metformin (lô 8, giảm 42,97%).

Những lô chuột ở trên, sau khi tiêm STZ thì nồng độ glucose huyết cũng tăng rất cao, có thể chưa cao so với một số mô hình ĐTĐ type 2 thực nghiệm [57]. Nhưng khả năng giảm nồng độ glucose huyết của các lô được điều trị bằng cao các phân đoạn dịch chiết vỏ quả quất cảnh là rất tốt. Vì vậy hiệu quả làm giảm nồng độ glucose huyết của cao các phân đoạn dịch vỏ quả quất cảnh trên mô hình chuột tiểu đường type 2 thực nghiệm chắc chắn cũng rất khả quan. Về tác dụng chữa bệnh, điều này mở ra hướng có thể dùng vỏ quả quất cảnh trong hỗ trợ cho các bệnh nhân bị tiểu đường type 2, cũng như các bệnh nhân béo phì.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của dịch chiết từ vỏ quả quất cảnh Fortunella japonica (Thunb.) Swingle trên mô hình chuột thực nghiệm ( (Trang 69)