KẾT QUẢ GÂY Mễ HèNH CHUỘT BẫO PHè THỰC NGHIỆM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của dịch chiết từ vỏ quả quất cảnh Fortunella japonica (Thunb.) Swingle trên mô hình chuột thực nghiệm ( (Trang 60)

Chuột nhắt trắng chủng Swiss do Viện vệ sinh Dịch tễ trung ương cung cấp có trọng lượng trung bình khoảng hơn 14-16g/con, được phân lô ngẫu nhiên, mỗi lô 8 con, 9 lô.

Lô 1: Cho ăn với chế độ thức ăn chuẩn ăn bình thường do Viện vệ sinh Dịch tễ cung cấp (ND : Normal Diet)

Lô 2-9: nuôi bằng chế độ thức ăn giàu chất béo và cholesterol( HFD: High Fat Diet)

Sau 6 tuần nuôi và theo ở 2 chế độ thức ăn khác nhau, chúng tôi tiến hành cân trọng lượng, kết quả sự thay đổi trọng lượng chuột của lô nuôi thường và lô nuôi béo đã được thể hiện ở bảng 3.6, hình 3.3, hình 3.4.

Bảng 3.6. Trọng lượng tính theo (g) của các lô chuột sau 6 tuần tiến hành gây mô hình béo phì thực nghiệm

Lô chuột

Thời gian chăm sóc Thể

trọng tăng (%)

Thay đổi % so với đối chứng Ban đầu Tuần 2 Tuần 4 Tuần 6

Nuôi thường 15,03 0,57 21,52 1,65 28,9 1,78 36,16 1,4 8 140,59 Nuôi béo 15.08 0,62 31,73 2,09 46,25 1,16 58,38 1,6 7 287,13 61,45

Ghi chú: Các số liệu được biểu hiện dưới dạng số trung bình sai số chuẩn

15.03 21.52 28.9 36.16 15.08 31.73 46.25 58.38 0 20 40 60 80

0 Tuần 2 Tuần 4 Tuần 6

Nhúm ăn thường Nhúm nuụi bộo

Hình 3.4. Biểu đồ về sự tăng trọng lượng của chuột nuôi ở 2 chế độ khác nhau sau 6 tuần nuôi

Từ bảng 3.6 và hình 3.4 ở trên đã cho thấy rằng, chuột được nuôi bằng chế độ ăn có hàm lượng chất béo cao có khả năng tăng về trọng lượng cơ thể lớn hơn nhiều so với chuột ăn bằng thức ăn bình thường. Cụ thể sau 6 tuần nuôi, chuột cho ăn bằng thức ăn giàu chất béo tăng từ 15,08g tới 58,38g so với thời điểm ban đầu đã tăng 43,30g ( so với thời điểm ban đầu tăng 287,13%). Trong khi đó lô chuột nuôi bằng thức ăn bình thường thì chỉ tăng từ 15,03g lên 36,16 tăng 21,13g so với thời điểm ban đầu ( tăng 140,59%). Chuột

K

hối

lượng(g)

nuôi béo có trọng lượng lớn hơn chuột nuôi thường là 22,22g ở cùng thời điểm sau 6 tuần nuôi, tương đương tăng 61,45%, mức ý nghĩa p < 0,01.

Kết quả trờn là khỏ khả quan và phự hợp với nhiều kết quả nghiờn cứu thực nghiệm trờn chuột của cỏc tỏc giả trong và ngoài nước. Theo nghiờn cứu của Đỗ Ngọc Liờn và cộng sự, Sau 6 tuần trọng lượng của chuột nuụi bộo tăng gấp 1,55 lần tương ứng 55,01% với chuột ăn thường [9]. Theo nghiên cứu của Đỗ Ngọc Liên, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, Đỗ Văn Phúc, Vũ Công Phong, Phùng Thanh Hương thì sau 6 tuần nuôi trọng lượng của chuột béo tăng gấp 1,53 lần tương ứng với 52.89% so với chuột ăn thường[10]. Srinivasan K. và cộng sự trên dòng chuột Cống Sprague – Dawley cũng cho thấy trọng lượng chuột sau 2 tuần ăn thức ăn cú hàm lượng lipid cao thỡ đó tăng hơn so với chuột ăn thức ăn thường là 25,11g [57]. Như vậy, chế độ thức ăn giầu chất béo có ảnh hưởng một cách rõ rệt đến độ tăng trọng của chuột (hình 3.3)

Qua đó có thể khẳng định chuột nuôi bằng thức ăn giàu chất béo đã trở thành chuột béo phì về trọng lượng. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu những người béo phì và thừa cân hàm lượng các chỉ số hoá sinh liên quan đến trao đổi lipid và carbohydratate như glucose, triglycerid, cholesterol toàn phần, LDL-C đều cao hơn người bình thường một cách có ý nghĩa. Trong khi đó nồng độ HDL-C, lipase giảm so với người bình thường [9], [54], [37]. Như vậy, để có thêm cơ sở khẳng định chế độ dinh dưỡng giàu chất béo có ảnh hưởng đến quá trình trao đổi lipid và carbohydratate ở chuột, chúng tôi tiến hành xét nghiệm một số chỉ số hoá sinh có liên quan tới rối loạn trao đổi lipid (do béo phì có liên quan đến rối loạn trao đổi lipid) để xác định là chuột có thực sự béo phì hay không.

Kết quả xác định chỉ tiêu lipid máu như cholesterol tổng số, triglycerid, HDL-c, LDL-c và lipase cùng với nồng độ glucose máu của chuột được trình bày trong bảng 3.7 và hình 3.5, 3.6.

Bảng 3.7. Một số chỉ số hoá sinh của chuột bình thường và chuột béo phì sau 6 tuần nuôi ở hai chế độ ăn khác nhau

Chỉ số hoá sinh Lô nuôi thường Lô nuôi béo Sự thay đổi % của lô béo Cholesterol (mmol/l) 3,79 0,16 6,37 ± 0,12 68,07% Triglycerid (mmol/l) 1,27 ± 0,18 5,83 ± 0,21 359,06% HDL – c (mmol/l) 2,60 ± 0,2 1,50 ± 0,18 42,31% LDL - c ( mmol/l) 0,96 ± 0,18 3,51 ± 0,18 265,63% Glucose huyết(mmol/l) 5,63  0,37 8,52  0,23 51,33% Lipase máu(U/I) 87,176.97 52,13 5.63 40,20%

Ghi chú: Các số liệu được biểu hiện dưới dạng số trung bình sai số chuẩn

Hình 3.5. Biểu đồ về một số chỉ số hoá sinh giữa chuột thường và chuột béo phì

87.17 52.13 0 20 40 60 80 100 Lipase U /l Nhúm ăn thường Nhúm nuụi bộ o

Hình 3.6. Biểu đồ về chỉ số lipase (U/l) giữa chuột thường và chuột béo phì Qua bảng 3.7 và biểu đồ hình 3.5, hình 3.6 cho thấy các chỉ số hoá sinh đã có sự khác biệt rất lớn giữa lô nuôi thường và lô nuôi béo. Trong đó độ tăng lớn nhất là chỉ số Triglycerid tăng359,06% tiếp đó là chỉ số LDL - c tăng 265,63%, chỉ số Cholesterol tăng 68,07%, cuối cùng là chỉ số glucose tăng 51,33% của chuột nuôi béo so với chuột bình thường. Bên cạnh đó thì chỉ số HDL-c giảm là 42,31%, chỉ số lipase máu cũng giảm 40,20% .Ngược lại, do béo phì chỉ số glucose máu tăng 51,33%. Điều này cho thấy rõ khi cho chuột ăn với chế độ thức ăn có hàm lượng chất béo cao dẫn đế không chỉ tăng về trọng lượng,hàm lượng các chỉ số lipid như Cholesterol tổng số,triglyceride, LDL-c tăng một cách rõ rệt. Như vây, béo phì đã kéo theo sự rối loạn trao đổi gluxit làm nồng độ glucose máu tăng lên. Sự tăng cao về nồng độ glucose và insulin của chuột ăn thức ăn giàu chất béo đã chỉ ra rằng, ở nhóm chuột này đã có sự biểu hiện của hiện tượng kháng insulin. Đây là nguy cơ của chuột béo phì dẫn đến ĐTĐ type 2. Các nghiên cứu trên người béo phì cũng thấy diễn biến theo chiều hướng nồng độ glucose huyết tăng bất thường có nguy cơ bị ĐTĐ type 2 dễ dàng [41], [44], [53]. Điều này cũng được thể hiện khỏ rừ trong nghiờn cứu của Đỗ Ngọc Liên, Vũ Công Phong và cộng sự khi nuôi chuột với

chế độ ăn giàu chất béo thì hàm lượng glucose và insulin trong máu của chuột ăn béo 57,45% và 191,2% so với nhóm ăn thường( p≤ 0,,001) [10].Còn trong nghiên cứu của Srinivasan K. và cộng sự, cỏc chỉ số cholesterol toàn phần, triglycerid và glucose của chuột cống trắng được nuụi bộo đều tăng tương ứng 56,54%, 44,33%, 37,58% so với chuột ăn thường [57].

Sự tăng, giảm các chỉ số trên là hoàn toàn phù hợp với quy luật về rối loạn trao đổi chất ở chuột béo phì. Kết hợp với độ tăng trọng lượng cơ thể đã trình bày ở trên, thì có thể đưa ra kết luận là việc gây mô hình chuột béo phì thực nghiệm đã thành công.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của dịch chiết từ vỏ quả quất cảnh Fortunella japonica (Thunb.) Swingle trên mô hình chuột thực nghiệm ( (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)