Khả năng phòng bệnh đường tiêu hoá của chế phẩm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng chế phẩm BTV - kháng thể E.coli nhằm nâng cao sức đề kháng và cải thiện khả năng sinh trưởng cho gà thịt Japfa 202 tại Thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 60)

Hiệu lực phòng bệnh đường tiêu hoá của chế phẩm BTV-Kháng thể E.coli được đánh giá thông qua tình trạng sức khoẻ của đàn gà trong quá trình nuôi dưỡng, đặc biệt là thời gian an toàn của từng lô đối với các bệnh đường tiêu hoá.

Quan sát ngoại hình và thể trạng từng cá thể trong từng lô, quan sát phân thải ra hàng ngày và các triệu chứng lâm sàng điển hình của từng bệnh, chúng tôi xác định được hiệu lực phòng bệnh của chế phẩm ở lô thí nghiệm so với lô đối chứng như sau:

Bảng 2.10: Tỷ lệ mắc một số bệnh đường tiêu hóa của gà thí nghiệm

Tuần tuổi

Lô thí nghiệm (n= 90) Lô đối chứng (n= 90)

E.coli Salmonell Bệnh khác E.coli Salmonell Bệnh khác 1 0 0 0 0 0 2 2 0 1 2 5 4 4 3 1 2 3 12 10 10 4 0 2 8 0 0 2 5 2 3 1 2 3 12 6 1 2 5 1 0 11 Toàn kỳ 4 10 19 20 17 41 Tỷ lê (%) 4,44 11,11 21,11 22,22 18,89 45,56

Số liệu bảng 2.10 cho thấy: Lô thí nghiệm có tỉ lệ mắc bệnh E.coli 4,44 %, lô đối chứng là 22,22% . Tỉ lệ mắc bệnh Salmonella ở lô thí nghiệm là 11,11%, ở lô đối chứng là 18,89%. Lô thí nghiệm có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn lô đối chứng. Ở lô đối chứng có hiện tượng mắc nhiều hơn, bước sang tuần thứ 3 gà bị mắc cầu trùng và một số con bị bệnh CRD...

Điều đáng lưu ý là tỷ lệ mắc E.coli ở lô thí nghiệm giảm đáng kể và hầu như là không mắc so với lô đối chứng. Ngoài ra, bệnh do vi khuẩn

Salmonella ở lô thí nghiệm cũng ít hơn lô đối chứng, vì cả hai giống vi khuẩn này cùng tồn tại trong đường tiêu hóa, nên khi có cơ hội thuận lợi là chúng bùng phát. Nên làm tốt khâu phòng bệnh E.coli thì bệnh tiêu chảy do

Salmonella cũng giảm.

Qua tỷ lệ mắc bệnh cho thấy, khi sử dụng chế phẩm BTV-Kháng thể

E.coli cho vào nước uống trong giai đoạn úm gà cho gà thịt Japfa202 đã có tác dụng phòng bệnh E.coli và một số bệnh đường tiêu hóa có hiệu quả. Đặc biệt là bệnh E.coli về thời gian xuất hiện bệnh hay tỉ lệ số con mắc bệnh đều có hiệu quả hơn so với không sử dụng. Tức là khi gà có bị mắc bệnh thì mức độ nhiễm ở cả hai lô cũng rất khác nhau.

Đối với một số bệnh khác như: cầu trùng, CRD... bước sang tuần thứ 3 có tỷ lệ tương đối cao.

Theo Lê Tuyết Minh (1998) [12] đã đưa chế phẩm EM1 ( của trường Đại học Nông nghiệp I) vào phòng bệnh cầu trùng gà ỏ giai đoạn 1-50 ngày tuổi, với nồng độ 0,2% pha vào nước uống, cho thấy kết quả phòng bệnh khá cao (80% gà không bị cầu trùng)

GS.Nguyễn Lân Dũng cho biết: các biện pháp phòng cúm gia cầm là cho gia cầm uống thường xuyên chế phẩm sinh học vườn sinh thái với nồng độ 3/3 hoặc 5ml/15 lít nước, các chủng vi sinh vật hữu hiệu sẽ ức chế vsv gây bệnh tiêu chảy và cả virut H5N1.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng chế phẩm BTV - kháng thể E.coli nhằm nâng cao sức đề kháng và cải thiện khả năng sinh trưởng cho gà thịt Japfa 202 tại Thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)