Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng chế phẩm BTV - kháng thể E.coli nhằm nâng cao sức đề kháng và cải thiện khả năng sinh trưởng cho gà thịt Japfa 202 tại Thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 50)

Tỷ lệ nuôi sống của gà là tính trạng di truyền số lượng, nó đặc trưng cho từng cá thể, xác định bởi khả năng chống chịu bệnh tật, khả năng thích nghi với môi trường. Mặt khác tỷ lệ nuôi sống còn phụ thuộc vào thức ăn, chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý... Do vậy sử dụng khẩu phần ăn củng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của gà. Nếu thức ăn tốt sẻ làm tăng sức khỏe, tăng khả năng chống chịu bệnh tật của gà nâng cao được tỷ lệ nuôi sống.

Tỷ lệ nuôi sống có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất và giá thành sản phẩm. Để xác định được tỷ lệ nuôi sống của 2 lô gà, chúng tôi theo dõi số con còn sống hàng ngày, hàng tuần và kết quả được trình bày tại bảng 2.3

Bảng 2.3: Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi

ĐVT: %

Lô Tuần tuổi

Lô đối chứng Lô thí nghiệm Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn

1 100,00 100,00 100,00 100,00 2 100,00 100,00 100,00 100,00 3 95,56 95,56 97,78 97,78 4 100,00 95,56 100,00 97,78 5 98,89 94,44 98,89 96,67 6 100,00 94,44 100,00 96,67 Qua bảng 2.3 cho thấy: Tỷ lệ sống ở lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng. Tỷ lệ nuôi sống của lô thí nghiệm và đối chứng ở giai đoạn 1 và 2 tuần tuổi là không có sự khác nhau, tương ứng là 100 %.

Tuần thứ 3 và 4, tỷ lệ nuôi sống của 2 lô đều giảm, tỷ lệ sống lô đối chứng là 95,56 % và lô thí nghiệm là 97,78 % đã có sự khác biệt.

=> Trong những tuần đầu tiên, gà con rất nhạy cảm với sự thay đổi của điều kiện môi trường sống, bởi vì chức năng điều hoà thân nhiệt chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu nên rất dễ nhiễm bệnh. Chính vì vậy, nuôi úm gà con trong giai đoạn này phải thực hiện hết sức chu đáo, nhiệt độ chuồng úm luôn được đảm bảo duy trì, bổ sung các thuốc tăng cường sức khoẻ như glucoza, vitamin C, vaccine và các loại kháng sinh chống sự cảm nhiễm của mầm bệnh.

Tuần thứ 5, tỷ lệ nuôi sống ở cả hai lô lại tiếp tục giảm; ở lô đối chứng là 94,44 % còn của lô thí nghiệm là 96,67 %, lô thí nghiệm có tỷ lệ nuôi sống cao hơn lô đối chứng, cho thấy chế phẩm BTV- Kháng thể E.coli có ảnh hưởng tốt tới tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm.

Kết thúc tuần 6 tỷ lệ nuôi sống của cả hai lô vẫn giữ nguyên như tuần thứ 5, lần lượt ở lô đối chứng là 94,44 % còn của lô thí nghiệm là 96,67 %.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng chế phẩm BTV - kháng thể E.coli nhằm nâng cao sức đề kháng và cải thiện khả năng sinh trưởng cho gà thịt Japfa 202 tại Thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 50)