Khả năng sinh trưởngcủa gà thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng chế phẩm BTV - kháng thể E.coli nhằm nâng cao sức đề kháng và cải thiện khả năng sinh trưởng cho gà thịt Japfa 202 tại Thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 51)

2.4.2.1. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm

Sinh trưởng tích lũy được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.4: Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm

ĐVT: g/con

Tuần tuổi

Lô đối chứng Lô thí nghiệm

Tính chung trng mái Tính chung trống mái

mX Cv (%) X±mX Cv (%) Mới nở 40,27±1,34 10,54 40,24±1,34 10,54 1 176,39±5,88 10,54 179,44±5,98 10,54 2 443,00±14,76 10,54 458,67±15,28 10,54 3 825,34±28,80 10,78 849,99±28,98 10,66 4 1266,53±44,2 10,78 1343,27±45,80 10,66 5 1776,03±62,68 10,84 1897,36±65,40 10,72 6 2412,99b ±85,16 10,85 2517,01a ±86,77 10,72

Ghi chú: Theo hàng ngang, các số trung bình mang các chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chúng mang ý nghĩa thống kê (P< 0,05)

(g/con) 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 Mới nở 1 2 3 4 5 6 Tuần tuổi Lô đối chứng Lô thí nghiệm

Hình 2.1: Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi

Qua bảng 2.4 và hình 2.1. cho thấy: Khối lượng cơ thể gà tăng dần qua các tuần tuổi. Gà cùng sử dụng một loại thức ăn Japfa, cùng một phương thức nuôi dưỡng, điều kiện chăm sóc nhưng gà ở lô sử dụng chế phẩm BTV-

Kháng thể E.coli có khối lượng cơ thể cao hơn. Lô thí nghiệm dùng chế phẩm BTV-Kháng thể E.coli đạt 2517,01g, trong khi đó lô đối chứng không sử dụng

chế phẩm nào chỉ đạt 2412,99 g thấp hơn lô TN là 104,02 g tương ứng 4,31 %. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Điều này chứng tỏ khi bổ sung chế phẩm BTV-Kháng thể E.coli vào nước uống vào giai đoạn úm cho gà có hiệu quả tốt hơn so với khi không sử dụng chế phẩm. Trong quá trình sử dụng chế phẩm bổ sung vào nước uống trong giai đoạn úm gà cho gà thấy rằng: Gà khỏe mạnh, nhanh nhẹn, ăn uống sinh trưởng tốt, ỉa phân ra có khuôn . Do chế phẩm có tác dụng nâng cao sức

đề kháng, phòng trừ hữu hiệu bệnh tiêu chảy do E.coli giúp gà khỏe mạnh, bổ sung dinh dưỡng, lợi dụng thức ăn ăn vào.

Để thấy rõ hơn sự khác nhau về khối lượng gà giữa hai lô được chúng tôi thể hiện qua đồ thị 2.1.

2.4.2.2 Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm:

Trên cơ sở các số liệu theo dõi về khối lượng cơ thể gà qua các tuần tuổi, chúng tôi tính được sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm, kết quả được trình bày tại bảng

Bảng 2.5: Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm (n = 3)

ĐVT: g/con/ngày

Tuần tuổi Lô đối chứng Lô thí nghiệm

ss-1 19,45 19,89 1 – 2 38,09 39,89 2 -3 54,62 55,90 3 – 4 63,03 70,47 4 – 5 72,79 79,16 5 – 6 90,99 98,52 SS-6 56,49 58,97 So sánh % 100 104,39

(g/con/ngày)

Hình 2.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm:

Qua bảng 2.5 và hình 2.2 cho thấy: Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của đàn gà thí nghiệm tăng dần trong những tuần đầu, đạt đỉnh cao ở giai đoạn 5 - 6 tuần tuổi. Nhìn chung tốc độ sinh trưởng tuyệt đối đều tuân theo quy luật chung của gia cầm.

Sinh trưởng tuyệt đối của gà ở lô thí nghiệm luôn cao hơn so với lô đối chứng. Cụ thể ở giai đoạn SS-1 tuần tuổi ở lô thí nghiệm là 19,89 g/con/ngày, ở lô đối chứng đạt 19,45 g/con/ngày với mức độ chênh lệch là 0.44 g. Giai đoạn 5-6 tuần tuổi gà ở lô thí nghiệm có sinh trưởng tuyệt đối đạt mức cao nhất là 98,52g/con/ngày, ở lô đối chứng đạt 90,99 g/con/ngày với mức độ chênh lệch là 7,53g. Từ SS-6 tuần tuổi lô đối chứng đạt 46,49 g/con/ngày, ở lô thí nghiệm là 58,97 g/con/ngày với mức độ chênh lệch là 2,48g.

Điều đó chứng tỏ lô thí nghiệm sử dụng chế phẩm BTV- Kháng thể

E.coli có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối cao hơn lô đối chứng không sử dụng chế phẩm vào nước uống trong giai đoạn úm gà con. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4.2.3. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm

Kết quả sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm được trình bày ở bảng 2.6.

Bảng 2.6. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm (%) (n = 3)

Tuần tuổi Lô đối chứng Lô thí nghiệm

SS-1 125,65 126,73 1-2 86,09 87,52 2-3 60,29 59,80 3-4 42,18 44,98 4-5 33,49 34,20 5-6 30,41 32,07

Qua bảng 2.6 cho thấy: gà Japfa202 ở 2 lô đều có tốc độ sinh trưởng tương đối giảm dần theo sự tăng lên của tuổi. Nhìn chung tốc độ sinh trưởng của nhóm gà thí nghiệm đều tuân theo quy luật sinh trưởng chung của gia cầm cao nhất ở tuần đầu tiên: Lô đối chứng đạt 125,65 %, lô thí nghiệmđạt 126,73 % và giảm dần ở các tuần tiếp theo, thấp nhất ở tuần thứ 6. Bắt đầu từ tuần thứ 3 trở đi, tốc độ sinh trưởng bắt đầu giảm mạnh và tới tuần thứ 6 lô đối chứng còn là 30,41 %, lô thí nghiệm là 32,07 %.

Hình 2.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng chế phẩm BTV - kháng thể E.coli nhằm nâng cao sức đề kháng và cải thiện khả năng sinh trưởng cho gà thịt Japfa 202 tại Thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 51)