Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng chế phẩm BTV - kháng thể E.coli nhằm nâng cao sức đề kháng và cải thiện khả năng sinh trưởng cho gà thịt Japfa 202 tại Thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 40)

2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.

Theo Đỗ Trung Cứ (1998) [4], vi khuẩn đường tiêu hóa là một quần thể rất nhiều loài vi khuẩn sống cộng sinh. Tập đoàn vi sinh vật rất đa dạng, sự tồn tại trong đường tiêu hóa cũng phải tuân theo những quy luật khắc nghiệt của tự nhiên đó là quy luật đấu tranh sinh tồn. Vi khuẩn E.coli

là tác nhân quan trọng trong các bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa. Nó là một vi khuẩn chiếm nhiều nhất trong các loại vi khuẩn hiếu khí trong đường tiêu hóa của động vật.

Tô Minh Châu và cs (2002) [3], đã tiến hành phân lập và định type vi khuẩn E.coli trên gà, trứng gà. Qua xét nghiệm 103 mẫu bệnh phẩm gồm 53 gà thịt và 50 trứng gà thu thập từ quận Thủ Đức và vùng lân cận (TP. Hồ Chí Minh), đã phân lập được 73 chủng E.coli (45,63%), trong số đó có 38 chủng phân lập từ gà và 9 chủng phân lập từ trứng. Có 3 type E.coli được xác định là 01:K1, 02:K2, và 078:K80.

Nước ta tuy chưa có công nghiệp chế biến men gia súc nhưng những biện pháp lên men truyền thống đã được áp dụng vào chế biến thức ăn gia súc từ lâu như việc ủ men rượu, bia. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Phước (1980) [14]chỉ ra rằng với 1 tấn thức ăn nuôi cấy trong 8 giờ bằng men rượu có thể sản sinh ra được 7 kg protein, tức là bằng lượng protein của 1 con lợn thịt nặng khoảng 30-35 kg. Thêm vào đó vi sinh vật còn chứa trong tế bào enzyme và nhiều yếu tố quan trọng chưa xác định được trong đó một số có khả năng sản sinh ra các sinh tố.

Nguyễn Quang Thạch và cs (1999) [15] đã nghiên cứu ảnh hưởng của EM đến sự phát triển và chống đỡ bệnh tật của gà tại trường Đại học Nông Nghiệp I- Hà Nội và tại Trại Mai Lâm- Đông Anh trên gà Goldline và gà AA cho kết quả: Đàn gà sử dụng EM đã tăng tỷ lệ đẻ và khối lượng trứng.

Viện Công nghệ thực phẩm (2001) [23] đã nghiên cứu bổ sung Enzyme Phytaza Ronozyme P trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi gà sinh sản Lương Phượng có tác dụng tăng tỷ lệ đẻ trứng 2%, tăng năng suất trứng/12 tuần đẻ, tăng độ dày bền vỏ trứng và tỷ lệ nở/tổng số trứng ấp, giảm chi phí thức ăn.

Khi nghiên cứu về sử dụng chế phẩm VITTOM 1.1 để phòng trị bệnh đường tiêu hóa cho gà thịt thương phẩm, Tạ Thị Vinh (2002) [23] đã kết luận: VITTOM 1.1 có tác dụng tốt đối với gà bị tiêu chảy, sản phẩm dùng an toàn,

tăng khả năng tiêu hóa thức ăn ở gà. Tỷ lệ tăng trọng lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng 11,8%.

Năm 2003, TS. Võ Thị Hạnh, phó phòng vi sinh vật ứng dụng cùng cộng sự đã tự mày mò sản xuất ra VEM- chế phẩm dạng lỏng chứa tập đoàn vi sinh vật hữu ích như vi khuẩ lactic, bacilus, nấm men và vi khuẩn quang dưỡng. Sau khi cho ra đời VEM vào cuối năm 2004, nhóm nghiên cứu đã pha loãng chế phẩm này với nước tỷ lệ 1/1000 (1lít VEM với 1000lít nước) cho 4000 con gà tại trang trại Trung Hậu, Bình Dương, uống hàng ngày. Kết quả: Các chủng vi sinh giúp giảm lượng tiêu tốn thức ăn là 1,8% so với những con không được uống VEM (1,88).

Theo Phạm Công Thiếu (2006) [19] bổ sung Phytaza vào thức ăn hỗn hợp nuôi gà Lương Phượng sinh sản không làm ảnh hưởng đến khả năng thu nhận thức ăn, khả năng sinh trưởng và tỷ lệ nuôi sống, sức kháng bệnh của đàn gà bố mẹ. Làm giảm tỷ lệ hao hụt đàn 1,19%, mang lại hiệu quả kinh tế, làm giảm chi phí tiền ăn 1 gà con giống là 87,41 đồng, tăng hiệu quả chuyển hóa 6,89%.

Theo Phùng Đức Tiến (2006) [21] bổ sung Enzyme Avizyme 1502 vào khẩu phần thức ăn có tỷ lệ cám gạo khác nhau đã làm tăng khối lượng gà thí nghiệm từ 4,78- 8,69%, giảm tiêu tốn thức ăn 2,82- 6,37%, giảm chi phí thức ăn 1,12- 4,78%.

Chế phẩm Lactovet được chế tạo từ chủng vi sinh vật Lactobacillus acidophilus bằng công nghệ lên men sục khí trong trong môi trường nuôi cấy thích hợp tạo ra các loại vitamin và các acid amin có tác dụng cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, khống chế sự phát triển của các loại vi sinh vật có hại, phòng một số bệnh tiêu chảy và kích thích tiêu hóa, nâng cao tỷ lệ chuyển hóa thức ăn, tăng sức đề kháng.

Theo khảo sát của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Long cũng cho thấy, sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi giúp cải thiện môi trường sống cho người lao động, tiết kiệm 10% chi phí thức ăn, tăng trọng lượng khoảng 5% so với thông thường và đảm bảo chất lượng thịt. Chế phẩm sinh học còn giúp phân hủy phân, giảm mùi hôi thối và các khí độc nơi chuồng trại, giảm rõ rệt tỷ lệ mắc bệnh cho vật nuôi.

2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Trên thế giới, việc ứng dụng vi sinh vật làm thức ăn cho gia súc đã được thực hiện trong khoảng vài chục năm trở lại đây và đã thu được những kết quả khả quan. Người ta đặt khá nhiều hy vọng vào các loại thức ăn tổng hợp có giá trị dinh dưỡng cao, giá thành hạ.

Cộng hòa Liên bang Nga đã nghiên cứu sản xuất ra chế phẩm VITTOM 1.1 và VITTOME 3 là những chế phẩm sinh học đa dạng quần thể vi khuẩn Bacillus subtilis chủng VKPMV- 7092 protein kháng thể (interferon) có tính đối kháng cao với nhiều loại vi sinh vật gây bệnh, có hoạt tính chống virus mạnh. Chế phẩm này đã được ứng dụng nhiều trong chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi lợn.

Junzo Kokubu (1996) [30] khi sử dụng EM vào thức ăn cho lợn và bò thí nghiệm thì chúng vẫn tăng trưởng nhanh mà không cần sử dụng kháng sinh hay các hoocmon sinh trưởng khác nên khi mổ thịt thì màu sắc thịt tươi, để được lâu hơn.

Trong chăn nuôi thì chăn nuôi gia cầm có nhiều thuận lợi hơn các loại gia súc khác. Theo Bessel, (1987) [27] thì 1 con gà mái nặng 3 kg 1 năm có thể sản xuất ra 300 kg thịt. Cùng với những tiến bộ về di truyền, nghiên cứu về chế phẩm sinh học ngành chăn nuôi gia cầm đã có những tiến bộ vượt bậc. Nhờ đó mà các kết quả nghiên cứu về các chế phẩm sinh học được áp dụng và sản xuất giúp năng xuất và chất lượng thịt ở các nước trên thế giới không

ngừng tăng lên nó đòi hỏi các nhà nghiên cứu, các nhà chăn nuôi phải không ngừng cải tiến về mặt di truyền, chế phẩm sinh học để tạo ra sản phẩm có chất lượng. Vấn đề này đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm, đẻ tạo ra giống gà có năng suất cao,chất lượng tốt.

Đối với các nước trên thế giới thì công nghiệp chăn nuôi kết hợp phối trộn chế phẩm sinh học đã phát triển từ rất lâu đặc biệt là các nước có nền khoa học, chăn nuôi phát triển như mỹ và Châu Âu. Họ đã tiến hành nghiên cứu chọn lọc rồi lai tạo ra những con lai với những phẩm chất ưu tú ghép lại những dòng, giống khác nhau như Avian, AA, babcock,Isa Brown, Hyline quy trình hiện đại khép kín và Japfa 202 là một trong số đó.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng chế phẩm BTV - kháng thể E.coli nhằm nâng cao sức đề kháng và cải thiện khả năng sinh trưởng cho gà thịt Japfa 202 tại Thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 40)