8. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.3.2. Những hạn chế
- Việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng vẫn còn khá chậm do nhiều nguyên nhân chủ yếu về cây giống, con giống, kỹ thuật canh tác và trình độ lao động ...chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nên dẫn tới sản lƣợng ngành chăn nuôi chƣa cao và sản lƣợng ngành trồng trọt dù hiện tại tăng trƣởng khá nhƣng không bền vững và vẫn chƣa đạt mục tiêu của huyện.
- Đối với nguồn đất đai một phần do biến đổi khí hậu, một phần do thủy điện xây dựng trên thƣợng nguồn sông Sêrêpok khá nhiều dẫn tới nguồn nƣớc tƣới bị ảnh hƣởng nghiêm trọng khiến thiếu nƣớc phục vụ sản xuất nông nghiệp vào mùa khô làm gia tăng diện tích đất bị hoang hóa kéo theo đất dành cho sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp dần.
- Nguồn vốn hỗ trợ nông nghiệp dù đã có chủ trƣơng nhƣng những hộ gia đình và chủ trang trại vẫn khó tiếp cận nguồn vốn ƣu đãi nên nguồn vốn chƣa thực sự trở thành nguồn lực để phát triển nông nghiệp
- Nguồn lao động tuy dồi dào nhƣng chiếm hầu hết là lao động phổ thông gần nhƣ thiếu kiến thức sản xuất nông nghiệp hiện đại, chủ yếu kinh nghiệm và hiểu biết về sản xuất nông nghiệp thông qua truyền miệng và do lao động lâu năm tích lũy đƣợc
- Các hình thức sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu tập trung vào các hình thức tổ chức sản xuất trang trại chƣa có sự đa dạng trong tổ chức sản xuất nông nghiệp
- Thị trƣờng tiêu thụ còn nhỏ, hẹp, manh mún... và còn khá nhiều khâu trung gian và phức tạp nên ngƣời chịu thiệt thòi trong mọi trƣờng hợp đƣợc giá hay mất mùa nông sản đều là những ngƣời nông dân sản xuất trực tiếp. Ngoài ra thị trƣờng tiêu thụ chƣa thật sự đa dạng và không đƣợc quan tâm cũng nhƣ quảng bá hiệu quả.