Các điều kiện khoa học kỹ thuật

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp Huyện Buôn Đôn Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 50)

8. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

2.1.3. Các điều kiện khoa học kỹ thuật

Tình hình áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp ở huyện Buôn Đôn còn rất nhiều hạn chế.

Đối với ngành trồng trọt: Do đặc điểm các loại cây trồng chủ lực đƣợc chọn trên địa bàn huyện Buôn Đôn đều cần diện tích đất lớn nhƣ cà phê, tiêu, ca cao, điều... nhƣng để tiết kiệm diện tích đất cũng nhƣ công chăm sóc nên các loại cây trồng này đƣợc các hộ nông dân trồng xen canh ví dụ: cà phê trồng dƣới trụ cây tiêu, hoặc dƣới tán cây điều, ca cao trồng xen điều.... Do kỹ thuật trồng những loại cây này không khó, tuy nhiên khi cây chƣa trƣởng thành thì phải mất công làm cỏ và tƣới là chủ yếu. Nhƣng do bố trí sát nhau nên không thể đƣa máy cắt cỏ vào sử dụng đại trà mà chỉ ở những khoảnh nhất định, còn chủ yếu dùng sức lao động thủ công

Hơn nữa, rẫy nƣơng thƣờng ở những vùng xa nơi dân cƣ nên điện khá yếu không thể sử dụng máy móc thƣờng xuyên. Duy nhất trong việc trồng và chăm sóc chỉ có khâu tƣới nƣớc do điện tích lớn nên mới áp dụng kỹ thuật mới nhất ví dụ: sử dụng máy bơm nƣớc đa năng hao tổn điện năng ít nhất nhƣng công suất lớn. Một số nông dân còn mắc dàn tƣới quy mô và hiện đại ít hao tổn sức ngƣời nhƣng chi phí khá lớn để có thể đầu tƣ một dàn tƣới.

Vì vậy quá trình cơ giới hóa nông nghiệp và áp dụng các quy trình kỹ thuật sản xuất tiên tiến diễn ra rất chậm chỉ đạt khoảng 25%, số máy móc

Đối với ngành chăn nuôi cũng trong tình trạng tƣơng tự, đối với các trang trại chăn nuôi lớn, quy củ theo tiêu chuẩn C.P đầu tƣ xây dựng hàng

chục nghìn m2 chuồng trại theo kỹ thuật chuồng Ivec khép kín; lắp hệ thống thông gió, cung cấp nƣớc uống tự động và cơ giới hóa khâu vệ sinh chuồng nuôi. Tuy nhiên các trang trại này cần rất nhiều vốn, kỹ thuật và trên địa bàn huyện số lƣợng rất ít. Số các gia trại còn lại hầu hết là các trang trại chăn nuôi nhỏ, lẻ và một số hộ chăn nuôi trang bị thiết bị máy móc không đồng bộ, mang tính tự phát. Ngoài ra những ngƣời phụ trách vận hành máy móc, sửa chữa các loại máy móc lại không qua đào tạo bài bản, dẫn đến việc thực hiện quy trình sử dụng, bảo dƣỡng còn hạn chế, làm giảm chất lƣợng và tuổi thọ máy…

Hiện tại Phòng Nông nghiệp huyện Buôn Đôn đã có nhân viên khuyến nông chịu trách nhiệm phổ biến kiến thức, bồi dƣỡng cho bà con nông dân trên địa bàn huyện về cách chăm sóc cây, con đúng quy cách

- Thuận lợi:

Các hộ nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa, lạc hiệu quả thấp sang trồng rau, củ quả... Nhờ viện Eakmat chuyển giao kỹ thuật và đƣa các giống cây trồng mới, năng suất cao, có giá trị kinh tế vào sản xuất nên hiệu quả kinh tế đã tăng lên rõ rệt.

Nếu trƣớc đây, ngƣời nông dân huyện Buôn Đôn chủ yếu sản xuất theo tập quán canh tác truyền thống, thì nay họ đã đƣợc sự hỗ trợ từ cán bộ kỹ thuật trực tiếp chỉ đạo, hƣớng dẫn cụ thể từ khâu làm đất tới kỹ thuật chăm sóc cây trồng

Với mục tiêu nâng cao năng suất chất lƣợng và đảm bảo phát triển cà phê bền vững, chính quyền địa phƣơng cũng đã khuyến cáo ngƣời dân sử dụng giống mới qua chọn lọc lai tạo, ghép cải tạo thay đổi giống vƣờn cây già cỗi; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật bón phân theo độ phì đất và năng suất cây trồng giúp giảm chi phí, xây dựng các mô hình đa dạng hóa cây trồng trong

vƣờn cà phê bằng cách trồng xen các loại cây lâu khác đã nâng cao thu nhập cho nông dân từ 15-30% so với trồng thuần cà phê; triển khai áp dụng chƣơng trình canh tác bền vững cây cà phê theo hƣớng VietGAP, chƣơng trình sản xuất cà phê sạch theo tiêu chuẩn 4C…nhờ vậy năng suất đã đƣợc tăng lên đáng kể, ổn định và chất lƣợng vƣờn cây đƣợc cải thiện. Trong khâu chế biến cũng đã ứng dụng công nghệ sơ chế sử dụng enzyme trong chế biến ƣớt tiết kiệm nƣớc, tiết kiệm điện năng, giảm hạt vỡ và tróc vỏ.

Về chăn nuôi, chính quyền địa phƣơng cũng đang có kế hoạch từng bƣớc cải tạo đàn bò vàng địa phƣơng nhằm nâng cao tầm vóc, chất lƣợng đàn bò hiện có theo hƣớng Zêbu hoá (bằng phƣơng pháp thụ tinh nhân tạo và nhảy trực tiếp); từng bƣớc chọn lọc tạo lập đàn bò cái nền lai Zebu để tiếp tục phối giống với các con giống bò thịt cao sản tạo ra đàn bò thịt chất lƣợng cao...

- Khó khăn:

Trình độ cạnh tranh thị trƣờng của các hộ nông dân huyện còn thấp, xu hƣớng phát triển sản phẩm hƣớng tới giá trị gia tăng cao còn chậm. Sự phối hợp giữa nông nghiệp và công nghiệp chƣa đƣợc khai thông một phần do khoa học kỹ thuật áp dụng còn hạn chế

Bên cạnh đó đó đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở chƣa thực sự đảm bảo về số lƣợng, trình độ và chế độ đãi ngộ chƣa đảm bảo kích thích trong hoạt động chuyên môn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp Huyện Buôn Đôn Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)