Các tiêu chí của phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp Huyện Buôn Đôn Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 29)

8. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.2.2. Các tiêu chí của phát triển nông nghiệp

Tóm lại từ quan niệm chung về phát triển và các mô hình lý thuyết nêu trên có thể thấy phát triển nông nghiệp là quá trình vận động đi lên không ngừng theo hƣớng ngày càng hoàn thiện hơn của sản xuất nông nghiệp cả về phân bổ khai thác nguồn lực, tổ chức sản xuất, năng suất để sản lƣợng nông nghiệp có thể gia tăng và duy trì ở mức tiềm năng.[12]

Sự phát triển nông nghiệp có những đặc điểm riêng thể hiện qua các nội dung sau:

a. Gia tăng quy mô sản xuất nông nghiệp

Gia tăng quy mô sản xuất nông nghiệp là tăng tổng sản lƣợng mà các ngành sản xuất nông nghiệp tạo ra trong môt thời gian nhất định, tuy nhiên sự gia tăng sản xuất này còn phải đƣợc duy trì ổn định trong thời gian dài. Nghĩa là trƣớc những biến động từ nhiều nhân tố nhƣ điều kiện tự nhiên, biến động thị trƣờng...sản lƣợng của sản xuất nông nghiệp vẫn bảo đảm gia tăng. Sản lƣợng nông nghiệp đạt đƣợc cao hay thấp thể hiện quy mô lớn hay nhỏ của nền sản xuất nông nghiệp. Sản lƣợng nông nghiệp đạt đƣợc nhờ sự phân bổ và kết hợp sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp nói chung - phát triển theo

chiều rộng và nâng cao hiệu quả phân phối và sử dụng nguồn lực - phát triển theo chiều sâu.

Do vậy ngành nông nghiệp đƣợc coi là gia tăng quy mô thể hiện qua những chỉ tiêu sau:

* Mức tăng tổng sản lƣợng nông nghiệp qua các năm. * Mức tăng tổng giá trị sản lƣợng hàng hóa nông nghiệp

* Mức tăng và tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất nông nghiệp qua các năm.

* Mức tăng tỷ lệ đóng góp của giá trị sản xuất nông nghiệp vào giá trị tổng sản phẩm qua các năm

* Tổng diện tích gieo trồng qua các năm * Tổng đàn gia súc, gia cầm qua các năm

b. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nông nghiệp

Sự phát triển nông nghiệp có thể đạt đƣợc qua nhiều cách: Có thể huy động thêm các nguồn lực để tăng quy mô sản xuất, hoặc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực nhƣ sử dụng giống mới, chủ động tăng diện tích tƣới tiêu để tăng vụ, áp dụng các điều kiện tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất…. Nếu lựa chọn cách phát triển thứ nhất thì dƣờng nhƣ gặp phải khó khăn hơn khi nhiều nguồn lực trong nông nghiệp bị giới hạn cứng chẳng hạn nhƣ diện tích đất canh tác. Nhƣng nếu lựa chọn xu hƣớng phát triển thứ hai sử dụng các nguồn lực hiệu quả trong khi các nhân tố khác lại không bị giới hạn thì năng suất nông nghiệp vẫn gia tăng. Đây cũng là xu hƣớng chính để gia tăng sản lƣợng nông nghiệp trong tƣơng lai

Mức độ huy động và hiệu quả sử dụng các nguồn lực nông nghiệp đƣợc phản ánh ở các chỉ tiêu gồm:

* Giá trị sản lƣợng nông nghiệp (hay sản lƣợng nông nghiệp) /đơn vị diện tích đất/ năm.

* Tỷ lệ diện tích đƣợc cơ giới hóa/ tổng diện tích canh tác.

* Tổng số vốn đầu tƣ cho nông nghiệp và giá trị sản lƣợng /đơn vị vốn * Tổng số lao động nông nghiệp và giá trị sản lƣợng (hay sản lƣợng)/đơn vị lao động [ 12 ]

c. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp hợp lý

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp là quá trình phát triển của các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp dẫn đến sự tăng trƣởng khác nhau giữa các ngành và làm thay đổi mối quan hệ tƣơng tác giữa chúng so với một thời điểm trƣớc đó mà thƣờng là so với năm trƣớc. Lý do cần phải chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp gắn liền với thực tiễn khách quan để tận dụng những tiềm năng chƣa khai thác hết và tăng lợi thế sinh thái của từng vùng cho sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn.

Do đó chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp phù hợp là một tất yếu, cần thiết để phát triển nông nghiệp bởi sự thay đổi các bộ phận và yếu tố của sản xuất nông nghiệp từ đó thay đổi tỷ trọng các yếu tố đầu ra trong đó các bộ phận cấu thành đƣợc tạo ra từ các yếu tố đầu vào có trình độ kỹ thuật công nghệ canh tác có trình độ cao và hiện đại có xu thế tăng dần làm cho sản lƣợng tăng lên

Nội dung này đƣợc phản ánh bằng các chỉ tiêu sau:

* Sự thay đổi sản lƣợng hay giá trị sản lƣợng của cây trồng hay vật nuôi trong tổng sản lƣợng hay giá trị tổng sản lƣợng trồng trọt hay chăn nuôi theo thời gian

* Sự thay đổi tỷ trọng của sản lƣợng hay giá trị sản lƣợng của từng ngành trong tổng sản lƣợng hay giá trị tổng sản lƣợng nông nghiệp theo thời gian

* Sự thay đổi sản lƣợng hay giá trị sản lƣợng của ngành trong tổng sản lƣợng hay giá trị tổng sản lƣợng nông nghiệp theo thời gian

d. Hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp

Trong nông nghiệp tồn tại nhiều thành phần kinh tế khác nhau tùy mỗi quốc gia, mỗi vùng mà số lƣợng các thành phần kinh tế cũng khác nhau. Các thành phần kinh tế cơ bản nhƣ : kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, tƣ nhân, hộ gia đình….Vì vậy, việc lựa chọn những mô hình phát triển tổ chức sản xuất nông nghiệp cho phù hợp từ mô hình sản xuất hộ gia đình sản xuất tổng hợp tự cung tự cấp với năng suất thấp sang mô hình trang trại, hợp tác xã, kinh tế tập thể… Trong đó kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại là lực lƣợng chủ yếu trực tiếp tạo ra các nông, sản phẩm cho nền kinh tế quốc dân và kinh tế hộ tự chủ chuyên canh với năng suất cao cùng cách thức kết hợp các yếu tố đầu vào theo hƣớng tiến bộ hơn nhờ đó mà làm gia tăng sản lƣợng, nông dân tích lũy đƣợc vốn, kinh nghiệm trong quản lý và sản xuất, tích tụ ruộng đất, thúc đẩy hình thành các cơ sở chế biến tập trung, tạo điều kiện thu hút lao động nông thôn, phân công lao động xã hội và thúc đẩy xây dựng nông thôn mới.

Nội dung này đƣợc thể hiện qua các tiêu chí :

* Số lƣợng các hộ và đơn vị sản xuất nông nghiệp tăng hay giảm qua các năm

* Quy mô lớn, vừa hoặc nhỏ của các hộ và các đơn vị sản xuất tăng hay giảm qua các năm

* Số lao động đƣợc thuê làm trong các hộ gia đình và các đơn vị sản xuất tăng hay giảm qua các năm

* Giá trị hàng hóa của các mô hình sản xuất đạt đƣợc tăng hay giảm qua các năm

g. Nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của sản xuất nông nghiệp

Nội dung này thể hiện ở việc tạo ra nhiều việc làm và gia tăng thu nhập cho ngƣời lao động tức là phải làm cho ngƣời sản xuất có sự quan tâm thoả đáng đến kết quả sản xuất. Khi nông nghiệp đảm bảo thu nhập cho ngƣời sản xuất điều này sẽ đóng góp vào gia tăng sản lƣợng ở nông thôn nói chung và nông nghiệp nói riêng vì chúng gắn với lợi ích của họ.

Do đó rất cần phải nâng cao trình độ cho ngƣời sản xuất để họ có thể áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất. Nhận thức đúng đắn trong việc sử dụng những loại giống mới, phân bón, thuốc trừ sâu...khi đại bộ phận ngƣời nông dân có thể áp dụng đƣợc những kỹ thuật canh tác khi đó sản lƣợng sẽ tăng nhanh

Khi tỷ lệ nông dân nghèo đói tại các vùng nông thôn gia tăng, nông dân sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của bản thân bằng cách khai thác tận lực các nguồn lực tự nhiên để kiếm thêm thêm thu nhập nhƣ phá rừng, săn bắt, khai thác triệt để mọi loại sinh vật với đủ mọi kích cỡ...Hệ quả là ô nhiễm môi trƣờng, cạn kiệt tài nguyên đất, không khí và nguồn nƣớc dẫn tới thu nhập của họ bị giảm sút và lạo rơi vào vòng luẩn quẩn của đói nghèo.

Do đó với các chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc thông qua nhiều kênh sẽ là những nỗ lực thúc đẩy cải thiện cuộc sống cho ngƣời nông dân đảm bảo an sinh xã hội ổn định, lâu dài

Nội dung này đƣợc phản ánh bằng những tiêu chí sau: * Tạo thêm việc làm hàng năm cho lao động nông thôn.

* Tạo thêm việc làm phi nông nghiệp từ khu vực nông thôn cho lao động nông thôn.

* Thực hiện tốt và sử dụng hiệu quả các chính sách nông nghiệp * Gia tăng thu nhập bình quân của lao động nông nghiệp

* Số lƣợng các lớp tập huấn đối với lao động hàng năm * Số lƣợng lao động đƣợc tập huấn hàng năm

* Tỷ lệ hộ nghèo đƣợc giảm hàng năm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp Huyện Buôn Đôn Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)