Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp Huyện Buôn Đôn Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 94)

2020

3.2.2. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trên địa bàn huyện

mới có hiệu quả cao, phù hợp với địa bàn nhƣ: Mô hình chăn nuôi heo rừng, mô hình chăn nuôi gà thả vƣờn....

Hàng năm ngân sách huyện bố trí ít nhất 500 triệu đồng từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế để: triển khai xây dựng các mô hình trình diễn về cây, con năng suất cao và cải tạo vƣờn tạp cho các hộ đồng bào. Tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật; tổ chức các đợt tham quan, học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh…

Bên cạnh đó cần bố trí kinh phí để hỗ trợ cho các dự án đầu tƣ phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hƣớng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có hiệu quả mang tính tiên phong trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, có giá trị kinh tế và hiệu quả cao, có thể nhân rộng trong vùng; tạo điều kiện cho các hộ nông dân, các xã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo định hƣớng.

Huyện đã có kế hoạch bố trí 0,5% trong tổng kinh phí chi thƣờng xuyên ngân sách huyện cho công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Ngoài ra, huy động các nguồn vốn của gia đình, doanh nghiệp, HTX, các nguồn vốn vay tín dụng khác để thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

3.2.2. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trên địa bàn huyện huyện

a. Tận dụng diện tích đất hiện có

Buôn Đôn có quỹ đất lớn, điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp phát triển nông lâm nghiệp. Diện tích đất trang trại những năm trƣớc đây tăng cao do sự tích tụ ruộng đất và một số khu vực vùng sâu, vùng xa đã khai thác những vùng đất hoang hoá, đất trống đồi núi trọc để canh tác. Tuy nhiên, việc khai

thác sử dụng vẫn còn mang tính tự phát, chƣa phát huy hết tiềm năng đất đai, hiện nay việc phát triển theo chiều rộng về quy mô đã hạn chế, vì vậy quy hoạch phát triển trang trại phải đi sâu thâm canh, đầu tƣ công nghệ để nâng cao hiệu quả trang trại. Bên cạnh đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp luôn bị thu hẹp hàng năm do hiện tƣợng đất cằn và thiếu nƣớc canh tác . Vì vậy cần có kế hoạch sử dụng hiệu quả quỹ đất còn đang canh tác

- Trƣớc tiên cần quan tâm bố trí kinh phí đầu tƣ và có kế hoạch đầu tƣ xây dựng, kiên cố hóa kênh mƣơng, duy tu, sữa chữa các công trình thủy lợi đã xuống cấp, đầu tƣ cứng hóa các đƣờng trục chính giao thông nội đồng nhằm đảm bảo nƣớc tƣới phục vụ sản xuất hạn chế những vùng đất bị hoang hóa thêm hàng năm. Khuyến khích đầu tƣ nhân dân xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ nhằm chủ động nguồn nƣớc phục vụ sản xuất, trong đó quan tâm đảm bảo nguồn nƣớc tƣới cho diện tích lúa nƣớc, cà phê, ca cao, hồ tiêu…theo quy họach

- Bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp và phát huy hiệu quả cao nhất đối với từng vùng theo bản đồ khả năng thích nghi cây trồng và chất đất; tăng cƣờng đầu tƣ thâm canh, đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật nhƣ: cơ giới hoá sản xuất; áp dụng các biện pháp quản lý dinh dƣỡng, dịch hại tổng hợp (ICM, IPM…) trên cây trồng nhằm nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế, bảo vệ sinh thái môi trƣờng.

- Khuyến khích các trang trại trồng cây phân tán trên nƣơng rẫy, vƣờn cây cà phê, ca cao, hồ tiêu…để tạo bóng mát, chắn gió và cải thiện môi trƣờng sinh thái, góp phần sản xuất nông lâm nghiệp bền vững. Đối với điều kiện đất rừng của huyện Buôn Đôn không còn đất để quy hoạch trang trại đạt tiêu chí, tuy nhiên đối với việc trồng rừng phân tán có thể quy hoạch trên địa bàn các xã Ea Wer, Ea Huar và Krông Na.

- Sử dụng có hiệu quả các loại đất còn khả năng mở rộng nhƣ đất gò đồi, đất bãi bồi ven sông, đất ngập úng, trũng... Tận dụng mặt nƣớc tại các lòng hồ thủy điện, công trình thủy lợi nằm trên địa bàn xã Ea Nuôl, Ea Wer, Ea Huar, Tân Hòa, Cuôr Knia và Krông Na bố trí hình thức nuôi trồng kết hợp trong các trang trại trồng trọt, chăn nuôi, tổng hợp; hoặc tại các vùng ruộng trũng tập trung ở các vùng dọc theo sông, hồ, ao hồ nhỏ.

- Đƣa đất chƣa sử dụng có khả năng khai thác vào phát triển sản xuất nông nghiệp: Cụ thể đất trống, đồi thƣa, đồi núi trọc ở xã Krông Na, Ea Wer, Ea Huar sớm qui hoạch và có chính sách khuyến khích kêu gọi đầu tƣ phát triển trang trại trồng cỏ chăn nuôi, sản xuất nguyên liệu giấy, trồng cây công nghiệp...Đối với các trang trại đã đƣợc cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại; ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ mới vào một số mô hình sản xuất phù hợp với quy hoạch, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hƣớng sản xuất hàng hóa; và chƣa đƣợc hỗ trợ từ bất kỳ nguồn kinh phí nào của Nhà nƣớc và không thuộc đối tƣợng vay hỗ trợ lãi suất thì huyện sẽ trích kinh phí hàng năm hỗ trợ. Mức hỗ trợ cụ thể : Đối với mô hình công nghệ cao hỗ trợ tối đa 40% mức chi phí về giống và tối đa 20% chi phí vật tƣ chính và một phần chi phí chuyển giao công nghệ; mức hỗ trợ tối đa không quá 50 triệu đồng/mô hình. Đối với mô hình bảo quản chế biến sản phẩm và nghành nghề khác: hỗ trợ tối đa 50% trang thiết bị chính nhƣng tổng mức hỗ trợ không quá 75 triệu đồng/mô hình...[ 22].

b. Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp

Nhu cầu về vốn của các chủ trang trại, và các hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ hiện nay là rất lớn; vốn vay từ các tổ chức tín dụng còn rất hạn chế, chủ yếu các chủ trang trại tiếp cận đƣợc vốn vay từ các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy nhiên khi vay vốn ngân hàng các chủ trang trại

còn gặp phải một số khó khăn nhƣ: Lƣợng vốn cho vay còn thấp so với nhu cầu phát triển của chủ trang trại. Thời gian cho vay chủ yếu là vay ngắn hạn; nguồn vốn trung và dài hạn ít không đáp ứng đƣợc nhu cầu vay. Thủ tục vay vốn phức tạp, thời gian giải ngân chậm, tỷ lệ vốn cho vay thấp hơn rất nhiều so với giá trị tài sản thế chấp...nên đã phần nào gây tâm lý e ngại đối với ngƣời đi vay.

Bản chất trang trại là một doanh nghiệp nông nghiệp nhỏ, không phải là đối tƣợng cần có ƣu đãi gì đặc biệt nhƣ các hộ nông dân nghèo nhƣng cần đƣợc dễ dàng tiếp cận với các dòng tín dụng thƣơng mại. Kết quả điều tra cho thấy có đến 90 % chủ trang trại thiếu vốn để phát triển sản xuất, nguồn vốn chủ yếu là vốn tự có. Nhằm huy động nguồn vốn cho phát triển kinh tế trang trại có thể áp dụng các giải pháp sau:

+ Các trang trại đã bƣớc vào giai đoạn có sản phẩm thu hoạch thì trang trại có thể sử dụng ngay trang trại để làm vật thế chấp vay vốn ngân hàng.

+ Các trang trại đang trong quá trình đầu tƣ thì đề nghị trang trại đƣợc xem nhƣ là một dự án đầu tƣ và đƣợc vay vốn theo dự án. Thời hạn đƣợc vay phải phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của từng loại sản phẩm.

- Đối với kinh tế hộ gia đình thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hƣớng sản xuất tập trung đầu tƣ công nghệ cao, quy mô lớn, có nhu cầu vay vốn để đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất chế biến, đầu tƣ xây dựng cơ bản vƣờn cây... thì đƣợc vay vốn với lãi suất ƣu đãi, thời hạn vốn vay tối thiểu bằng thời gian mà cây con đã thu hoạch sản phẩm đầu tiên.

- Đối với vùng sâu, vùng xa, những hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc có chí làm giàu và có khả năng làm giàu, Ngân hàng chính sách ƣu tiên cho

những hộ này vay vốn đầu tƣ sản xuất, lập trang trại, tạo mô hình và hƣớng dẫn nông dân trong vùng phát triển nông, lâm, ngƣ nghiệp.

- Các tổ chức khuyến nông, hội nông dân, các cơ quan quản lý chức năng Nhà nƣớc trên địa bàn cần bám sát thực tế của các trang trại, giúp các trang trại lập các phƣơng án sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tƣ, thủ tục xin vay vốn. Ngành ngân hàng phải trực tiếp tham gia vào công việc tƣ vấn cho các chủ trang trại, có nhƣ vậy mới đảm bảo đầu tƣ chắc chắn có hiệu quả và thu hồi đúng thời hạn.

- Đối với các trang trại đã đƣợc cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại, nhƣng chƣa đƣợc vay ƣu đãi từ Quỹ đầu tƣ phát triển của Tỉnh. Có diện tích và quy mô theo quy định đối với từng loại cây con và áp dụng công nghệ sẽ đƣợc hỗ trợ lãi suất tiền vay: Ngân hàng tỉnh có kế hoạch hỗ trợ lãi suất cho các chủ trang trại ở phạm vi vay tối đa từ 500 triệu đồng trở xuống, mỗi trang trại chỉ đƣợc hỗ trợ lãi suất duy nhất một lần vay. Thời gian hỗ trợ lãi suất: theo dự án của trang trại đƣợc phê duyệt nhƣng tối đa không quá 36 tháng; mức hỗ trợ: 30% lãi suất tiền vay.

- Đối với các nguồn ƣu đãi khác dành cho các trang trại đủ điều kiện đƣợc vay ƣu đãi từ quỹ đầu tƣ phát triển của tỉnh tại ngân hàng phát triển Đắk Lắk trong thời gian tối đa 36 tháng kể từ ngày vay vốn, trừ trang trại đã đƣợc vay vốn hỗ trợ lãi suất.

c. Đào tạo nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đặc biệt cho lao động là ngƣời dân tộc thiểu số

- Cùng với tỉ lệ tăng dân số tự nhiên và cơ học do di dân từ các tỉnh khác đến lập nghiệp, nguồn lao động của huyện cũng tăng lên đáng kể. Nguồn nhân lực không ngừng tăng thêm là yếu tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế, do đó cần phải có sự đào tạo cơ bản cho lao động để nâng cao nhận thức

qua các hình thức cụ thể nhƣ : Đào tạo bồi dƣỡng thông qua các đoạn video đƣợc san sang đĩa CD thống kê, hƣớng dẫn toàn bộ quá trình hoạt động cũng nhƣ, hiệu quả của các cách thức trồng và chăm sóc cây, con để làm tài liệu hƣớng dẫn

- Trƣờng đại học Tây Nguyên và các trƣờng dạy nghề nên có sự phối hợp để biên soạn giáo trình, chƣơng trình bồi dƣỡng, huấn luyện ngắn ngày cho các chủ thuê nhân công lao động do đó họ sẽ phân công ngƣời lao động làm việc chuyên nghiệp và hợp lý hơn, nhằm tạo môi trƣờng thuận lợi cho ngƣời lao động phát huy hiệu quả trong công việc góp phần phát triển nông nghiệp nông thôn, giải quyết tốt hơn vấn đề thiếu việc làm ở nông thôn.

- Chú trọng giải quyết việc làm và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế trang trại. Nâng cao trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, khoa học kỹ thuật cho ngƣời lao động, trƣớc hết là các chủ trang trại. Mở các lớp đào tạo và tập huấn kỹ thuật canh tác, kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh... cho lao động của trang trại, hộ nông dân ngay tại địa phƣơng thông qua tổ chức khuyến nông, lâm. Từng bƣớc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, trong đó giai đoạn 2013-2015 sẽ tập huấn cho 80% tổng số chủ trang trại (là những trang trại đã đƣợc cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại) và tổ chức tập huấn các kiến thức về khoa học kỹ thuật cho khoảng 30% số lao động trang trại. Giai đoạn 2016 - 2020, 100% chủ trang trại sẽ đƣợc tập huấn và 50% lao động đƣợc tập huấn các kiến thức về khoa học kỹ thuật. Tiếp tục dành ngân sách thích đáng cho các trƣờng, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện. Khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân mở cơ sở dạy nghề nhằm đẩy mạnh xã hội hóa đào tạo nghề, mức hỗ trợ: 70% kinh phí đào tạo; mức hỗ trợ tối đa không quá 01 triệu đồng/trang trại/năm khi tham gia các lớp đào tạo, tập huấn.

- Đối với lao động là ngƣời dân tộc thiểu số trƣớc hết chính quyền huyện cần thực hiện tốt công tác quy hoạch đào tạo, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể về nguồn nhân lực cần thiết và phù hợp điều kiện của huyện. Công tác dạy nghề tại chỗ cho ngƣời lao động, nhất là lao động trẻ cần phải hết sức quan tâm. Trƣớc h

cho lao động ngƣời dân tộc thiểu số

ngƣời dân tộc thiểu số học nghề.

- Chủ trang trại nếu tuyển dụng lao động là ngƣời dân tộc thiểu số vào làm việc đƣợc ngân sách tỉnh hỗ trợ nộp thay tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm sử dụng lao động phải trích nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội đối với số lao động thiểu số đƣợc tuyển vào và kí hợp lao động từ đủ 12 tháng trở lên. Thời gian hỗ trợ nộp thay không quá 60 tháng đối với trƣờng hợp kí hợp đồng theo hình thức không xác định thời hạn, không quá 36 tháng đối với trƣờng hợp ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng kể từ ngày ngƣời lao động chính thức làm việc. Cụ thể mức hỗ trợ: 1.700 triệu đồng, trong đó Ngân sách hỗ trợ: 947 triệu đồng, chủ trang trại là 47 triệu đồng và các chƣơng trình lồng ghép khác: 706 triệu đồng.

- Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật tiêm phòng vắc xin phòng ngừa dịch cúm gia cầm. Tập huấn cho các lao động trong các trang trại biết những kiến thức cơ bản về giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, các loại bệnh cơ bản hay mắc của cây trồng, vật nuôi.

- Phối hợp với phòng Lao động TB&XH huyện có kế hoạch tập huấn chăn nuôi bò cho hộ nghèo (khoảng 100 hộ chăn nuôi tham dự) hàng năm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp Huyện Buôn Đôn Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)