Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp Huyện Buôn Đôn Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 41)

8. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

- Vị trí địa lý:

Huyện Buôn Đôn nằm ở rìa phía tây tỉnh Đăk Lăk. Phía Nam giáp huyện Cƣ Jut, phía Đông Nam giáp thành phố Buôn Ma Thuột, phía Đông giáp huyện Cƣ Mgar, phía Bắc giáp huyện Ea Súp. Phía Tây huyện là biên giới Việt Nam - Campuchia dài 46,7 km. Hình dạng của huyện trên bản đồ trông giống nhƣ một lá Quốc kỳ đang tung bay.

Buôn Đôn là tên huyện mới khi thành lập tách ra từ huyện Ea Súp và một phần từ thành phố Buôn Ma Thuột từ ngày 17.10.1995. Đây là một trong những điểm giao thƣơng quan trọng của 3 nƣớc Đông Dƣơng ( Lào, Campuchia, Việt Nam) ngày xƣa.

Ngày nay, trực thuộc huyện Buôn Đôn gồm 7 xã Cuôr Knia, Ea Bar, Ea Huar, Ea Nuool, Ea Wer, Krông Na, Tân Hòa và 99 thôn buôn. Huyện Buôn Đôn là huyện chƣa có thị trấn. Cơ quan hành chính của huyện nằm trên địa bàn xã Tân Hòa cách thành phố Buôn Ma Thuột 25 km về hƣớng Tây Bắc theo con đƣờng tỉnh lộ số 1

- Địa hình:

Phần lớn diện tích Buôn Đôn nằm trong vùng bán bình nguyên Ea Sup, địa hình đa dạng và đƣợc phân làm 3 dạng chính: đồi và núi thấp, cao nguyên núi lửa và thung lũng ven sông.

- Địa hình đồi và núi thấp: chiếm 86,52% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở phía Tây Bắc của huyện gồm bán bình nguyên với các đồi thoải và các dãy núi nhô lên nhƣ Cƣ M'lanh uốn lƣợn bắt đầu từ biên giới Việt Nam - Campuchia tới gần huyện Buôn đôn với đỉnh cao nhất là Cƣ M'Lanh (502m) cuối dãy là đỉnh Chƣ Ket giáp xã Ea MDRoh huyện CƣM’gar có độ cao 500 m. Phía Tây là ngọn núi Yokda (466m), phía Bắc là dãy núi Yokdon (482 m) và phía Đông bắc có núi Chƣ Bur (552,3 m). Dạng địa hình này có độ cao trung bình từ 200 - 250m so với mực nƣớc biển.

- Địa hình cao nguyên núi lửa: chiếm 12,67% diện tích tự nhiên, phân bố ở phía Đông và Đông nam của huyện. Đất ở dạng địa hình này có nguồn gốc phun trào bazan hoặc trầm tích với đất nâu đỏ hoặc đất đỏ vàng

- Dạng địa hình trũng thấp: chiếm 0,81% diện tích tự nhiên, phân bố dọc theo các sông, suối lớn trên địa bàn huyện thuộc lƣu vực sông Srepok, tạo nên những vùng tƣơng đối bằng phẳng,

- Khí hậu:

Theo số liệu của Trung tâm dự báo khí tƣợng thủy văn tỉnh Đắk Lắk, khí hậu huyện Buôn Đôn ngoài ảnh hƣởng chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mƣa, còn mang nét đặc thù của vùng bán bình nguyên Ea Súp. Do nằm sâu trong lục địa, ở độ cao thấp, lớp thực vật chủ yếu là rừng khộp nên khí hậu ở đây rất khắc nghiệt.

- Nhiệt độ: Bình quân nhiệt độ hàng năm khoảng 23,6oC, trung bình các tháng trong năm khoảng 21oC. Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa các tháng trong năm không nhiều, khoảng 2 - 3oC đối với tháng nóng nhất (tháng 4) và lạnh nhất tháng 12, tháng 1.

-

- Độ ẩm không khí: Tƣơng đối cao, trung bình hàng năm 84%; mùa mƣa độ ẩm không khí thƣờng cao hơn mùa khô từ 10 - 20%. Nhiệt độ trung bình trong năm là 24,5oC, nhiệt độ cao nhất trong năm là 37,5oC, thấp nhất là 11oC, tháng có nhiệt độ bình quân cao nhất là tháng 4, thấp nhất là tháng 1, bình quân giờ chiếu sáng/năm 1.600 - 2.600 giờ. Hƣớng gió thịnh hành mùa mƣa là Tây nam, mùa khô là hƣớng Đông bắc, tốc độ gió bình quân 2,4 - 5,4 m/s, hầu nhƣ không có bão.

- Thủy văn:

Buôn Đôn nằm trong lƣu vực sông Srepok, có mạng lƣới sông suối dày đặc, từ: 0,4 - 0,6 km/km2

. Các suối trong vùng bắt nguồn từ phía Đông- Đông bắc; một số suối nhỏ bắt nguồn từ phía Tây nam đổ vào sông Srepok. Srepok là sông lớn nhất ở Tây Nguyên, phần sông chảy qua địa bàn huyện dài 89,3 km, mùa khô sâu từ 2 - 3m, mùa mƣa lũ có thể sâu tới 5 - 10m. Lòng sông rộng từ 100 - 150m, lƣu lƣợng dòng chảy bình quân khoảng 260 - 300m3/s, có nhiều thác gềnh. Mùa mƣa nƣớc sông dâng cao thƣờng gây lũ lụt ở một số vùng nhƣ: Ea Huar, krông Na, Ea Wer.

Ngoài sông Srepok nêu trên, Buôn Đôn còn có nhiều suối lớn nhƣ: Đăk Klau, Đăk Kin, Đăk Na, EaTul, Ea Drai, Ea Mró, Ea Kmam, Đăk Mil...

- Tài nguyên đất:

Theo kết quả điều tra thổ nhƣỡng ở các thời điểm 1978 và 2002 của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, đất đai huyện Buôn Đôn gồm 5 nhóm chính và 10 đơn vị phân loại:

- Nhóm đất dốc tụ

Đông nam. Nhóm đất này có tầng đất mịn, dày, độ phì cao thích hợp cho cây lúa và các loại cây hàng năm.

- Đất xói mòn trơ sỏi đá

Diện tích 4.745,0 ha, chiếm 3,36% diện tích tự nhiên, phân bố ở xã Krông Na, tại đỉnh Chƣ Minh, Chƣ Nao. Đất bị xói mòn rửa trôi mạnh không có khả năng sản suất nông nghiệp.

- Nhóm đất đỏ vàng

Là nhóm đất chính của huyện, diện tích 106.890,0 ha, chiếm tới 75,68% tổng diện tích tự nhiên, đất đƣợc hình thành trên đá mẹ bazan, đá phiến sét và đá granít. Nhóm đất này gồm 5 loại đất chính:

* Đất nâu đỏ trên đá bazan (Fk):

Diện tích 2.956,0 ha, chiếm 2,77% diện tích nhóm đất đỏ vàng và chiếm 2,09% tổng diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở xã Ea Nuôl và Ea Bar. Loại đất thích hợp trồng các loại cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế nhƣ cà phê, ca cao, tiêu, điều, cây ăn quả và các loại hoa màu...

* Đất vàng nhạt trên đá cát kết (Fq):

Diện tích 70.899,0 ha, chiếm 66,33% diện tích nhóm đất đỏ vàng và chiếm 50,2% tổng diện tích tự nhiên, phân bố hầu hết trên địa bàn huyện, phần lớn đất có tầng mỏng (<30 cm) thích hợp cho lâm nghiệp.

* Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs):

Diện tích 26.074,0 ha chiếm 24,39% diện tích nhóm đất đỏ vàng và 18,46% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã phía Nam của huyện nhƣ: Ea Wer, Tân Hòa, Ea Bar.

* Đất nâu tím trên đá bazan (Ft):

Diện tích 9,0 ha, chiếm 0,09% diện tích nhóm đất đỏ vàng và chiếm 0,06% diện tích tự nhiên đƣợc phân bố ở xã Ea Bar.

* Đất nâu vàng trên đá bazan (Fu):

Diện tích 6.952,0 ha, chiếm 6,5% diện tích nhóm đất đỏ vàng và chiếm 4,92% diện tích tự nhiên, phân bố ở xã Ea Bar và Ea Nuôl, loại đất này thích hợp cho việc phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày.

- Nhóm đất đen

Diện tích 4.770,0 ha, chiếm 3,38% diện tích tự nhiên, phân bố trên địa hình bằng và trũng ở xã Ea Nuôl và Ea Bar. Loại đất này có độ phì cao, khả năng giữ nƣớc và thích hợp cho hoa màu và cây công nghiệp hàng năm.

- Nhóm đất xám

Diện tích 23.817,0 ha, chiếm 16,86% diện tích tự nhiên, phân bố xã Ea Wer và Tân Hòa. Đặc điểm của nhóm đất này là đƣợc hình thành trên đá cát kết, nghèo mùn, đạm, lân kali và chỉ thích hợp với một vài loại cây dài ngày.

- Thuận lợi:

Buôn Đôn là một huyện có quỹ đất tự nhiên khá lớn thích hợp để bố trí các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế nhƣ: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều... Ngoài ra chế độ nhiệt và lƣợng bức xạ dồi dào, lƣợng mƣa khá, phù hợp cho sự phát triển của các loại cây trồng, vật nuôi nhiệt đới. Trên địa bàn huyện Buôn Đôn, có mạng lƣới sông suối dày đặc, thuận lợi cho việc phát triển cây lúa nƣớc và đây cũng là nguồn cung cấp nƣớc chính cho sản xuất nông nghiệp.

- Khó khăn:

Mặc dù đất là một trong những nguồn lực của huyện Buôn Đôn song phần lớn diện tích là đồi núi, phân cắt mạnh, độ phì nhiêu đất không cao, phân dị mạnh giữa các lô thửa, mƣa phân bố tập trung theo mùa nên thƣờng gây ra hạn hán trong mùa khô, ngập lụt và xói lở trong mùa mƣa, ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng mùa màng và sinh trƣởng của vật nuôi.

Hệ thống sông, suối của huyện dày đặc nhƣng thƣờng hẹp, khả năng thoát nƣớc chậm nên lƣợng nƣớc đổ về các vùng thấp trũng rất mạnh, gây nên quá trình xói mòn rửa trôi cũng nhƣ ngập lụt cục bộ rất đáng lo ngại. Do mƣa lớn và tập trung nên một số cánh đồng bị ngập nhiều ngày, việc gieo trồng, làm đất vụ 2 gặp nhiều khó khăn, các cây trồng vụ 2 (gieo vào tháng 7 - tháng 8) nhiều năm bị mất trắng. Trên địa bàn huyện có 78% diện tích đất canh tác thuộc loại khó và rất khó tiêu thoát nƣớc trong mùa mƣa, hệ thống cung cấp nƣớc tƣới cho cây trồng trong vùng còn kém nên diện tích có khả năng tƣới chủ động chiếm tỉ trọng rất thấp.

Sự mất cân đối về phân bổ lƣợng mƣa trong năm là điều bất lợi về khí hậu ảnh hƣởng rất lớn đến sinh trƣởng và phát triển của cây trồng và vật nuôi nên vấn đề cấp nƣớc và giữ nƣớc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp Huyện Buôn Đôn Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)