Đẩy mạnh áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp Huyện Buôn Đôn Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 102)

2020

3.2.4. Đẩy mạnh áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất

xuất nông nghiệp

- Từng bƣớc đầu tƣ về công nghệ chế biến thức ăn chăn nuôi với trình độ kỹ thuật thâm canh cao.

- Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, cây trồng, vật nuôi để nâng cao năng suất, chất lƣợng và hạ giá thành sản phẩm.

Đối với trồng trọt: Cụ thể, khai thác có hiệu quả các công trình thủy lợi để gieo cấy tối đa diện tích lúa nƣớc, thực hiện quản lý dịch hại trên đồng ruộng theo quy trình IPM, ICM; áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhƣ: đƣa các loại giống lúa lai (TH 3-3, HYT 108, GS 9, PHB 71, BTE1, Syn 6, Nhị ƣu 838…), giống lúa thuần (IR 64, V 13/2, IR 59606, OM 6162, OM 3536, MTL 250…) năng suất cao vào gieo cấy cho cả hai vụ, xây dựng các cánh đồng lúa nƣớc cao sản, cánh đồng ICM trên cây lúa.

Khuyến khích sử dụng các loại giống ngô lai cho năng suất và chất lƣợng cao nhƣ: CP 888, CP 333, NK54, NK67, C919, Bioseed 9698, LVN 61, Bioseed B06…; bổ sung những giống có khả năng chịu hạn, ngắn ngày, năng

suất khá cho cơ cấu vụ Thu Đông để giảm thiểu thiệt hại do hạn cuối vụ (Max 07, NK66, SSC586..); mở rộng diện tích sản xuất ngô giống theo hình thức liên kết với các công ty giống; chuyển một phần diện tích sản xuất lúa bấp bênh về nƣớc sang trồng ngô Đông - Xuân có hiệu quả kinh tế cao hơn. Từng bƣớc tiến tới sản xuất giống ngô lai, lúa lai ngay tại địa phƣơng.

Đối với cây sắn, cần chú trọng tập huấn kỹ thuật canh tác theo hƣớng bền vững, bổ sung giống mới (KM140) và chú trọng theo dõi bệnh chổi rồng để phòng trị kịp thời.

Đối với chăn nuôi: Đẩy mạnh công tác cải tạo con giống và đƣa các loại giống con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Cụ thể:

Đối với đàn bò: Áp dụng phƣơng pháp thụ tinh nhân tạo và đầu tƣ giống bò đực ngoại để cải tạo chất lƣợng đàn bò địa phƣơng;

Đối với đàn heo: Có chính sách phát triển, cải tạo đàn heo giống, khuyến khích sản xuất heo giống có chất lƣợng tốt nhằm đáp ứng nhu cầu con giống tại chỗ.

Đối với các loại con giống khác: Triển khai nuôi các loại giống có giá trị kinh tế cao nhƣ: Nhím, ba ba, ếch, dúi, heo rừng lai, dế, gà sao…nhằm đa dạng hóa chủng loại vật nuôi, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân.

- Giải pháp về biện pháp canh tác: Bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp và phát huy hiệu quả cao nhất đối với từng vùng theo bản đồ khả năng thích nghi cây trồng; tăng cƣờng đầu tƣ thâm canh, đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật nhƣ: cơ giới hoá sản xuất; áp dụng các biện pháp quản lý dinh dƣỡng, dịch hại tổng hợp (ICM, IPM…) trên cây trồng nhằm nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế, bảo vệ sinh thái môi trƣờng.

truyền thống, phân tán, quy mô nhỏ sang phƣơng thức chăn nuôi tiên tiến với quy mô gia trại, trang trại.

- Khai thác tiềm năng, thế mạnh sẵn có để nâng cao hiệu quả, tăng giá trị sản xuất chăn nuôi, tăng giá trị sản phẩm chăn nuôi trong giá trị sản phẩm nông nghiệp.

- Có chính sách khuyến khích có hiệu quả để nông dân và các chủ trang trại tăng cƣờng việc sử dụng các loại giống mới có hiệu qủa kinh tế cao, khai thác ƣu thế lai, áp dụng các phƣơng pháp nhân giống vô tính đối với cây lâu năm đảm bảo duy trì ổn định đƣợc đặc tính của các giống tốt.

- Áp dụng các giải pháp công nghệ sinh học (Sử dụng chế phẩm vi sinh ủ vỏ cà phê, rơm rạ, xử lý phân gia súc, gia cầm) để tận dung tối đa nguồn hữu cơ, phụ phẩm từ chăn nuôi và trồng trọt để làm phân bón bổ sung lại hữu cơ cho đất, cải tạo đồ phì nhằm thúc đẩy phát triển trang trại trồng trọt và chăn nuôi và giảm thiểu ô nhiễm

- Tăng thời lƣợng phát thanh và truyền hình về chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Phối hợp tốt với các cơ quan đơn vị trên địa bàn nhƣ: Viện khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây nguyên, các tổ chức Hội nghề nghiệp… trong việc ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân.

- Tăng cƣờng công tác tập huấn, phổ biến và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho nhân dân. Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm các mô hình kinh tế điển hình trong và ngoài tỉnh.

Bên cạnh việc đầu tƣ xây dựng, cần chú trọng công tác triển khai nhân rộng kết quả của mô hình trình diễn vào sản xuất đại trà.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trong kế hoạch phát triển nông nghiệp huyện Buôn Đôn tới năm 2020, huyện sẽ thực hiện chiến lƣợc phát triển kinh tế chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mạnh mẽ hơn nữa. Cụ thể:

Tập trung và chuyên môn hóa những vùng sản xuất phù hợp với địa hình, khí hậu. Tận dụng và khai thác, sử dụng hiệu quả những nguồn tài nguyên đất, mặt nƣớc, rừng.

Phát triển và bồi dƣỡng nguồn nhân lực nông thôn, tranh thủ huy động thêm nhiều nguồn lực.

Huy động tối đa những nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn phụ vụ nhu cầu của ngƣời dân

Để phát triển nông nghiệp huyện Buôn Đôn trong thời gian tới đòi hỏi chính quyền địa phƣơng phải có những chính sách phù hợp và quyết liệt hơn. Ngoài ra, trên cơ sở đánh giá tình hình thực tế trong Chƣơng 2, kết hợp với những xu hƣớng phát triển nông nghiệp từ đó đề ra những giải pháp, quyết sách, kiến nghị về phát triển nông nghiệp phù hợp và khả thi đối với địa phƣơng.

KẾT LUẬN

Sau quá trình phân tích đánh giá về nông nghiệp của huyện Buôn Đôn hiện nay có thể thấy nông nghiệp của huyện đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định tuy vậy vẫn còn không ít khó khăn còn tồn tại kìm hãm sự phát triển nông nghiệp nhƣ đã nêu ở trên. Chất lƣợng sản phẩm nông nghiệp huyện còn chƣa cao, năng suất lao động thực tế vẫn còn thấp, chính sách quản lý của địa phƣơng chƣa thực sự đồng bộ và hiệu quả. Đầu tƣ dàn trải dẫn tới tình trạng thiếu vốn sản xuất trong nông nghiệp và hiệu quả của đồng vốn chƣa cao...

Vì vậy, trong tƣơng lai muốn phát triển nông nghiệp huyện cần có sự ủng hộ của toàn thể nhân dân và sự đồng lòng của chính quyền địa phƣơng để ngƣời dân nỗ lực phát huy những kết quả đạt đƣợc và khắc phục những khó khăn, phát triển những cách làm mới hiệu quả để nâng cao giá trị, chất lƣợng nông nghiệp

Tuy vậy với lợi thế riêng có của địa phƣơng cũng nhƣ phát huy những kết quả đã đạt đƣợc, tôi tin tƣởng rằng sản xuất nông nghiệp của huyện Buôn Đôn từng bƣớc sẽ tăng cả về chất lẫn lƣợng, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của ngƣời dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bài “Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2013”, Báo điện tử

[2] Bài “M&A ngành nông nghiệp - xu thế tất yếu” , Báo điện tử - Tạp chí thị trường chứng khoán.

[3]

[4] Nguyễn Quang Hòa (2011), Phát triển nông nghiệp huyện Quế Sơn, Luận văn thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng

[5] Nguyễn Thị Vân Hồng (2012), Phát triển bền vững nông nghiệp trên địa bàn huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng

[6] Đào Quang Khải (2009), Phát triển bền vững nông nghiệp Đà Nẵng, Đề tài tốt nghiệp, Đại học Đà Nẵng

[7] Nguyễn Thành Liêm (2012), Phát triển bền vững nông nghiệp huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam

[8] Nguyễn Thị Mai (2011), Phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện Điện Bàn - tỉnh Quảng Nam , Luận văn thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng

[9] Nguyễn Thị Kim Ngân (2013), Phát triển nông nghiệp tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai, Luận văn thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng

Trang Web:

[10] Bách khoa toàn thƣ Việt Nam - Nông Nghiệp truy nhập từ : http://vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%B4ng_nghi%E1%BB%87p

[11] Một số lý thuyết về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế truy nhập từ : http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/116

Các giáo trình và tài liệu các ban ngành

[12] PGS.TS. Bùi Quang Bình (2012), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB thông tin và truyền thông

[13] Niên giám thống kê tỉnh Đăk Lăk các năm (2008 - 2013)

[14] UBND huyện Buôn Đôn. Báo cáo số 190/BC- UBND, ngày 06.12.2012, về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT -XH , đảm bảo QP - AN năm 2012, phƣơng hƣớng, nhiệm vụ năm 2013

[15] Niên giám thống kê huyện Buôn Đôn các năm (2008 - 2013)

[16] UBND huyện Buôn Đôn. Báo cáo số 168/BC - UBND, ngày 29.12.2010 , về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh năm 2010 và mục tiêu nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch năm 2011

[17] Huyện ủy Buôn Đôn, Nghị quyết số 230/ NQ- HU, ngày 24.12.2011, về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện

[18] UBND huyện Buôn Đôn, Báo cáo số 145/ BC - UBND ngày 20.12.2012, về thực trạng huyện Buôn Đôn năm 2012

[19] Thủ tƣớng chính phủ, Quyết định số 1489/QĐ- TTg, ngày 08.10.2010, về phê duyệt chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015

[20] UBND Tỉnh Đăk Lăk, Quyết định số 40/QĐ - UBND, ngày 05.12.2012, về phê duyệt dự án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh Đăk Lăk đến năm 2020

[21] Tỉnh ủy Đăk Lăk, Nghị quyết số 04 - NQ/TU, ngày 07.04.2011, về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2011 - 2015, định hƣớng đến năm 2020

[22] UBND huyện Buôn Đôn, Quyết định số 3099, ngày 01.08.2014, về phê duyệt dự án Quy hoạch phát triển kinh tế trang trại huyện Buôn Đôn,

tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2013-2015 và định hƣớng đến năm 2020

[23] UBND huyện Buôn Đôn, Báo cáo số 98/ BC - UBND ngày 10.07.2014 về Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo QP - AN trong 6 tháng đầu năm 2014 và mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch 6 tháng cuối năm 2014

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp Huyện Buôn Đôn Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)