3.1.1. Môi trường vĩ mô
•
Môi trường kinh tế: trong thời gian qua đặc biệt là từ năm 2008, kinh tế thế giới nói chung và nến kinh tế Việt Nam nói riêng trải qua nhiều biến động. ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm cho người dân thắt chặt chi tiêu hơn, do đó, lượng tiêu dùng các sản phẩm bánh kẹo cũng giảm đi. Tỷ lệ lạm phát Việt Nam năm 2008 vào khoảng 22%, năm 2009 khoản 6,8%, năm 2010 là 10,5%. Như vậy, tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam là tương đối cao, nhất là trong năm nay, giá cả tiêu dùng liên tục tăng nên tỷ lệ lạm phát năm 2011 sẽ còn cao hơn nữa mặc dù cơ quan nhà nước đó dựng nhiều biện pháp để hạn chế mức lạm phát thấp nhất, nhưng lạm phát vẫn còn ở mức cao. Điều này đồng nghĩa với việc giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, chi phí sản xuất, lương trả cho công nhân viờn… tăng cao. Do đó, việc kiểm soát chi phí, canh tranh giá cả, cải thiện hệ thống kênh phân phối nhằm duy trì kết quả sản xuất kinh doanh là tương đối khó khăn cho công ty. Ngoài ra, trong điều kiện nền kinh tế thị trường nhiều biến động, lạm phát tăng cao thì việc đảm bảo công ăn việc làm, đời sống ổn định cho công nhân viờnlà vấn đề nhức nhối, cần được quan tâm dung mức. Nền kinh tế đã bắt đầu đi vào 1 thời kỳ khủng hoảng, không ngoại trừ có cả Việt Nam.
Nguy cơ thất nghiệp gia tăng ; Sức mua người tiêu dùng giảm: Tỡnh hình Kinh tế hiện nay như thế sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định mua hàng khách hàng .Bởi vì trong điều kiện nền kinh tế ko ổn định,ngươi dõn luụn thận trọng cân nhắc trong những quyết định mua hàng,nhất là những mặt hàng ko phải là thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày.
Nguồn vốn riêng của doanh nghiệp hạn chế,do đó việc phải vay vốn ngân hàng là 1 điều kần thiết.Tuy nhiờn,như đó phân tích ở trờn,đõy là 1 điều ko dễ dàng..
Kim nghạch xuất khẩu giảm :Với sụ giảm sút của kim nghạch xuất khẩu,cú sẽ dẫn đến sự khan hiếm đồng USD,ảnh hưởng tới những Doanh nghiệp kinh doanh trên những mặt hàng nhập tư nước ngoài.Với những mặt hàng mà chúng ta đang nhắm tới,cú thể Doanh nghiệpchỳng ta sẽ nằm trong số đó.
Các yếu tố yếu tố tác động đến nền kinh tế:
Lãi suất: Ngày 26/8, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu đã ký ban hành quyết định giữ nguyên mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam ở mức 7%.
Lạm phát: Theo dự báo, lóm phỏt Việt Nam có thể dưới hai chữ số. trong điều kiện hội đủ các yếu tố tiền tệ, chi phí đẩy và cầu kéo đều mạnh như năm 2007 và năm 2008, lạm phát của nước ta đã tăng phi mã, còn trong năm 2009 sắp tới, khi cả ba yếu tố này không còn, chí ít là sẽ bị suy yếu rất nhiều, thì không có lý gì lạm phát sẽ cao ngất ngưởng ở mức hai con số.Đõy là những tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam.
Các chính sách nền kinh tế
Chính phủ sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện an sinh xã hội.- Theo lời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trong đó, Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh vào 3 giải pháp sẽ được triển khai để thực hiện những mục tiêu đề ra: chính sách tiền tệ, kích cầu đầu tư và an sinh xã hội.
Theo đánh giá của thủ tướng trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, việc hỗ trợ các Doanh nghiệp vừa và nhỏ là 1 việc làm rất cần thiết và dễ dàng hơn ,đó là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển Doanh nghiệp
Triển vọng nền kinh tế trong tương lai.
Trong bản báo cáo mới ra hôm thứ hai,24/08/2011, ngân hàng Standard Chartered đã đưa ra nhiều nhận định lạc quan về tỡnh hỡnh kinh tế Việt Nam. Theo bản báo cáo, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2011 dự tính sẽ đạt 4,2%, và sẽ lên 5% vào năm 2010. Tăng trưởng GDP quý 2/2011 đạt 3,9% so với 1
năm trước, cao hơn so với mức 3,1% của quý 1/2011 là 3,1%, phần lớn phụ thuộc vào nhu cầu nội địa
Standard Chartered cũng đưa ra dự báo tỷ giá VND/USD vào cuối quý 3/2011 là 17.900 đồng/USD; cuối quý 4/2011 là 18.200 đồng/USD; cuối quý 1/2012 là 18.200 đồng/USD và cuối quý 2/2012 là 18.400 đồng/USD. Những tỷ giá này đều giảm đi so với dự đoán trước đó. Đồng thời đánh giá của Standard Chartered về triển vọng của đồng tiền Việt Nam cũng được nõng lờn mức “trung tớnh” từ mức “bỏn”.
•Môi trường luật pháp chính trị: hòa nhập với xu thế chung của nền kinh tế, Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Chõu đó xây dựng và triển khai thực hiện chương trình ISO 9001_2000, đây là tiêu chuẩn được thừa nhận quốc tế về đảm bảo chất lượng hàng hóa trong mối quan hệ giữa công ty với khách hàng. Đây cũng là một thách thức không nhỏ cho công ty, đòi hỏi không ngừng cải tiến về kĩ thuật, quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm cung cấp cho khách hàng. Từ năm 2005, công ty chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phẩn, công ty chịu sự điều tiếu của bộ luật doanh nghiệp và một số bộ luật, văn bản khác có liên quan. Ngoài ra, những ảnh hưởng của chính sách của nhà nước và các địa phương được tiếp tục hoàn thiện và bổ sung chỉnh sửa sẽ ảnh hưởng đến chiến lược và mục tiêu kinh doanh của công ty.
Việc Việt Nam gia nhập WTO là một cơ hội mới cũng như mở ra nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước. Thị trường mở rộng hơn, canh tranh cũng lớn hơn. Công ty cũng cần có những thay đổi thích hợp cho phù hợp với những điều luật mới và có những thay đổi cho tình hình cạnh tranh mới…
•Môi trường tự nhiên: khi nhắc đến môi trường tự nhiên, một trong những vấn đề đặt ra hiện nay đú chớnh là vấn đề ô nhiễm môi trường và sự nóng lên của trái đất, không ít thiên tai thảm họa đã xảy ra, ngày càng có nhiều thiên tai dữ dội, song thần, động đất với sức tàn phán lớn. Con người phải đối mặt với nhiều nguy cơ mới. Những vấn đề trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung nguyên vật liệu. Chính vì vậy mà vấn đề đặt ra là công ty phải làm sao tìm kiếm được nguồn cung
nguyên vật liệu ổn định, đầu tư cho công nghệ để giảm thiểu tối đa lãng phí nguyên vật liệu không cần thiết. Ngảy nay, người tiêu dùng rất quan tâm đến vấn đề xử lý nước thải của các doanh nghiệp, công ty cần xem xét và xử lý nước thải, bảo vệ môi trường cho hợp lý.
•Môi trường nhân khẩu học: vấn đề đặt ra khi xem xét môi trường nhân khẩu học đú chớnh là sự thay đổi dân số cỏc vựng, sự thay đổi cơ cấu gia đình, hộ gia đỡnh… ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định giá cả, công tác kênh phân phối cho hợp lý. Trong xu hướng đô thị hóa nhanh chóng, việc chuyển dịch cơ cấu của dân số Việt Nam có nhiều biến động lớn. Đặc biệt là hai thành phố đầu tầu Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, tình trạng lực lượng lao động từ khắp các địa phương đến vừa là cơ hội vừa là thách thức cho các doanh nghiệp đặc biệt alf các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thực phẩm. Khi người dân khắp các tỉnh thành về lao động làm việc tại các thành phố lớn không chỉ tạo ra một thị trường hấp dẫn mà còn là nguồn lao động rẻ, dồi dào cho các doanh nghiệp.
•Môi trường công nghệ: Đầu tư của chính phủ, doanh nghiệpvào công tác R&D.. Nghiên cứu phát triển (R&D)tỏc dụng trực tiếp đến tốc độ tăng trường và phát triển bền vững của các tập đoàn kinh tế với chi phí R&D hàng năm tới 7-15% doanh thu. Ở Việt Nam, Chính phủ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho R&D, tuy nhiên do kinh phí còn hạn hẹp, cơ chế không đổi mới nên hiệu quả R&D còn thấp. Trình độ công nghệ nước ta cũn kộm Tốc độ phát triển chậm, chu kỳ công nghệ cũn kộo dài,tỷ lệ công nghệ lạc hậu còn khá cao. Môi trường công nghệ ở Vn vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu phát triển chung của toàn nền Kt nói chung và từng nghành,từng Doanh nghiệp nói riêng Doanh nghiệpchỳng ta kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ là khá lớn.
• Môi trường văn hóa: Ở Việt Nam, những giá trị văn hóa cốt lõi tồn tại bền vững từ đồi này sang đời khác ảnh hưởng trực tiếp đến cách tiêu dùng sản phẩm của người dân. Bên cạnh văn hóa , các đặc điểm về xã hội cũng khiến các doanh nghiệpquan tâm khi nghiên cứu thị trường, những yếu tố xã hội sẽ chia cộng đồng thành cỏc nhúm khách hàng, mỗi nhúm cú những đặc điểm, tâm lý, thu nhập ...
khác nhau. Đối với việc sản xuất kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng như bánh kẹo, bột canh, hạt nờm… thỡ văn hóa xã hội là nhân tố cần quan tâm. Chẳng hạn như phong tực truyền thống tặng quà bánh kẹo, bột ngọt, hạt nờm… cho công nhân viên vào các dịp lễ tết, hay cào dịp này, lượng tiêu thụ bánh kẹo cũng lớn hơn rất nhiều so với thường lệ… công ty cần xem xét để có kế hoạch cho phù hợp đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.