Xây dựng công thức viên nhân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế viên nén giải phóng kéo dài theo cơ chế thẩm thấu chứa felodipin (Trang 75)

¾Lựa chọn polyme trương nở trong viên nhân

Theo cơ chế giải phóng của viên thẩm thấu kéo – đẩy, do chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa trong và ngoài màng nước được kéo vào trong viên, dược chất được phân tán trong dạng gel của polyme lớp dược chất và được đẩy ra ngoài khi polyme lớp đẩy trương nở tạo lực đẩy tác động lên lớp dược chất. Theo đó, thành phần không thể thiếu trong cả lớp dược chât và lớp đẩy là tá dược tạo áp suất thẩm thấu và tá dược trương nở. Tá dược tạo áp suất thẩm thấu sử dụng phổ biến là natri clorid. Tá dược trương nở là các polyme thân nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy sử

dụng tá dược PEO 200.000 trong lớp dược chất và PEO 5.000.000 trong lớp đẩy có khả năng kiểm soát tốc độ giải phóng dược chất tốt nhất, giải phóng > 90% dược chất sau 12 giờ và quá trình giải phóng tuân theo động học bậc 0. Như vậy có thể

Việc lựa chọn tá dược PEO làm tá dược trương nở trong công thức viên nhân có vai trò quan trọng bởi PEO có khả năng kiểm soát giải phóng dược chất tốt, khả

năng trơn chảy và chịu nén cao, có thể bào chế bằng phương pháp dập thẳng hoặc xát hạt. Hơn nữa PEO khối lượng phân tử thấp còn có khả năng cải thiện độ hòa tan của các dược chất ít tan. Do đó hiện nay PEO được sử dụng rộng rãi trong công nghệ bào chế, đặc biệt là dạng viên thẩm thấu. Tuy nhiên các PEO có thể kéo dài thời gian tiềm tàng của dạng bào chế do tốc độ hấp thụ nước và hydrat hóa chậm.

¾Tỷ lệ PEO trong viên nhân

Theo nguyên tắc thì tỷ lệ PEO trong 2 lớp càng nhiều thì tốc độ giải phóng càng cao. Thử nghiệm cho thấy mẫu M6 có tỷ lệ PEO 200.000 trong lớp dược chất và PEO 5.000.000 lớp đẩy tương ứng 90 mg và 40 mg có thời gian lag – time 1 giờ, giải phóng 95% dược chất sau 12 giờ, có đồ thị giải phóng tuyến tính trong khoảng 1 – 10 giờ. Các mẫu viên M7, M8, M9 sau 12 giờ giải phóng <80%. Do tốc độ giải phóng dược chất từ viên thẩm thấu phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên tỷ lệ PEO thích hợp nhất trong viên nhân có thể thay đổi, khi đó phải thay đổi độ dày màng bao và kích thước miệng giải phóng dược chất tương ứng để vẫn đáp ứng được tỷ lệ giải phóng như mong muốn. Trên cơ sở thử nghiệm hòa tan của mẫu viên M6 như vậy chúng tôi đã lựa chọn công thức mẫu viên M6 để tiến hành các nghiên cứu tiếp theo.

¾Về tỷ lệ tá dược tạo áp suất thẩm thấu

Tỷ lệ tá dược tạo áp suất thẩm thấu trong viên nhân có vai trò quan trọng vì nó tạo ra chênh lệch áp suất thẩm thấu trong và ngoài màng, kéo nước từ môi trường bên ngoài qua màng bán thấm vào viên nhân, từ đó mới hòa tan các thành phần và làm trương nở các polyme. Theo lý thuyết, để quá trình giải phóng dược chất ổn

định theo động học bậc 0 cần phải duy trì áp suất thẩm thấu trong viên nhân đạt giá trị hằng định, do đó phải duy trì nồng độ bão hòa của các chất tạo áp suất thẩm thấu. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy không sử dụng NaCl trong cả lớp dược chất và lớp

đẩy thì tốc độ giải phóng dược chất chậm, chỉ giải phóng khoảng 40,9% dược chất sau 12 giờ, khi đó lactose đóng vai trò tá dược tạo áp suất thẩm thấu chính, nhưng

chênh lệch áp suất thẩm thấu lactose tạo ra không đủ lớn, làm giảm tốc độ giải phóng dược chất. Nếu sử dụng tỷ lệ NaCl nhiều quá sẽ khó khăn trong quá trình bào chế vì NaCl hút ẩm mạnh, khả năng chịu nén kém… Mẫu viên M6 có tỷ lệ NaCl phù hợp nhất được sử dụng trong các nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế viên nén giải phóng kéo dài theo cơ chế thẩm thấu chứa felodipin (Trang 75)