Phương pháp phân tích năng lượng nhiệt vi sai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế viên nén giải phóng kéo dài theo cơ chế thẩm thấu chứa felodipin (Trang 41)

Nhằm xác định trạng thái của felodipin nguyên liệu, hỗn hợp bột và hạt trước khi dập viên. Sử dụng thiết bị DSC với chảo nhôm chứa mẫu 40 µl, đục thủng nắp, khối lượng mẫu từ 1 – 20 mg. Nhiệt độ quét từ 25 – 190oC, tốc độ gia nhiệt 10o/phút. Trong quá trình thử, thổi nitơ với lưu lượng 50 ml/phút.

2.2.4.2. Phương pháp đánh giá độ cứng của viên nhân

+ Thực hiện bằng máy đo độ cứng Erweka THB 20.

+ Đặt từng viên dọc theo đường kính viên, tác động 1 lực qua đường kính viên đến lúc viên bị vỡ, ghi lại lực gây vỡ viên.

+ Thực hiện với 12 viên

2.2.4.3. Phương pháp đánh giá độ mài mòn viên nhân

+ Lấy 20 viên bất kỳ, rây loại bột dính ở viên, cân tổng khối lượng được m1 (g). + Cho viên vào trống quay, quay 100 vòng với tốc độ 25 vòng/phút.

+ Lấy viên ra, rây loại bột mịn. Cân lại khối lượng viên sau khi rây được m2 (g). + Thực hiện 3 lần lấy giá trị trung bình.

+ Tính độ mài mòn viên theo công thức:

Độ mài mòn = 100% 1 2 1− × m m m Yêu cầu: độ mài mòn <1% 2.2.4.4.Phương pháp định lượng

Định lượng felodipin trong viên bằng phương pháp HPLC theo dược điển Mỹ USP 35.

- Dung dịch đệm: hòa tan 6,9 g natri dihydro phosphat khan trong khoảng 800 ml nước cất trong bình 1000 ml, điều chỉnh pH bằng dung dịch acid phosphoric đến pH=3,0±0,05, bổ sung nước đến đủ thể tích, khuấy trộn.

- Pha động: Hỗn hợp dung dịch đệm: acetonitrile: methanol (2:2:1).

- Dung dịch chuẩn: Cân chính xác 1 lượng felodipin khoảng 20 mg, hòa tan trong 100 ml methanol, đem siêu âm trong 5 phút. Hút chính xác 10 ml dung dịch bằng pipet vào bình định mức 100 ml, pha loãng bằng hỗn hơp pha động đến đủ

thể tích để được dung dịch có nồng độ khoảng 20 µg/ml. Lọc qua màng PTFE 0,45 µm, bỏ 4 ml dịch lọc đầu.

- Dung dịch thử:

Chuẩn bị dung dịch thử:

+ Nghiền mịn 10 viên bằng máy nghiền bi. Cân lượng bột tương ứng khoảng 10 mg felodipin. Hòa tan vào 40 ml acetonitrile, 20 ml methanol trong bình định mức 100 ml. Đem siêu âm 5 phút. Thêm khoảng 30 ml dung dịch đệm. Lắc đều khoảng 30 phút. Bổ sung dung dịch đệm đến vửa đủ thể tích 100 ml.

+ Đem 1 phần đi ly tâm ở tốc độ 5.000 vòng/phút trong 15 phút, gạn lấy dịch trong ở trên.

+ Lấy 10 ml dung dịch trong bằng pipet vào bình định mức 50 ml, bổ sung pha động đến vừa đủ thể tích. + Lọc qua màng lọc PTFE 0,45 µm, bỏ 4 ml dịch lọc đầu - Điều kiện HPLC: + Cột C18: 4,6 mm × 15 cm, nhồi hạt L1(5 µm) + Tốc độ dòng: 1 ml/phút + Detector 362 nm + Thể tích tiêm mẫu: 40 µl

- Tính hàm lượng felodipin trong viên so với nhãn theo công thức:!

Trong đó:

mchuẩn: là khối lượng felodipin chuẩn mtb: là khối lượng trung bình 10 viên thử

mcân: là khối lượng cân mẫu thử

Sthử,Schuẩn là diện tích pic thu được từ dung dịch thử và dung dịch chuẩn tương ứng.

2.2.4.5. Phương pháp đánh giá bề mặt màng bao

Phương pháp chụp kính hiển vi điện tử quét (SEM), để quan sát bề mặt màng bao,

đánh giá độ đồng đều màng bao, sự khác nhau trước và sau khi giải phóng dược chất.

2.2.4.6. Phương pháp đo đường kính miệng giải phóng dược chất

Sử dụng kính hiển vi quang học, đo ở vật kính 4x để đo đường kính miệng giải phóng dược chất sử dụng 1 nguồn sáng chiếu từ trên xuống. Tiến hành đo 12 viên, tính giá trị trung bình, RSD.

2.2.4.7. Phương pháp đánh giá khả năng giải phóng dược chất

- Điều kiện: Sử dụng thiết bị thử hòa tan tựđộng VanKen – Varian 7010.

+ Thiết bị cánh khuấy, 6 cốc thử, chế độ thả viên bằng tay, lắp thêm giỏ đựng viên.

+ Nhiệt độ môi trường: 37±0,5oC + Tốc độ cánh khuấy: 50 vòng/phút

+ Thời gian thử 24 giờ, thời gian hút mẫu 1giờ/lần, thời gian bơm 120 giây/lần + Môi trường thử hòa tan: 500 ml dung dịch đệm phosphat 0,1M pH 6,5 có 1% natri lauryl sulfat

+ Đo quang ở bước sóng 238 nm - Dung dịch chuẩn nồng độ 10 µg/ml:

Cân chính xác khoảng 10 mg felodipin vào bình định mức 100 ml, thêm 80 ml dung dịch đệm phosphat 0,1M pH 6,5 có 1% natri lauryl sulfat, siêu âm 45 phút. Bổ sung thêm đệm cho vùa đủ thể tích, lắc đều. Lọc qua giấy lọc thô, bỏ 20 ml dịch lọc đầu. Hút chính xác 10 ml dịch lọc bằng pipet vào bình định mức 100 ml, thêm đệm đủ thể tích, lắc đều được dung dịch felodipin chuẩn 10 µg/ml. - Mẫu trắng: dung dịch đệm phosphat 0,1M pH 6,5 có 1% natri lauryl sulfat - Phần trăm dược chất giải phóng tại mỗi thời điểm được tính theo công thức:

%giải phóng= 100 2 ) ( ) ( 0 0 × × × × − × × − tt lt chuan lt chuan M m D D M m D D (%) Trong đó:

D0, Dchuan, D: Độ hấp thụ của mẫu trắng, dung dịch chuẩn, dung dịch thử. mchuan, mlt: Khối lượng felodipin chuẩn, khối lượng lý thuyết trong viên. Mlt,Mtt: Khối lượng viên theo lý thuyết, khối lượng viên thực tế

- Tại những thời điểm giải phóng đầu tiên, định lượng felodipin giải phóng trong môi trường hòa tan bằng phương pháp thêm chuẩn: Tại mỗi thời điểm lấy mẫu hút 10 ml dịch hòa tan, pha loãng với 10 ml dung dịch chuẩn 10 µg/ml, lọc qua giấy lọc, đo quang dịch lọc ở bước sóng 238 nm. Tiến hành đo quang song song 1 mẫu chuẩn nồng độ 10 µg/ml. Từ kết quả đo quang tính toán nồng độ

Hình 2.2: Giỏđựng viên [42] - Yêu cầu vềđộ hòa tan theo Test 1 - USP 35:

Bảng 2.2.: Yêu cầu vềđộ hòa tan theo Test 1 –USP 35 Thời gian (giờ) Lượng dược chất giải phóng

2 10% - 30% 6 42% - 68% 10 ≥ 75%

2.2.4.8. Phương pháp đánh giá động học giải phóng

- Phương pháp so sánh 2 đường cong giải phóng:

Sử dụng chỉ số f2: thể hiện sự giống nhau của 2 đường cong giải phóng dược chất,

được quy định bởi Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) và Cơ quan

đánh giá các sản phẩm y học Châu Âu (EMEA ) đưa ra:

Trong đó:

n : Sốđiểm lấy mẫu

Giá trị f2 càng gần 100 thì 2 đồ thị càng giống nhau, f2 = 100 khi 2 đồ thị giống nhau hoàn toàn, f2 = 50 thì sự sai khác trung bình tại mỗi điểm là 10%, f2 nằm trong khoảng 50 – 100 thì 2 đồ thịđược coi là giống nhau.

- Nghiên cứu mô hình động học giải phóng

Sử dụng phần mềm Splus 8.0, phân tích dữ liệu hòa tan của các công thức theo mô hình động học bậc 0, bậc 1, Higuchi, Weibuill, Hixson – Crowell, Korsmeyer – Peppas. Căn cứ vào giá trị AIC xác định mô hình giải phóng phù hợp với dạng bào chế nhất. Công thức tính giá trị AIC:

Trong đó: n – cỡ mẫu; δ – phương sai; p – số tham số trong mô hình.

So sánh giá trị AIC khi khớp vào các mô hình động học, giá trị AIC nhỏ nhất tương

ứng với mô hình phù hợp nhất.

Các mô hình động học:

+ Động học bậc 0: Qt = Q0 + K0t

Trong đó: Q0: lượng thuốc giải phóng ban đầu Qt: lượng thuốc giải phóng ở thời điểm t k: hằng số tốc độ giải phóng bậc 0 + Động học bậc 1: C = Cn(1 – e-kt) Trong đó: C: % giải phóng ở thời điểm t C0: % giải phóng ở thời điểm tvô cùng(100%) K: hằng số tốc độ giải phóng bậc 1

+ Mô hình Weibuill: %Q=100*(1-e(-k*t^n)) + Mô hình Higuchi: Qt = KH

KH – hằng số giải phóng theo động học Higuchi + Mô hình Hixson – Crowell: Q = Q0(1-(1-Kst)3) Trong đó: Q: lượng thuốc giải phóng tại thời điểm t Q0: lượng thuốc ban đầu

Ks: hằng số liên quan đến bề mặt – diện tích + Mô hình Korsmeyer – Peppas: Qt/Q∞ = Kktn

n: hệ số giải phóng

Căn cứ vào các giá trị của hệ số giải phóng n có thể xác định cơ chế giải phóng thuốc

Bng 2.3: Giải thích cơ chế giải phóng thuốc theo hệ số n

Hệ số giải phóng (n) Cơ chế vận chuyển thuốc Tỷ lệ theo hàm của thời gian

0,45 Khuếch tán theo định luật Fick t-1/2 0,45< n < 0,89 Vận chuyển không theo quy tắc tn-1

0,89 Vận chuyển theo trường hợp II Động học bậc 0 n > 0,89 Siêu vận chuyển trường hợp II tn-1

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Xây dựng đường chuẩn

3.1.1. Phương pháp đo quang phổ hấp thụ UV - VIS

Pha các dung dịch felodipin có nồng độ khác nhau, từ 0,5 µg/ml đến 10,0 µg/ml trong môi trường đệm phosphat 0,1M pH 6,5 có 1% natri lauryl sulfat; đo quang ở

bước sóng λ=238 nm.

Tiến hành: Cân chính xác 10mg felodipin vào bình định mức 100 ml, thêm khoảng 80 ml môi trường hòa tan. Lắc đều, siêu âm trong 45 phút. Bổ sung thêm dung dịch đệm tới đủ thể tích. Lắc đều, lọc qua giấy lọc, bỏ 20 ml dịch lọc đầu. Pha loãng bằng dung dịch đệm để được các dung dịch felodipin có nồng độ chính xác 0,5; 2; 4; 6; 8; 10 µg/ml. Đo mật độ quang của các dung dịch này ở bước sóng 238 nm. Kết quả thu được ở bảng 3.1 và hình 3.1.

Bảng 3.1: Sự phụ thuộc mật độ quang và nồng độ felodipin đo ở bước sóng 238 nm

STT Nồng độ C(µg/ml) Mật độ quang(D) 1 0,5 0,040 2 2 0,087 3 4 0,166 4 6 0,240 5 8 0,307 6 10 0,384

Hình 3.1: Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa nồng độ felodipin và mật độ quang

Nhận xét: Từđồ thị ta thấy nồng độ felodipin trong dung dịch đệm phosphat 0,1M pH 6,5 có 1% natri lauryl sulfat và mật độ quang tại bước sóng 238 nm có sự tương quan tuyến tính trong khoảng nống độ khảo sát từ 0,5 µg/ml đến 10,0 µg/ml với hệ

số tương quan R2 ≈ 1. Như vậy, có thể sử dụng phương pháp đo quang ở bước sóng 238 nm để định lượng hàm lượng dược chất giải phóng ra môi trường hòa tan là

đệm phosphat 0,1M pH6,5 có 1% natri lauryl sulfat.

3.1.3. Phương pháp HPLC

Tiến hành pha dãy dung dịch chuẩn felodipin chuẩn có nồng độ 10, 15, 20, 25, 30 µg/ml, chạy sắc ký các dung dịch chuẩn này với các điều kiện theo mục 2.2.4.4. Kết quảđược trình bày trong bảng 3.2 và hình 3.2.

Bảng 3.2: Sự phụ thuộc diện tích pic và nồng độ felodipin trong phương pháp HPLC STT Nồng độ C(µg/ml) Diện tích pic(mAU.s) 1 10 1.490.559 2 15 2.335.831 3 20 3.181.118 4 25 3.716.397 5 30 4.661.662

Nhận xét

Từ đồ thị ta thấy có sự tương quan tuyến tính giữa nồng độ felodipin và diện tich pic thu được trong khoảng nồng độ 10 – 30 µg/ml, với hệ số R2≈ 1. Như vậy có thể sử dụng phương pháp HPLC để định lượng các dung dịch felodipin có nồng độ

trong khoảng trên bằng phương pháp HPLC.

3.2. Nghiên cứu cải thiện độ hòa tan felodipin

Theo cấu tạo của viên thẩm thấu kéo – đẩy, viên nhân là viên nén 2 lớp, trong

đó felodipin trong lớp dược chất sẽ được đẩy ra ngoài môi trường hòa tan dần dần khi polyme trong lớp đẩy hút nước và trương nở. Do dược chất felodipin rất ít tan trong nước, nên để giải phóng hết dược chất phải cải thiện độ hòa tan felodipin trong lớp dược chất. Lựa chọn tá dược PVP K30 vừa có tác dụng cải thiện độ hòa tan vừa làm tá dược dính trong phương pháp xát hạt ướt. Tiến hành nghiên cứu 2 yếu tốảnh hưởng là phương pháp bào chế và tỷ lệ tá dược tăng độ hòa tan.

3.2.1. Ảnh hưởng của phương pháp bào chế tới độ hòa tan felodipin

Để đánh giá ảnh hưởng của phương pháp bào chế tới độ hòa tan felodipin, tiến hành bào chế các mẫu viên nén có các thành phần sau:

Felodipin 5 mg PVP K30 5 mg Avicel PH 101 80 mg Magnesi stearat 0,5 mg Ethanol 90% 0,05 ml

Phương pháp 1: xát hạt ướt với tá dược dính là dung dịch PVP/ethanol 90% (N1)

Phương pháp 2: xát hạt ướt với tá dược dính là hỗn hợp felodipin và PVP được phân tán trong ethanol 90% (N2).

Dập các viên nén có độ cứng 7 – 8 kP.

Tiến hành thử độ hòa tan theo mục 2.2.4.7. Kết quả thửđộ hòa tan được trình bày trong bảng 3.3 và hình 3.3:

Bảng 3.3: Tỷ lệ dược chất giải phóng(%±SD) từ các mẫu N1, N2 (n=3) Thi gian(phút) Mu 0 5 10 15 20 25 30 35 40 N1 0 30,1 ±2,5 60,2 ±3,2 70,0 ±3,5 72,6 ±3,6 73,2 ±2,8 74,1 ±3,4 75,0 ±3,0 75,4 ±2,4 N2 0 51,0 ±2,4 92,8 ±2,5 97,2 ±3,1 98,1 ±3,2 99,0 ±2,6 100,0 ±3,6 Hình 3.3: Đồ thị biểu diễn % felodipin giải phóng từ các mẫu viên N1, N2 Nhận xét

Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp bào chế ảnh hưởng tới tốc độ giải phóng dược chất. Mẫu N2 giải phóng hoàn toàn dược chất sau 30 phút trong khi mẫu N1 chỉ giải phóng 74,1%. Có thể giải thích do phương pháp 2 thay thế cho bước chế tạo hệ phân tán rắn của felodipin bằng phương pháp dung môi, tăng tỷ lệ

felodipin chuyển từ trạng thái kết tinh sang vô định hình, do vậy độ tan của felodipin cũng tăng lên. Giản đồ DSC (Phụ lục 3) của cốm N2 cũng chứng minh

điều này: đường DSC của cốm N2 mất pic thu nhiệt của felodipin tại điểm chảy 145oC, chứng tỏ felodipin đã có sự chuyển dạng từ kết tinh sang vô định hình. Như

vậy, phương pháp xát hạt ướt với tá dược dính là hỗn hợp felodipin và PVP được phân tán trong ethanol 90% đã cải thiện độ hòa tan của felodipin.

Đểđánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ PVP/felodipin tới độ hòa tan của felodipin tiến hành bào chế các mẫu viên N3, N4 trong đó thay đổi tỷ lệ PVP/felodipin từ

0,5/1(N3); 2/1(N4) theo phương pháp 2 ở trên, so sánh với mẫu viên N2(1/1). Kết quả thửđộ hòa tan được trình bày ở bảng 3.5 và hình 3.4 sau:

Bảng 3.4 : Thành phần công thức lớp dược chất mẫu N3, N4, N5 Công thức Tá dược N2 N3 N4 Felodipin (mg) 5 5 5 PVP K30 (mg) 5 2,5 10 Avicel pH101 (mg) 80 82,5 75 Magnesi stearat (mg) 0,5 0,5 0,5 Bảng 3.5: Tỷ lệ dược chất giải phóng (%±SD) từ các mẫu N2, N3, N4(n=3) Thời gian (phút) Mẫu 0 5 10 15 20 25 30 N2 0 51,1±2,3 92,8±3,1 97,2±2,4 98,2±4,5 99,0±4,2 100±1,2 N3 0 29,0±2,2 58,5±3,5 75,4±3,4 80,6±3,6 81,5±3,5 82±2,1 N4 0 30,8±3,0 71,9±2,6 84,7±3,6 86,5±4,0 87,5±2,3 88,1±3,6 Hình 3.4: Đồ thị biểu diễn % felodipin giải phóng từ các mẫu N2,N3,N4

Nhận xét

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ PVP/felodipin ảnh hưởng tới tốc độ giải phóng felodipin từ các mẫu viên. Mẫu N2 với tỷ lệ PVP/felodipin là 1/1 có tốc độ

hòa tan cao nhất, sau 30 phút đã giải phóng 100% dược chất. Tỷ lệ PVP/felodipin cao hơn hay thấp hơn đều làm giảm độ hòa tan của felodipin. Có thể giải thích khi lượng PVP càng tăng thì lượng felodipin ở dạng kết tinh càng giảm, dạng vô định hình càng nhiều, do đó mẫu N2 có độ hòa tan cao hơn mẫu N3. Nhưng khi PVP tăng nhiều thì độ hòa tan lại có xu hướng giảm, có thể do tăng độ nhớt, tăng liên kết hydro giữa felodipin và PVP, làm giảm độ hòa tan của felodipin. Như vậy, tỷ lệ

PVP/felodipin thích hợp nhất trong nghiên cứu là 1/1.

3.2.3. Ảnh hưởng của PEO 200.000 đến độ hòa tan của felodipin

PEO 200.000 là polyme thân nước, có khối lượng phân tử thấp nên có thể cải thiện độ hòa tan dược chất ít tan trong nước. Để đánh giá ảnh hưởng của PEO đến

độ hòa tan của felodipin tiến hành bào chế mẫu viên N5 có thành phần như sau theo phương pháp xát hạt ướt với tá dược dính là PVP/ ethanol 90%.

Felodipin 5 mg PVP K30 5 mg PEO 200.000 90 mg Magnesi stearat 0,5 mg Ethanol 90% 0,05 ml

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế viên nén giải phóng kéo dài theo cơ chế thẩm thấu chứa felodipin (Trang 41)