Về tài khoản sử dụng và phương pháp tính giá, phương pháp kế toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Nhà Việt (Trang 54)

- Tiến hành kiểm kê kho có những mặt hàng dưới đây: Số

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHÀ VIỆT

3.2.2. Về tài khoản sử dụng và phương pháp tính giá, phương pháp kế toán

xếp các thẻ kho, các sổ chi tiết theo số danh điểm vật liệu. Việc tổ chức cất giữ vật liệu trong kho cũng cần phải thật khoa học để có thể dễ tìm, dễ thấy.

Ban kiểm kê: Công ty phải bố trí đầy đủ các nhân viên kỹ thuật, cán bộ kế toán, thủ kho và người giúp việc phục vụ cho quá trình kiểm kê.

Phương tiện kiểm kê phải đầy đủ, đảm bảo chính xác, nơi kiểm kê phải thuận lợi, đủ ánh sáng.

Căn cứ vào kết quả kiểm kê, ban lãnh đạo Công ty có thể ra quyết định xử lý kịp thời, tránh những ảnh hưởng xấu tới tính liên tục của quá trình sản xuất.

3.2.2. Về tài khoản sử dụng và phương pháp tính giá, phương pháp kế toán toán

Hoàn thiện công tác kế toán tổng hợp NVL để theo dõi phản ánh kịp thời NVL mà Công ty đã mua, hay chấp nhận mua, đã thuộc quyền sở hữu của Công ty nhưng đến cuối tháng vẫn chưa về nhập kho, Công ty nên sử dụng TK 151 “ Hàng mua đang đi đường” để hạch toán.

Tài khoản này có kết cấu như sau:

+ Bên Nợ: Phản ánh giá trị vật tư đang đi đường cuối tháng, chưa về hoặc đã về tới doanh nghiệp chờ làm thủ tục .

+ Bên Có : Phản ánh giá trị hàng đi đường kỳ trước đã nhập kho hay chuyển giao cho các bộ phận hoặc khách hàng.

+ Số dư bên Nợ: Giá trị vật tư đã mua nhưng đang đi đường (Chưa nhập kho) ngoài ra Công ty cần hoàn thiện công tác hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Đến nay, Công ty chưa có tổ chức hạch toán dự phòng giảm giá

hàng tồn kho, do đó phần nào ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Việc lập dự phòng sẽ phần nào bù đắp các khoản thiệt hại xảy ra khi sản phẩm vật tư bị giảm giá.

Trình tự ghi chép dự phòng giảm giá hàng tồn kho như sau:

Cuối năm kế toán căn cứ vào số lượng, giá trị hàng tồn kho, xác định khoản dự phòng cho niên độ kế toán tiếp.

Mức dự phòng cần lập = Số lượng hàng tồn kho x Mức chênh lệch giảm giá cho niên độ N + 1 mỗi loại mỗi loại

Mức dự phòng thực tế = Số dự phòng cần lập - Số dự phòng đã lập năm cần lập cho năm N + 1 thực tế còn lại

Đối với vật liệu nhập kho, Công ty áp dụng giá thực tế là phù hợp, nhưng Công ty không tính chi phí bốc dỡ mà cộng vào giá mua . Tuy nhiên khi mua vật tư, Công ty cần thuê bốc vác, số tiền phải trả này cần hạch toán riêng, vì thế Công ty nên xem xét vấn đề này.

Đối với vật liệu xuất kho, Công ty áp dụng phương pháp Nhập trước - Xuất trước để tính. Phương pháp này rất thích hợp với doanh nghiệp nhiều danh điểm vật liệu, nhưng nếu vật liệu nhập vào trước mà không xuất hết sử dụng ngay mà xuất dần dần với một thời gian dài sau đó mới xuất thì sẽ không phản ánh đúng giá thành của công trình. Vì trong tình hình hiện nay việc giá cả biến động là rất nhanh và rất cao.

Hiện nay tại Công ty, việc phản ánh NVL chưa được tiến hành thường xuyên. Vì thế Công ty nên tổ chức công tác phân tích NVL trên tất cả các mặt để tìm ra các mặt mạnh cần phát huy, các điểm yếu cần khắc phục và tìm ra các biện pháp giải quyết.

Việc phân tích có thể tiến hành trên các mặt: Cung cấp, sử dụng và bảo quản vật liệu. Điều này sẽ giúp cho các nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp đạt lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Nhà Việt (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w