- Tiến hành kiểm kê kho có những mặt hàng dưới đây: Số
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHÀ VIỆT
3.2.1. Về công tác quản lý nguyên vật liệu
* Công tác quản lý sử dụng:
Một số loại nhiên liệu Công ty không theo dõi trên sổ chi tiết như xăng thơm, dầu , axêtôn, ... khi mua về xuất thẳng ngay cho các công trình và hạch toán vào chi phí sản xuất chung, điều này đơn giản cho công tác hạch toán. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp làm sai lệch trong tính giá thành của từng loại công trình, cụ thể: nếu chi phí đó đã hạch toán vào công trình trước, những NVL phụ đó không sử dụng hết mà được chuyển sang dùng cho công
trình sau. Như vậy giá thành công trình này tăng lên bất hợp lý và giá thành công trình sau sẽ thấp đi. Do vậy, công ty nên theo dõi tất cả các loại NVL phụ trên sổ chi tiết. Nhiên liệu dùng đến đâu xuất đến đó, để tránh tình trạng sai lệch trong giá thành.
Cùng với việc quản lý NVL, công ty nên tiến hành phân tích chi phí NVL trong giá thành của từng sản phẩm. Trong cơ chế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt giữa các thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp có sản phẩm cùng loại thì chất lượng cũng như giá thành đều có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn trong quá trình hình thành giá thành sản phẩm, do đó để nâng cao hiệu quả sử dụng NVL thì Công ty cần phải phấn đấu hạ giá thành sản phẩm và biện pháp chủ yếu là giảm chi phí NVL trong giá thành. Muốn làm được điều đó, thì hàng tháng Công ty cần tiến hành phân tích chi phí NVL trong tổng giá thành của từng loại sản phẩm để so sánh chi phí NVL trong giá thành sản phẩm của tháng này so với tháng trước tăng hay giảm sự biến động tăng giảm này do ảnh hưởng bởi những nhân tố như: mức tiêu hao NVL bình quân, đơn giá vật liệu thay đổi , qua đó, Công ty mới đánh giá và đưa ra biện pháp nhằm giảm chi phí NVL trong giá thành nâng cao hiệu quả sử dụng NVL.
Ngoài ra để nâng cao hiệu quả sử dụng NVL, công ty cần từng bước hiện đại hoá quy trình công nghệ tiên tiến, máy móc thiết bị sản xuất, đồng thời cần tiếp tục kết hợp và hợp tác với các nhà nghiên cứu, các trường kỹ thuật, các viện nghiên cứu để chế tạo ra các sản phẩm cải tiến có cùng tính năng công dụng nhưng chi phí thấp hơn, đặc biệt là chi phí NVL. Có như vậy sẽ hạn chế đến mức tối đa NVL xuất kho cho sản phẩm.
* Công tác dự trữ nguyên vật liệu:
NVL là đối tượng lao động không thể thiếu được trong quá trình sản xuất, nó là nhân tố đầu vào quan trọng để đảm bảo sự liên tục của quá trình
quan nhưng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động đòi hỏi các doanh nghiệp phải giảm mức tồn kho thấp nhất ở mức cho phép.
Việc quản lý và hạch toán tốt NVL tại kho nâng cao tính chặt chẽ trong quản lý nguyên vật liệu, tránh mất mát, lãng phí nhờ hệ thống chứng từ và quy trình luân chuyển chứng từ, đảm bảo số lượng, chất lượng NVL cho sản xuất. Nếu dự trữ quá nhiều sẽ gây ứ đọng vốn. Ngược lại, dự trữ không đủ sẽ dẫn đến tình trạng gián đoạn trong sản xuất. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty là phải luôn sẵn sàng vật tư, vật liệu cho việc sản xuất nhưng trên thực tế lượng vật tư tồn kho ở Công ty là tương đối lớn, có những loại vật liệu đến tháng 01/2013không có xuất dùng trong khi đó có nhiều loại NVL phải đặt hàng trước từ 10 – 20 ngày mới có hàng nên việc dự trữ NVL cũng rất quan trọng.
Để giải quyết mâu thuẫn này, Công ty cần xác định lượng dự trữ tối thiểu, tối đa và theo dõi thường xuyên việc thực hiện các định mức đó để tránh lãng phí, tồn đọng vốn.
Đối với những nguyên vật liệu tồn kho quá lâu do nhập kho quá nhiều so với nhu cầu sản phẩm hoặc do không còn đáp ứng được yêu cầu về tính năng kỹ thuật để sản xuất sản phẩm… công ty cần tiến hành giải phóng ngay bằng cách bán hay trao đổi cho các đơn vị có nhu cầu để nhanh chóng thu hồi, tăng tốc độ chu chuyển của nguyên vật liệu, đồng thời giải toả được mặt bằng kho bãi, giảm bớt chi phí bảo quản.
Bên cạnh đó, Công ty cần tiếp tục phát huy công việc kiểm kê được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ sẽ tăng cường hiệu lực quản lý, tránh mất mát, hao hụt NVL và giảm thiểu những lãng phí trong khâu dự trữ. Sự phối hợp chặt chẽ giữa thủ kho và phòng kế toán có tác dụng kịp thời phát hiện tình trạng thiếu hụt, dư thừa hay mất mát của NVL.
*Công tác kiểm kê kho vật liệu:
vật liệu nhập, xuất, tồn lớn thì Công ty nên tổ chức kiểm kê 6 tháng 1 lần để kiểm tra tại chỗ tình hình tài sản hiện có của Công nói chung và của vật liệu nói riêng.
Việc kiểm kê không chỉ dừng ở kiểm kê số lượng mà còn cả về chất lượng. Nhưng để công tác kiểm kê được nhanh gọn, thuận lợi thì Công ty phải xem xét lại các điều kiện hiện có theo hướng sau: