II. Tìm hiểu và đánh giá tình hình SXKD và tình hình tài chính của công ty CP xi măng vicem Hoàng Mai.
4. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu tỷ suất tài chính và khả năng thanh toán.
a) Lập bảng phân tích
b) Phân tích.
Nhận xét chung
Nhìn vào bảng phân tích ta thấy, năm 2013, các tỷ suất về hiệu quả sinh lời đều giảm mạnh: giảm tuyệt đối trên 5%, giảm tương đối trên 98%. Các hệ số về khả năng thanh toán có hệ số tăng, có hệ số giảm. Trong đó, tăng nhiều nhất là hệ số thanh toán tức thời: tăng tuyệt đối 0,11%, tăng 96,1% so với năm 2012. Hệ số thanh toán ngắn hạn lại có xu hướng giảm: giảm tuyệt đối 0.08%, giảm 1.003% so với năm 2012. Các tỷ suất về đầu tư cũng có những biến động tăng giảm khác nhau. Trong đó, tăng nhiều nhất là tỷ suất nợ: tăng tuyết đối 1,19%, tăng 2,11% so với năm 2012. Tỷ suất tài trợ cho TSCĐ có xu hướng giảm: giảm tuyệt đối 3,12%, giảm 9,26% so với năm 2012. Như vậy, trong năm 2013 doanh nghiệp có tình hình sản xuất kinh doanh không tốt. Ngoài ra, khoản nợ lại có xu hướng tăng lên trong cơ cấu nguồn vốn điều này làm tiềm ẩn nguy cơ xấu với doanh nghiệp. Tuy nhiên doanh nghiệp có xu hướng làm mạnh công cụ thanh toán khi tăng nhanh hệ suất thanh toán tức thời.
Tổng hợp nguyên nhân.
*) Nguyên nhân làm tăng các tỷ suất tài chính:
- Do điều kiện kinh tế khó khă, các bạn hàng, nhà cung cấp nguyên liệu cho công ty đòi hỏi phải thanh toán trong ngắn hạn. Mặt khác, doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu xi măng nên yêu cầu tiền gửi ngân hàng cao. Hai nguyên nhân chính trên làm tốc độ tăng của tiền lớn hơn nhiều lần so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn và kết quả là hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán tức thời tăng.
- Trong năm do nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh tăng cao, cùng với sự leo thang của giá nguyên vật liệu mà nguồn vốn từ chủ sở hữu hầu như không thay đổi, bởi vậy, doanh nghiệp vay thêm các tổ chức ngân hàng. Điều này làm cho tỷ suất nợ tăng. - Tỷ suất đầu tư được tính bằng NV/TSDH. Trong năm 2013. Nguồn vốn giảm nhẹ do ảnh hưởng từ kết quả kinh doanh mà nguyên nhân sâu xa là do giá nguyên vật liệu tăng. Cũng trong năm 2013 TSDH giảm mạnh do công ty không đầu tư thêm
TSCĐ mà lượng khấu hao của TS lại ít thay đổi. Tổng hợp hai nguyên nhân trên làm cho tỷ suất đầu tư tăng lên.
*) Nguyên nhân làm giảm các tỷ suất tài chính
- Do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng đã đẩy giá vốn hàng bán tăng và đồng thời do ảnh hưởng kinh tế khó khăn mà doanh nghiệp phải tăng chiết khấu hàng bán, áp dụng nhiều biện pháp khuyến mại làm tăng chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Cuối cùng lợi nhuận của công ty giảm mạnh. Trong khi đó doanh thu của công ty cũng giảm nhưng giảm nhẹ, do bộ phận tiêu thụ lỗ lực tìm kiếm khách hàng, đồng thời do áp dụng biện pháp xuất khẩu xi măng..Lợi nhuận của công ty giảm mạnh mà doanh thu bán hàng chỉ giảm nhẹ từ đó làm tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu giảm mạnh.
- Vốn kinh doanh bình quân bao gồm vốn cố định bình quân và vốn lưu động bình quân và được thể hiện bằng giá trị TS dài hạn & ngắn hạn. Trong năm 2013, vốn kinh doanh giảm chủ yếu biểu hiện là sự giảm xuống của lượng hàng tồn kho và tài sản cố định hữu hình và một số khoản phải thu. Tuy nhiên tốc độ giảm của vốn kinh doanh nhỏ hơn nhiều so với tốc độ giảm của lợi nhuận. Bởi vậy, tỷ suất lợi nhận trên vốn giảm mạnh.
- Tài sản ngắn hạn trong năm 2013 giảm do sự giảm xuống của hàng tồn kho, các khoản phải thu, đầu tư ngắn hạn. Mặt khác để đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh thì doanh nghiệp vay ngắn hạn của các ngân hàng làm cho nợ ngắn hạn tăng. Tổng hợp hai nguyên nhân trên đã làm cho hệ số thanh toán ngắn hạn giảm.
- Vốn chủ sở hữu giảm mạnh do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm mạnh. Đồng thời các khoản nợ ngắn hạn tăng để đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh, bởi vậy, tỷ suất tự tài trợ giảm.
- Trong năm tốc độ giảm của NG TSCĐ nhỏ hơn tốc độ giảm vốn chủ sở hữu. Bởi vậy, tỷ suất tài trợ cho TSCĐ giảm.
CHƯƠNG III: TÌM HIỂU VÀ MÔ TẢ QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA DOANH NGHIỆP