II. Tìm hiểu và đánh giá tình hình SXKD và tình hình tài chính của công ty CP xi măng vicem Hoàng Mai.
2. Tình tài sản của công ty.
a) Bảng tình hình tài sản của công ty
b) Phân tích
Nhận xét chung
Nhìn vào bảng phân tích ta thấy, cuối năm 2013 tổng tài sản đạt 2.004.769 triệu đồng giảm 140.064 triệu đồng, chiếm 93,74% so với thời điểm cuối năm 2012. Trong đó, giá trị tài sản ngắn hạn là 675.213 triệu đồng, chiếm 33,68% tổng tài sản và bằng 94,66% giá trị tài sản ngắn hạn năm 2012. Tài sản dài hạn cuối năm 2013 là 1.329.556 triệu đồng , giảm 101.997 triệu đồng. chiếm 66,32% tổng tài sản và bằng 92,88% so với giá trị tài sản dài hạn cuối năm 2012.
Năm 2013, các chỉ tiêu về tài sản có tăng, có giảm. Trong đó tăng nhiều nhất về giá trị tuyệt đối là tiền: tăng 107.907 triệu đồng . Tăng tuyết đối ít nhất là thuế và các khoản phải thu nhà nước: tăng 426 triệu đồng. Ngược lại, tài sản cố định hữu hình giảm tuyệt đối nhiều nhất: giảm 114.601 triệu, dự phòng giảm giá hàng tồn kho giảm ít nhất: giảm 71 triệu đồng so với năm 2012. Về thay đổi tương đối, tăng nhiều nhất là chi phí xây dựng cơ bản dở dang: tăng 195,44%, tăng ít nhất là tài sản dài hạn khách: tăng 0,81%, giảm nhiều nhất là các khoản đầu tư tài chính ngăn hạn: giảm 80,92%, giảm ít nhất là chi phí trả trước dài hạn 0,6%.
Về cơ cấu tài sản, trong năm 2013 , cơ cấu tài sản không có nhiều sự thay đổi, xu hướng chung là giảm loại tài sản ngắn hạn và tăng loại tài sản dài hạn. Tuy nhiên sự thay đổi về cơ cấu là không đáng kể ( hầu hết thay đổi < 1%). Trong thay đổi về cơ cấu tài sản thì tiền có xu hướng tăng lên nhiều nhất: năm 2013 tiền chiếm 10,45% tổng tài sản, tăng 5,71% so với năm 2012. Ngược lại thì hàng tồn kho lại giảm nhiều nhất. Năm 2013 hàng tồn kho chiếm 16,42% tổng tài sản, giảm 3,39% so với năm 2012.
Như vậy qua nhận xét chúng ta thấy được trong năm 2013 tài sản của doanh nghiệp có biến động nhỏ nhưng không ảnh hưởng nhiều đến cơ cấu tài sản. Nguyên nhân của những biến động này chủ yếu là do tình hình kinh tế khó khăn và do doanh nghiêp đầu tư mua sắm thêm TSCĐ. Tuy nhiên để rõ ràng hơn thì ta phải tiến hành tổng hợp và phân loại nguyên nhân.
Tổng hợp nguyên nhân.
*) Nguyên nhân làm tăng giá trị tài sản.
- Do doanh nghiệp mở rộng giao dịch với thị trường ngoài nước ( Lào ), và mở rộng thị trường trong nước nhằm đạt mục tiêu doanh thu trong thời buổi kinh tế khó khăn, bởi vậy nhu cầu thanh toán qua ngân hàng tăng. Ngoài ra, trong năm doanh nghiệp cũng tiến hành thu hồi những khoản nợ ngắn hạn, giảm những khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, cần tiền để thực hiện giao dịch ngắn hạn.. Tổng hợp những nguyên nhân trên đã làm cho lượng tiền gửi ngân hàng trong năm 2013 tăng, từ đó làm cho tiền tăng.
- Năm 2013 do áp lực từ kinh tế chung của ngành nên doanh nghiệp thường phải suy nghĩ những phương án cải tiến kĩ thuật nhằm giảm chi phí do tiêu hao nguyên, nhiên liệu sản xuất. Với quan hệ tin tưởng và hợp tác làm ăn lâu dài, công ty đã không ngần ngại trả trước tiền để sử dụng những dịch vụ do Công ty tư vấn và đầu tư phát triển xi măng. Điều này đã làm cho khoản trả trước cho người bán tăng.
- Do quản lí tạm ứng kém nên trong năm 2013 khoản tạm ứng cho cán bộ công nhân viên vẫn chưa được thu hồi làm cho phải thu ngắn hạn khác tăng.
- Do nhu cầu đổi mới phần mềm phục vụ kế toán FAST, do chi phí cho bản quyền, thương hiệu khi thực hiện xuất khẩu xi măng, tiêu thụ xi măng ở thị trường
nước ngoài đã làm cho giá trị tài sản cố định vô hình của công ty tăng lên trong năm 2013.
- Trong năm 2013, ngoài việc tiếp tục triển khai dự án Hoàng Mai 2, và sửa chữa lớn những tài sản là máy móc thiết bị đã cũ hoạt động không hiệu quả, doanh nghiệp còn tiếp tục hợp tác cùng công ty CP ĐT hạ tầng đô thị Thăng Long triển khai dự án Vinh – Cửa Lò. Bên cạnh đó năm 2013 doanh nghiệp cũng tiến hành đầu tư cho dây chuyền sản xuất vôi, và sản xuất tro bay. Tổng hợp những nguyên nhân trên đã làm cho chi phí xây dựng cơ bản dở dang trong năm 2013 tăng.
*) Nguyên nhân làm giảm giá trị tài sản.
- Năm 2013 phòng kế toán tài chính làm việc hiệu quả, theo dõi tốt những khoản nợ, phải thu ngắn hạn để tiến hành đôn đốc thu hồi. Bởi vậy, khoản phải thu của khách hàng giảm
- Bộ phận tiêu thụ hoạt động hiệu quả, đẩy mạnh việc xuất khẩu xi măng làm giảm lượng thành phẩm tồn kho. Ngoài ra chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cũng giảm mạnh do công ty thực hiện quản lí chặt chẽ quá trình sản xuất. Hai nguyên nhân chính trên là lý do tác động để lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp trong năm 2013 giảm mạnh.
- Doanh nghiệp có lượng tài sản cố định hưu hình lớn, tuy nhiên chưa có đủ điều kiện để thay mới mà chỉ có hoạt động tiến hành sửa chữa. NG TSCĐ thay đổi ít mà khấu hao lớn lại không đổi ( doanh nghiệp tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng ) điều này đã làm giá trị tài sản cố định hữu hình giảm mạnh trong năm 2013.