Phương pháp phân tích nhân tố được thực hiện để rút gọn tập hợp các biến độc lập thành một tập hợp nhỏ hơn là các biến đại diện cho mỗi nhân tố mà không làm mất đi ý nghĩa giải thích và thông tin của nhóm nhân tố đó (Hoàng Trọng & Mộng Ngọc, 2005, tr. 260).
Hệ số Kaiser – Meyer – Olkin (KMO) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO lớn (giữa 0,5 và 1) có nghĩa là thích hợp cho phân tích nhân tố, còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu. Phương pháp sử dụng là Principle component với phép quay nhân tố là Varimax. Việc phân tích nhân tố sẽ được tiến hành với toàn bộ biến quan sát, sau đó sẽ loại bỏ từng biến có hệ số truyền tải thấp. Kết quả phân tích nhân tố trình bày trong Phụ lục 4.
---
Lần 1: có 25 biến quan sát được đưa vào quan sát theo chuẩn Eigenvalue > 1 thì rút trích được 7 nhân tố. Hệ số KMO = 0,738 (0,5 < KMO <1) và tổng phương sai trích là 68,139 % được trình bày trong Phụ lục 4. Tuy nhiên, biến quan sát PR2 và CM2 có hệ số truyền tải < 0,5.
Lần 2: loại biến quan sát PR2 do có hệ số truyền tải nhỏ hơn CM2. Kết quả phân tích nhân tố lần 2 cho thấy có 7 nhân tố được rút trích. Hệ số Hệ số KMO = 0,721 (0,5 < KMO <1) và tổng phương sai trích là 68,816 %. Biến CM2 có hệ số truyền tải thấp < 0,5.
Lần 3: Loại biến CM2 do có hệ số truyền tải thấp. Kết quả phân tích nhân tố lần 3 cho thấy có 7 nhân tố được rút trích. Hệ số Hệ số KMO = 0,713 (0,5 < KMO <1) và tổng phương sai trích là 69,755 %. Biến CM3 có hệ số truyền tải thấp < 0,5.
Lần 4: Loại biến CM3 do có hệ số truyền tải thấp. Kết quả phân tích nhân tố lần 4 cho thấy có 7 nhân tố được rút trích. Hệ số Hệ số KMO = 0,694 (0,5 < KMO <1) và tổng phương sai trích là 70,886 %.
Lần 5: Loại biến DP2, do nhân tố thứ 7 chỉ có mỗi biến quan sát DP2, còn lại 21 biến quan sát. Kết quả phân tích nhân tố lần 5 cho thấy có 6 nhân tố được rút trích. Hệ số Hệ số KMO = 0,699 (0,5 < KMO <1) và tổng phương sai trích là 68,924 %. Các hệ số truyền tải đều > 0,5. Bảng 4.6 và Bảng 4.7 thể hiện kết quả phân tích nhân tố lần 5.
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test các biến độc lập
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .699
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1.190E3
df 210
Sig. .000
Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test cho thấy KMO = 0.699 (0.5 < KMO < 1). Kiểm định Bartlett có ý nghĩa về mặt thống kê (Sig.<0.05) cho thấy các biến quan sát có tương quan trong tổng thể, do đó thỏa điều kiện để phân tích nhân tố.
---
Bảng 4.7 Kết quả ma trận xoay nhân tố lần 5
Nhân tố Biến quan sát 1 2 3 4 5 6 CE1 0.851 CM1 0.830 CE2 0.738 CE4 0.621 CM4 0.541 DQ2 0.825 DQ4 0.691 DQ3 0.673 DQ1 0.660 PR3 0.910 CE3 0.875 PR1 0.553 RE3 0.853 RE1 0.816 RE2 0.804 DP4 0.812 DP1 0.797 DP3 0.713 CR2 0.777 CR1 0.616 CR3 0.590 Eigenvalues 5.789 2.279 2.027 1.836 1.358 1.185 Tổng phương sai trích (%) 27.565 38.418 48.070 56.813 63.279 68.924 Cronbach’s alpha 0.851 0.779 0.801 0.804 0.708 0.654
Qua kết quả Bảng 4.7 ma trận xoay nhân tố lần 5 cho thấy có 6 nhân tố có ảnh hưởng đến khuynh hướng kê toa thuốc biệt dược gốc của các bác sĩ.
---
Nhóm nhân tố thứ 1: bao gồm các biến CE1, CM1, CE2, CE4, CM4. Biến CM1 (Các buổi hội thảo của công ty dược thuốc biệt dược gốc tổ chức mang lại thông tin bổ ích cho tôi) và CM4 (Các công ty dược sản xuất biệt dược gốc cung cấp nhiều tài liệu y khoa có ích cho tôi) gộp chung với 3 biến thuộc nhóm “Sự chuyên nghiệp của PSR” tham gia vào mô hình nghiên cứu. Tuy về lý thuyết, hai khái niệm về chương trình marketing và sự chuyên nghiệp của PSR là khác nhau, nhưng trong trường hợp này những chương trình marketing của công ty dược mục đích đem lại nhiều thông tin y khoa cho bác sĩ và “Sự chuyên nghiệp của PSR” cũng nhằm mục đích đem lại thông tin y khoa về sản phẩm cho bác sĩ. Vì vậy biến quan sát CM1 và CM4 được sát nhập vào nhân tố “Sự chuyên nghiệp của PSR” là hợp lý. Nhóm nhân tố này sẽ đổi tên trong mô hình nghiên cứu đề nghị là “Sự chuyên nghiệp trong marketing thuốc của công dược” (kí hiệu F1).
Nhóm nhân tố thứ 2: bao gồm các biến DQ1, DQ2, DQ3, DQ4 thuộc nhân tố “chất lượng của thuốc biệt dược gốc”. Nhóm này vẫn giữ tên như mô hình nghiên cứu đề nghị là “chất lượng của thuốc biệt dược gốc”(F2).
Nhóm nhân tố thứ 3: bao gồm các biến PR1, PR3, CE3. Biến CE3 (Người giới thiệu thuốc biệt dược gốc có kiến thức chuyên môn tốt) gộp chung với hai biến thuộc nhân tố “chuẩn chủ quan của bác sĩ về thuốc biệt dược gốc”. Nhóm này vẫn giữ tên như mô hình nghiên cứu đề nghị là “chuẩn chủ quan của bác sĩ về thuốc biệt dược gốc” (F3).
Nhóm nhân tố thứ 4: bao gồm các biến RE1, RE2, RE3 thuộc nhân tố “nguồn tham khảo chuyên môn của bác sĩ về thuốc biệt dược gốc”. Nhóm này vẫn giữ tên như mô hình nghiên cứu đề nghị là “nguồn tham khảo chuyên môn của bác sĩ về thuốc biệt dược gốc” (F4)
Nhóm nhân tố thứ 5: bao gồm các biến DP1, DP3, DP4 thuộc nhân tố “giá cả của thuốc biệt dược gốc”. Nhóm này vẫn giữ tên như mô hình nghiên cứu đề nghị là “giá cả của thuốc biệt dược gốc” (F5)
Nhóm nhân tố thứ 6: bao gồm các biến CR1, CR2, CR3 thuộc nhân tố “Danh tiếng của công ty dược sản xuất thuốc biệt dược gốc”. Nhóm này vẫn giữ tên như mô
---
hình nghiên cứu đề nghị là “Danh tiếng của công ty dược sản xuất thuốc biệt dược gốc”(F6).