THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHUYNH HƯỚNG KÊ TOA THUỐC BIỆT DƯỢC GÓC CỦA BÁC SĨ NỘI KHOA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 55)

4.6.1 Về sự tác động của các yếu tố ảnh hƣởng đến khuynh hƣớng kê toa thuốc biệt dƣợc gốc của bác sĩ nội khoa tại TP.HCM

Qua kết quả phân tích mô hình hồi quy bội ở mục 4.4 cho thấy chỉ có hai yếu tố “Sự chuyên nghiệp trong marketing” và “nguồn tham khảo” có ảnh hưởng đến khuynh hướng kê toa thuốc biệt dược gốc (tác động cùng chiều) của bác sĩ nội khoa tại TP.HCM với các hệ số “coefficient” lần lượt là 0.264 và 0.487 và mô hình chỉ giải thích được 49,2% sự biến thiên của khuynh hướng kê toa thuốc biệt dược gốc. Các yếu tố “Giá cả thuốc biệt dược gốc” và “Chất lượng thuốc biệt dược gốc” ảnh hưởng không có ý nghĩa thống kê đến khuynh hướng kê toa thuốc biệt dược gốc của bác sĩ, kết quả này ngược lại với kết luận của Vakratsas and Kalyanaram (2011) là bác sĩ sẽ ít sử dụng một thuốc nào đó khi giá cả của thuốc đó đắt tiền và có thuốc generic thay thế. Theo đó, kết quả nghiên cứu này cũng ngược lại với kết quả nghiên cứu của Denig et al. (1988) trong đó yếu tố chất lượng thuốc là yếu tố chính ảnh hưởng đến lựa chọn thuốc của bác sĩ, tuy nhiên cũng giống như nghiên cứu của Kareem et al. (2011), yếu tố “chất lượng thuốc” không ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến việc kê toa của bác sĩ, điều đó không có nghĩa là trong nghiên cứu này bác sĩ không quan tâm đến chất lượng thuốc trong việc kê toa. Theo sự giải thích của Kareem thì chất lượng thuốc được các bác sĩ xem là yếu tố “điểm ngang bằng nhau” (“point of parity” factor), tức là bác sĩ xem chất lượng thuốc là yếu tố quan trọng trong việc kê toa nhưng nhận thức về chất lượng thuốc giữa các công ty lớn thì giống nhau, tương tự như trong nghiên cứu này bác sĩ đều nhận thức là chất lượng các thuốc biệt dược gốc tốt cho dù khuynh hướng kê toa thuốc biệt dược gốc của bác sĩ là ít hay nhiều. Kết quả phân tích mô tả của 4 biến quan sát trong yếu tố “chất lượng thuốc biệt dược gốc” trong Bảng 4.16 cho thấy giá trị trung bình của 4 biến quan sát đều lớn hơn 4 (thang đo Likert 5) và phương sai đều nhỏ hơn 1.

---

Bảng 4.16 Thống kê mô tả yếu tố “chất lượng thuốc biệt dược gốc”

N Minimum Maximum Mean

Std.

Deviation Variance

Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic

DQ4 107 1 5 4.23 .927 .860

DQ3 107 1 5 4.30 .944 .891

DQ2 107 2 5 4.39 .833 .694

DQ1 107 2 5 4.44 .791 .626

Valid N (listwise) 107

Tương tự như vậy, yếu tố “Danh tiếng của công ty dược” cũng giống như yếu tố “chất lượng thuốc”, các bác sĩ đều xem các công ty dược sản xuất biệt dược gốc đều nổi tiếng như nhau (xem kết quả thống kê mô tả trong Bảng 4.17).

Bảng 4.17 Thống kê mô tả yếu tố “Danh tiếng của công ty dược sản xuất

biệt dược gốc”

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Variance

Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic

CR1 107 1 5 3.81 .892 .795

CR3 107 1 5 4.37 .885 .783

CR2 107 2 5 4.48 .705 .497

Valid N (listwise) 107

Đối với yếu tố “Chuẩn chủ quan của bác sĩ” thì nhìn vào Bảng 4.18 có thể thấy các bác sĩ lựa chọn “không ý kiến” chiếm tần suất cao nhất, điều này có thể giải thích do bác sĩ ở Việt Nam hiện nay không có nhiều quan niệm cá nhân về thuốc biệt dược gốc sẽ đem lại lợi ích hay sự yên tâm hoàn toàn cho bác sĩ.

Bảng 4.18 Thống kê lựa chọn của bác sĩ trên 3 biến quan sát PR1, PR3, CE3

1 2 3 4 5

PR1 0 19 41 28 19

PR3 0 16 48 29 14

---

Đối với hai yếu tố “Sự chuyên nghiệp trong marketing” và “nguồn tham khảo” là hai yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến khuynh hướng kê toa thuốc biệt dược gốc của bác sĩ, kết quả này giống như kết quả nghiên cứu của Nadrendran & Naredranathan (2103) và Kareem et al. (2011) cho rằng yếu tố chuyên nghiệp của trình dược viên và những chuyến tài trợ của công ty dược làm tăng mối quan hệ giữa công ty dược và bác sĩ, do đó sẽ làm tăng tần suất kê toa thuốc của công ty đó. Tại Việt Nam, các bác sĩ rất coi trọng ý kiến hay khuyến cáo của các vị chuyên gia đầu ngành, các bác sĩ trưởng khoa, đặc biệt là ở những bệnh viện tuyến ba (bệnh viện tuyến quận, huyện), do đó yếu tố “nguồn tham khảo” có ảnh hưởng đến khuynh hướng chọn thuốc của bác sĩ là hợp lý.

4.6.2 Về sự khác biệt mức độ đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến khuynh hƣớng kê toa thuốc biệt dƣợc gốc của bác sĩ nội khoa tại TP. HCM theo các hƣớng kê toa thuốc biệt dƣợc gốc của bác sĩ nội khoa tại TP. HCM theo các đặc điểm cá nhân

Từ kết quả phân tích ở mục 4.5, tổng hợp các kết quả kiểm định được thể hiện ở Bảng 4.19 như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.19 Bảng tổng hợp các kết quả kiểm định T-test

Yếu tố Giới tính Loại hình bệnh viện Sự chuyên nghiệp

trong marketing Chất lượng thuốc Chuẩn chủ quan

Nguồn tham khảo X

Giá thuốc X

Danh tiếng

Công cụ kiểm định t-test t-test

---

Tóm tắt chƣơng 4

Chương này đã trình bày các kết quả có được từ việc phân tích dữ liệu thu thập. Trong đó, mẫu nghiên cứu N = 107. Đã được thống kê theo giới tính, độ tuổi, loại hình bệnh viện công tác, số năm kinh nghiệm, học vị và chuyên khoa của đối tượng được khảo sát . Qua đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha và kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tốkhám phá EFA, mô hình nghiên cứu được hiệu chỉnh còn 6 nhân tố ảnh hưởng chính đến khuynh hướng kê toa thuốc biệt dược gốc của bác sĩ: sự chuyên nghiệp trong marketing, chất lượng thuốc biệt dược gốc, chuẩn chủ quan của bác sĩ, nguồn tham khảo, giá thuốc và danh tiếng công ty dược.

Sau đó, tác giả phân tích mô hình hồi quy bội để kiểm định giả thiết nghiên cứu. Kết quả phân tích cho thấy có 2 yếu tố có tác động cùng chiều đến khuynh hướng kê toa thuốc biệt dược gốc của bác sĩ: sự chuyên nghiệp trong marketing và nguồn tham khảo. Các giả thuyết H1, H4 được chấp nhận, mô hình giải thích được 49,2% sự biến thiên của khuynh hướng kê toa thuốc biệt dược gốc của bác sĩ.

Theo kết quả kiểm định sự khác biệt về mức độ đánh giá các yếu tố độc lập theo các đặc điểm cá nhân bằng phép kiểm T- test với độ tin cậy 95%, nghiên cứu cho thấy: không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ đánh giá sự chuyên nghiệp trong marketing, chất lượng thuốc, chuẩn chủ quan, danh tiếng công ty dược giữa các nhóm bác sĩ theo các đặc điểm cá nhân đã thực hiện. Đồng thời, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ đánh giá nguồn tham khảo và giá thuốc giữa các nhóm bác sĩ khác nhau về giới tính, loại hình bệnh viện.

---

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Từ kết quả phân tích ở Chương 4, Chương 5 sẽ trình bày kết luận, đồng thời đưa ra một số kiến nghị, hạn chế và một số hướng nghiên cứu tiếp của đề tài.

5.1 KẾT LUẬN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 5.1.1 Những kết quả nghiên cứu đƣợc 5.1.1 Những kết quả nghiên cứu đƣợc

Theo kết quả nghiên cứu này, mô hình nghiên cứu đề nghị ban đầu được điều chỉnh từ 7 nhân tố thành phần với 25 biến quan sát thành 6 nhân tố bao gồm : sự chuyên nghiệp trong marketing, chất lượng thuốc biệt dược gốc, chuẩn chủ quan của bác sĩ, nguồn tham khảo, giá thuốc và danh tiếng công ty dược với 21 biến quan sát. Sau khi hiệu chỉnh, các thang đo đều đạt được mức tin cậy và giá trị cho phép. Kết quả phân tích nhân tố EFA loại bỏ biến DP2 do không tương quan với 3 biến còn lại (DP1, DP3, DP4) trong cùng nhân tố và làm giảm giá trị Cronbach’s alpha (< 0.6), nên tác giả loại biến này; lần lượt loại 3 biến PR2, CM2, CM3 do có trọng số nhân tố thấp (< 0.5); sáp nhập biến CM1, CM4, CE1, CE2, CE4 thành một nhân tố mới là “sự chuyên nghiệp trong marketing”, sát nhập biến CE3 vào nhân tố “chuẩn chủ quan của bác sĩ”.

Khi thực hiện phân tích mô hình hồi quy bội nhằm kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo và kiểm định các giả thiết nghiên cứu. Kết quả phân tích cho thấy có 2 yếu tố có tác động cùng chiều đến khuynh hướng kê toa thuốc biệt dược gốc của bác sĩ: sự chuyên nghiệp trong marketing và nguồn tham khảo. Mô hình giải thích được 49,2% sự biến thiên của khuynh hướng kê toa thuốc biệt dược gốc của bác sĩ.

Trong phạm vi nghiên cứu này, qua kết quả phân tích dữ liệu cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ đánh giá yếu tố nguồn tham khảo và giá thuốc giữa các nhóm bác sĩ khác nhau về giới tính, loại hình bệnh viện.

---

5.1.2 Đóng góp của đề tài

Phương pháp nghiên cứu của đề tài là sử dụng lý thuyết từ các nghiên cứu trước trên thế giới về vai trò của ý định và nhận thức đối với hành vi và các yếu tố ảnh hưởng đến ý định. Đóng góp của đề tài là kết hợp với lý thuyết từ các nghiên cứu trước, nghiên cứu đã xây dựng mô hình và kiểm định thực tiễn mô hình ở TPHCM. Thông qua phương pháp phân tích nhân tố, mô hình hồi quy bội, nghiên cứu đã chỉ ra hai nhóm nhân tố ảnh hưởng đến khuynh hướng kê toa thuốc biệt dược gốc của bác sĩ nội khoa tại TPHCM.

5.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Dựa vào kết quả nghiên cứu, một số kiến nghị nhằm nâng cao hình ảnh thuốc biệt dược gốc tại thành phố Hồ Chí Minh như sau.

Thứ nhất, đối với yếu tố “Sự chuyên nghiệp trong marketing”, kết quả nghiên cứu cho thấy việc mang lại thông tin bổ ích cho bác sĩ để phục vụ cho công tác chữa trị là cần thiết đối với bác sĩ, tài trợ cho bác sĩ đi tham dự các hội nghị trong và ngoài nước để tăng mối quan hệ của bác sĩ đối với công ty dược. Vì thế, kiến nghị các công ty dược đa quốc gia nâng cao trình độ chuyên môn của các trình dược viên và khả năng thực hiện một cuộc trình dược hiệu quả đến bác sĩ, tài trợ các buổi hội thảo, hội nghị có liên quan đến sản phẩm của mình đến các bác sĩ.

Thứ hai, đối với yếu tố “Nguồn tham khảo chuyên môn”, kết quả nghiên cứu cho thấy các bác sĩ ở Việt Nam rất xem trọng ý kiến của các chuyên gia đầu ngành hay các bác sĩ trưởng khoa. Do đó, kiến nghị các công ty dược đa quốc gia tiếp tục mời các bác sĩ đầu ngành báo cáo các thử nghiệm lâm sàng tại các buổi hội thảo, hội nghị lớn. Tích cực lấy sự ủng hộ của các bác sĩ trưởng khoa đối với thuốc của công ty, chứng minh cho các bác sĩ đầu nganh và bác sĩ trưởng khoa thấy thuốc biệt dược gốc luôn có chất lượng ổn định và được nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả điều trị.

---

5.3 CÁC HẠN CHẾ VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO CỦA ĐỀ TÀI 5.3.1 Hạn chế của nghiên cứu

Thứ nhất, do thời gian có hạn và đối tượng khảo sát rất khó để gặp và phỏng vấn nên tác giả đã lựa chọn phương pháp lấy mẫu là thuận tiện, phi xác xuất với số mẫu thu thập chỉ được là N=107 nên có thể nghiên cứu này chỉ mang tính cục bộ chưa đa dạng hóa các đối tượng nghiên cứu. Mẫu khảo sát chưa có sự phân bổ cân đối về số năm kinh nghiệm, học vị và chuyên khoa của bác sĩ nên chưa phản ánh hết thực tế trong kiểm định T-test.

Thứ hai, nghiên cứu chỉ được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh nên chưa phản ánh đầy đủ và chính xác cho toàn bộ tổng thể các các yếu tố ảnh hưởng đến khuynh hướng kê toa thuốc biệt dược gốc của các bác sĩ nội khoa ở Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ ba, kết quả phân tích hồi quy với R2 bằng 0,492 chứng tỏ mô hình chỉ giải thích được 49,2% sự thay đổi của biến khuynh hướng kê toa thuốc biệt dược gốc của bác sĩ, điều này cho thấy còn các thành phần khác tham gia vào tác động đến khuynh hướng kê toa thuốc biệt dược gốc của bác sĩ nhưng chưa được đề cập trong mô hình nghiên cứu.

5.3.2 Kiến nghị hƣớng nghiên cứu tiếp theo

Để khắc phục những hạn chế nêu trên, trong những nghiên cứu tiếp theo nên:

- Sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng để tăng tính thuyết phục cho kết quả nghiên cứu.

- Tăng kích thước mẫu và thực hiện rộng rãi hơn ở các tỉnh của Việt Nam.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHUYNH HƯỚNG KÊ TOA THUỐC BIỆT DƯỢC GÓC CỦA BÁC SĨ NỘI KHOA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 55)