Thực trạng huy động các nguồn vốn đầu tƣ cho XDCB vào khu kinh

Một phần của tài liệu Huy động vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản trên khu kinh tế vân đồn (Trang 67)

5. Kết cầu của luận văn

3.2. Thực trạng huy động các nguồn vốn đầu tƣ cho XDCB vào khu kinh

tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008 – 2012 và hiệu quả đầu tƣ.

3.2.1. Về số lượng

Tới thời điểm hiện tại nguồn vốn đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng khu kinh tế Vân Đồn chủ yếu từ ngân sách nhà nƣớc thực hiện đầu tƣ theo các hình thức khác nhau nhƣ: chƣơng trình mục tiêu quốc gia, chƣơng trình đầu tƣ hàng năm của tỉnh, chƣơng trình có mục tiêu dành riêng cho khu kinh tế Vân Đồn. Đồng thời nhà nƣớc cũng cho phép ban Quản lý khu kinh tế Vân Đồn dùng quĩ đất để tạo vốn phát triển cơ sở hạ tầng, đƣợc phép phát hành trái phiếu để huy động vốn đầu tƣ cho các dự án xây dựng cơ bản lớn trong khu kinh tế. Ngoài ra cón có vốn đầu tƣ tƣ nhân, nhƣng không nhiều. Kết quả thu hút vốn đầu tƣ cho xây dựng cơ bản vào khu kinh tế Vân Đồn giai đoạn 2008 đến 2012 nhƣ (bảng 3.5).

Bảng 3.5: Thu hút vốn đầu tƣ XDCB vào KKT Vân Đồn giai đoạn 2008-2012 (Đơn vị tính: tỷ đồng)

Kỳ đầu tƣ 2008 2009 2010 2011 2012 2008-2012 Tổng 73,38 132,40 276,42 486,72 452,98 1.421,90 Vốn ngân sách huyện 4,04 5,38 22,53 58,64 121,24 211,83 Vốn ngân sách nhà nƣớc (cấp trên) 66,85 120,19 231,89 417,88 323,80 1.160,61

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Vốn ngoài ngân

sách 2,49 6,83 22,00 10,20 7,94 49,46

Nguồn: phòng TCKH huyện Vân Đồn, Ban QLKKT Quảng Ninh, Công ty ĐTTM thuỷ sản Thống nhất

Kết quả thu hút đầu tƣ vào Khu kinh tế Vân Đồn hàng năm mặc dù có tăng lên trong năm 2010, 2011 song đến năm 2012 bắt đầu giảm dần, năm 2008: 73,38 tỷ đồng, năm 2009: 132,4 tỷ đồng, năm 2010: 276,42 tỷ đồng, năm 2011: 486,72 tỷ đồng, năm 2012: 452,98 tỷ đồng. Tốc độ tăng đầu tƣ cũng tăng lên trong năm 2009,2010 và giảm dần các năm tiếp theo (biểu đồ 3.5).

Biẻu đồ 3.5: Biểu đồ vốn đầu tư cho XDCB của KKT Vân Đồn giai đoạn 2008-2012

Tổng vốn đầu tƣ trong giai đoạn 2008-2012 là 1421,9 tỷ đồng là một mức đầu tƣ còn quá thấp, chƣa đủ xây dựng các công trình lớn, tầm cỡ để từ đó tạo điểm nhấn và những yêu cầu thu hút các nhà đầu tƣ vào khu kinh tế. Nguồn vốn này tập trung cho một số dự án cơ sở hạ tầng chủ yếu nhƣ các trục giao thông, các công trình thuỷ lợi cấp nƣớc sinh hoạt, nƣớc sản xuất, các công trình hạ tầng kỹ thuật một số khu tái định cƣ, khu đô thị....

tổng vốn(tỷ đồng) 452,98 276,42 132,40 73,38 486,72 0,00 100,00 200,00 300,00 400,00 500,00 600,00 2008 2009 2010 2011 2012 tổng vốn (tỷ đồng)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ngoài nguồn đầu từ ngân sách nhà nƣớc đầu tƣ tập chung thì các nguồn đầu tƣ khác ngoài ngân sách là không đáng kể (chỉ khoảng 50 tỷ đồng) nguồn vốn này chủ yếu mới đầu tƣ phát triển hạ tầng đô thị, khu dân cƣ, còn đầu tƣ vào hạ tầng sản xuất thì hầu nhƣ chƣa có. Ngoài ra các nguồn có thể đầu tƣ từ việc thu từ quĩ đất, thu phí, lệ phí vẫn chƣa đƣợc tập chung khai thác (đặc biệt là nguồn thu từ đấu giá đất, cho thuê đất). Vì vậy những nguồn thu này không đáng kể và không thƣờng xuyên. Trong năm năm qua các nguồn thu này chủ yếu dùng để chi thƣờng xuyên cho ngân sách địa phƣơng và sửa chữa các công trình nhỏ và hỗ trợ cho công tác quản lý hiện trạng đô thị.

Ngay sau khi phê duyệt đề án phát triển kinh tế xã hội khu kinh tế Vân Đồn, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành quyết định số 120/2007/QĐ-TTg ngày 26/7/2007 thành lập và ban hành quí chế hoạt động của Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Theo đó bộ máy ban quản lý khu kinh tế Vân Đồn đƣợc hình thành và khẩn trƣơng đi vào hoạt động vì vậy tới năm 2009 Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt qui hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Dựa trên kết quả đã đạt đƣợc, kể từ năm 2010 tỉnh đã tập trung đầu tƣ và tranh thủ các nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách trung ƣơng dành cho khu kinh tế. Ngoài ra năm 2011 Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh và ban QLKKT đã tổ chức nhiều sự kiện, nhiều chƣơng trình giới thiệu, xúc tiến đầu tƣ trong và ngoài nƣớc nhƣ: Hàn Quốc, Singapore đồng thời kết hợp các chuyến công tác tỉnh đã tổ chức giới thiệu về Khu kinh tế Vân Đồn tại Mỹ, Nhật, Hồng Công ..., đồng thời đã đƣa một số nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đến thăm quan và tìm hiểu cơ hội đầu tƣ tại đây (nhƣ nhà đầu tƣ Hàn Quốc tham quan và xem xét cơ hội đầu tƣ vào sân bay Quốc tế Vân Đồn, nhà đầu tƣ Mỹ tham quan và xem xét cơ hội đầu tƣ vào khu du lịch dịch vụ phức hợp casino, khu nghỉ dƣỡng sân gôn ven biển..). Tuy nhiên với những nỗ lực trên đến nay vẫn chƣa thu hút

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 15% 82% 3% Vốn ngân sách huyện VỐn ngân sách nhà nƣớc (cấp trên) Vốn ngoài ngân sách

đƣợc nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nào vào khu kinh tế, các hình thức khả quan nhất mới chỉ dừng lại ở các biên bản ghi nhớ và trao đổi, thảo luận thống nhất hình thức đầu tƣ. Bên cạnh đó số lƣợng nhà đầu tƣ trong nƣớc đầu tƣ vào khu kinh tế có số lƣợng chƣa nhiều, qui mô nhỏ lẻ.

3.2.2. Kết cấu nguồn vốn

a/ Phân theo cơ cấu nguồn vốn đầu tƣ:

Có thể phân cơ cấu nguồn vốn đâù tƣ vào khu kinh tế Vân Đồn thành 3 loại vốn chính là vốn Ngân sách nhà nƣớc cấp tỉnh và Trung ƣơng, vốn ngân sách địa phƣơng (Khu kinh tế Vân Đồn), vốn đầu tƣ ngoài ngân sách. Trong đó:

+ Vốn ngân sách cấp tỉnh và Trung ƣơng (ngân sách cấp trên) chiếm tỷ trọng cao nhất với 82% đạt 1.160,61 tỷ đồng (biểu đồ 3.6). Nguồn vốn này tập trung ở tất cả các loại hình xây dựng trong đó chiếm tỉ trọng cao là ở loại hình xây dựng giao thông (đƣờng sá, cầu cống, bến cảng...), kế tiếp loại hình xây dựng hạ tầng kỹ thuật (chủ yếu hạ tầng khu đô thị, khu dân cƣ, khu tái định cƣ, cấp nƣớc...) tiếp đến là loại hình xây dựng dân dụng (trƣờng học, trƣờng đào tạo nghề, bệnh viện, các cơ quan nhà nƣớc), cuối cùng là loại hình xây dựng thuỷ lợi (các hồ chứa nƣớc). Nguồn vốn này đƣợc cấp theo các kênh nhƣ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giai đoạn 2008-2012

Nguồn: phòng Tài chính kế hoạch huyện Vân Đồn

- Vốn Trung ƣơng hỗ trợ có mục tiêu cho giáo dục. Nguồn vốn này có đặc điểm là không tập chung, không liên tục và số lƣợng vốn nhỏ, chủ đầu tƣ không nắm rõ đƣợc thời gian vốn về, phức tạp trong quá trình thu hút vốn. Nhƣng nguồn hỗ trợ thƣờng đƣợc giải quyết 1 lần (điều này rất tốt cho chủ đầu tƣ vì không sợ phải nợ đọng vốn với nhà thầu, có điều kiện để yêu cầu nhà thầu đẩy nhanh tiến độ).

- Vốn chƣơng trình Bãi ngang ven biển và Hải đảo. Đây là nguồn vốn Trung ƣơng hỗ trợ có mục tiêu theo kế hoạch 5 năm dành cho các địa phƣơng nghèo, khó khăn nhƣng có ranh giới giáp biển. Nguồn vốn này có đặc điểm là tập trung, liên tục, không phức tạp trong quá trình thu hút vốn, vốn đƣợc giải quyết 1 lần theo kế hoạch định sẵn cho từng năm. Nhƣng nguồn vốn này thƣờng ít và phải phân bố theo những mục tiêu cụ thể đã định trƣớc (do đó có những dự án có nhu cầu cấp thiết hơn nhƣng lại không thể sử dụng nguồn vốn này để đầu tƣ). Nguồn vốn này không trực tiếp phục vụ cho việc đầu tƣ xây dựng những công trình nhằm tạo điều kiện thu hút vốn đầu tƣ của các nhà đầu tƣ vào Khu kinh tế Vân Đồn.

- Vốn chƣơng trình Biển đông – Hải đảo. Đây là nguồn vốn trung ƣơng dành đầu tƣ cho các địa phƣơng là hải đảo hay giáp biển (Khu kinh tế Vân Đồn là một huyện đảo). Nguồn vốn này có đặc điểm là mang tính chất An ninh quốc phòng, tập chung, liên tục, nguồn vốn đầu tƣ hàng năm tƣơng đối lớn, dành xây dựng công trình từ mức trung bình trở lên (chủ yếu xây dựng mới hồ, đập chứa nƣớc, bến cảng, đƣờng huyết mạch của xã).

- Vốn Trung ƣơng hỗ trợ riêng cho KKT Vân Đồn. Đây là nguồn vốn của Trung ƣơng hỗ trợ riêng cho khu kinh tế Vân Đồn theo cơ chế đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt. Nguồn vốn này có đặc điểm là số lƣợng lớn, liên tục, có mục tiêu rõ ràng là đầu tƣ cơ sở hạ tầng khu kinh tế nhằm thu hút vốn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đầu tƣ của các nhà đầu tƣ vào khu kinh tế nhằm phát triển dịch vụ, các khu vui chơi giải trí, sản xuất công nghiệp nhẹ, bồi thƣờng giải phóng mặt bằng, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu có tính chất xƣơng sống kết nối các khu chức năng của khu kinh tế nhƣ các trục giao thông chính, cấp điện, cấp nƣớc, viễn thông, hệ thống thoát thải, các công trình công cộng, trƣờng đào tạo vv…. Thƣờng dùng để đầu tƣ các dự án lớn, có tính chất quan trọng đến việc thúc đẩy phát triển ở khu kinh tế Vân Đồn.

- Vốn tập chung và vốn hỗ trợ của tỉnh. Đây là nguồn vốn tỉnh đầu tƣ thƣờng xuyên cho huyện, khu kinh tế. Vốn này có đặc điểm là nhằm đầu tƣ xây dựng công trình để phát triển kinh tế xã hội của khu kinh tế, là nhân tố chính thúc đẩy các đầu tƣ vào khu kinh tế Vân Đồn, đây là nguồn vốn liên tục, số lƣợng lớn, đầu tƣ ở tất cả các loại hình xây dựng cơ bản.

- Vốn vay ƣu đãi, vốn vay tín dụng: Là nguồn vốn không thƣờng xuyên, số lƣợng vốn không lớn, trên cơ sở nhu cầu hàng năm, UBND tỉnh lên danh sách số lƣợng vốn cần vay ƣu đãi theo các chƣơng trình Chính phủ để thực hiện, nhằm tăng nguồn vốn đâù tƣ hàng năm trên địa bàn khu kinh tế.

- Vốn Trái phiếu Chính phủ: Là nguồn vốn không thƣờng xuyên, số lƣợng nhỏ và khó huy động.

+ Vốn ngân sách địa phƣơng (ngân sách huyện) chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn với 15% đạt 211,83 tỷ đồng (biểu đồ 3.6). Nguồn vốn này tập trung ở tất cả các loại hình xây dựng trong đó chiếm tỉ trọng cao là ở loại hình xây dựng dân dụng (trƣờng học, trƣờng đào tạo nghề, bệnh viện, các cơ quan nhà nƣớc), sau đó là loại hình xây dựng giao thông (chủ yếu là các tuyến đƣờng giao thông nhỏ, cầu cống nhỏ) cuối cùng là loại hình xây dựng thuỷ lợi (các hồ chứa nƣớc). Nguồn vốn này có đƣợc là nhờ các nguồn thu trực tiếp trên địa bàn huyện nhƣ: Thu các loại thuế, thu lệ phí, thu từ đấu giá đất, cấp quyền sử dụng đất vv... Nguồn vốn này chủ yếu đầu tƣ phục vụ cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng và gián tiếp tác động đến thu hút các nhà đầu tƣ vào khu kinh tế Vân Đồn (nhƣ tạo lực lƣợng lao động đƣợc đào tạo nghề, phát triển giáo dục để nâng cao chất lƣợng ngƣời lao động, tạo thị trƣờng cần thiết cho nhà đầu tƣ).

+ Vốn ngoài ngân sách: chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu nguồn vốn với 3% và chỉ đạt 49,46 tỷ đồng (biểu đồ 3.6). nguồn vốn này chủ yếu do nhà đầu tƣ đầu tƣ vào hạ tầng khu đô thị nhằm tạo và kinh doanh quĩ đất ở. Tính đến năm 2012 toàn khu kinh tế Vân Đồn có 10 dự án kinh doanh hạ tầng đô thị đƣợc cấp phép đầu tƣ nhƣng chỉ có 01 dự án của Công ty Đầu tƣ thƣơng mại thuỷ sản Thống nhất còn hoạt động và liên tục đầu tƣ từ năm 2008 đến năm 2012. Còn lại 09 dự án, đến nay hoặc chƣa đầu tƣ vốn, đang lập qui hoạch hoặc đã thôi đầu tƣ từ năm 2007 trở về trƣớc.

- Vốn ODA (Official Development Assistance – hỗ trợ phát triển chính thức) là hình thực đâù tƣ nƣớc ngoài theo hình thức cho vay ƣu đãi, viện trợ đƣợc sử dụng cho đầu tƣ các công trình cơ sở hạ tầng cần thiết nhƣ: các trục giao thông chính, các cảng biển quan trọng, các khu xử lý rác thải, sân bay vv…Tuy nhiên trong giai đoạn 2008-2012 khu kinh tế Vân Đồn chƣa huy động đƣợc một đồng vốn nào từ nguồn này.

- Vốn FDI (Foreign Direct Investment – đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài) là hình thức đầu tƣ dài hạn của cá nhân hay công ty nƣớc ngoài vào nƣớc khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Để phục vụ cho sự phát triển khu kinh tế Vân Đồn thì đây là nguồn vốn có nhiều khả năng thu hút nhất, loại hình đầu tƣ đa dạng nhất, chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng thể các nguồn vốn cần đầu tƣ cho khu kinh tế Vân Đồn. Cũng nhƣ nguồn vốn ODA, nguồn vốn FDI tại khu kinh tế Vân Đồn chƣa có, hiện tại khu kinh tế Vân Đồn mới đang tiến hành xúc tiến và ký kết thoả thuận với các nhà đầu tƣ lớn nhƣ: Dự án sân bay Vân Đồn với tổng công ty cảng hàng không Hàn Quốc 246,4 triệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

USD, dự án Khu nghỉ dƣỡng phức hợp và công viên chuyên đề, casino (Vạn Yên) với tập đoàn Las Vegas Sands 729,3 triệu USD.

Trong các nguồn vốn ngoài ngân sách thì tập chung vào vốn của các nhà đầu tƣ trong nƣớc thực hiện, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài giai đoạn naỳ chƣa có.

b/ Phân theo chủ đầu tƣ quản lý vốn:

Theo hình thức này nguồn vốn đầu tƣ vào khu kinh tế Vân Đồn có thể phân chia thành 3 chủ đầu tƣ quản lý vốn là UBND huyện Vân Đồn làm chủ đầu tƣ, Ban quản lý KKT Quảng Ninh làm chủ đầu tƣ, Các tổ chức khác làm chủ đầu tƣ. Trong đó:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.6: Thu hút vốn đầu tƣ XDCB vào KKT Vân Đồn giai đoạn 2008-2012 (phân theo chủ đầu tƣ)

(Đơn vị tính: tỷ đồng) Kỳ đầu tƣ 2008 2009 2010 2011 2012 2008-2012 tổng 73,38 124,10 284,72 486,72 452,98 1.421,90 Huyện là CĐT 62,89 92,27 117,72 263,52 215,04 751,44 Ban QLKKT Quảng Ninh là CĐT 8,00 25,00 145,00 213,00 230,00 621,00 Tƣ nhân, tổ chức khác là CĐT 2,49 6,83 22,00 10,20 7,94 49,46

Nguồn: phòng TCKH huyện Vân Đồn, Ban QLKKT Quảng Ninh, Công ty ĐTTM thuỷ sản Thống nhất

+ Chủ đầu tƣ là Uỷ ban nhân dân huyện Vân Đồn: là chủ đầu tƣ, cấp quyết định đầu tƣ có lịch sử từ khi thành lập, chuyên quản lý các nguồn vốn tự ngân sách địa phƣơng và các nguồn ngân sách cấp trên (ngân sách tập chung của tỉnh, ngân sách hỗ trợ của tỉnh, ngân sách Trung ƣơng hỗ trợ có mục tiêu, ngân sách của các chƣơng trình nhƣ: Biển đông – hải đảo, Bãi ngang ven biển hải đảo, hồ đập trên các đảo xa bờ, khu neo đậu cho tàu thuyền nghề cá và cảng hậu cần nghề cá vv...Vốn trái phiếu Chính phủ, vốn vay tín dụng) đƣợc giao thực hiện đầu tƣ các dự án trên địa bàn. Trong giai đoạn 2008-2012 tổng nguồn vốn đầu tƣ là 751,44 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất với 53%, tập chung ở các nguồn vốn: vốn ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, vốn Trung ƣơng theo chƣơng trình Biển đông - Hải đảo, đây là ba nguồn vốn mà giai đoạn qua đã huy động đƣợc với số lƣợng nhiều nhất, chiếm trên 90% tổng số vốn huy động và đƣợc đầu tƣ ở trên 80% tổng số dự án đã thực hiện của giai đoạn. Các nguồn vốn đầu tƣ này đƣợc đầu tƣ đều ở tất cả loại hình xây dựng: giao thông (đƣờng sá, cầu cống, bến cảng...), hạ tầng kỹ thuật (chủ yếu hạ tầng khu dân cƣ, khu tái định cƣ, cấp nƣớc, cấp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Huy động vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản trên khu kinh tế vân đồn (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)