Đánh giá rủi ro kiểm toán

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN DCPA (Trang 31 - 33)

- Giá vốn hàng bán tăng lên nhiều trong khi đó doanh thu lại không tăng lên tương xứng Thu nhập khác biến động quá lớn, đây là biến động trọng yếu cần chú ý và tăng thủ tục

1. Tỷ suất thanh toán hiện hành 1,103 0,931 (1)

2.2.6. Đánh giá rủi ro kiểm toán

Đặt trong mối quan hệ chặt chẽ rủi ro kiểm toán mong muốn, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện và rủi ro tiềm tàng.

Mức độ rủi ro kiểm toán ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc kiểm toán có đảm bảo chất lượng hay không, Kiểm toán viên lương mong muốn một mức độ rủi ro kiểm toán thấp, khi đó chất lượng cuộc kiểm toán, uy tín của công ty kiểm toán. Đồng ý với mức độ rủi ro kiểm toán thấp có nghĩa, Báo cáo tài chính tồn tại ít sai phạm trọng yếu. Số lượng bằng chứng thu thập nhiều hơn, chi phí kiểm toán tăng.

Tuy nhiên đánh giá mức độ rủi ro kiểm toán mong muốn là công việc định tính, đòi hỏi kiểm toán viên cần nỗ lực, kinh nghiệm để có thể thu thập lượng bằng chứng đầy đủ và hợp lý.

Thực tế ở Kim Thịnh lại cho chúng ta thấy kiểm toán viên DPCA thể hiện kinh nghiệm và tính độc lập của mình với khách hàng.

Công ty A mới thành lập, lại là công ty nước ngoài, chịu sự quản lý cơ quan nhà nước Việt Nam, vì thế sai phạm càng phải giảm bớt, lên DPCA đưa ra mức rủi ro mong muốn thấp là hợp lý.

Đánh giá rủi ro tiềm tàng nằm trong bản chất kinh doanh của khách hàng và nằm ngoài tầm kiểm soát của kiểm toán viên nên

liêm chính Ban giám đốc được đanh giá không cao, từ tất cả các nhận định liên quan đến tình hình kinh doanh và các yếu tố thuộc về bản chất của khách hàng Kim Thịnh nên mức rủi ro tiềm tàng được đánh giá là cao.

Trong đó nhóm khoản mục Tài sản và Chi phí có khả năng bi khai báo thừa nhiều hơn, nhóm khoản mục Công nợ và Doanh thu có khả năng bị khai báo thiếu nhiều hơn. Do đó rủi ro tiềm tàng được đánh giá là cao trên trung bình.

Đánh giá rủi ro kiểm soát dựa vào những tìm hiểu về hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đưa ra đánh giá chung về rủi ro kiểm soát trên toàn bộ Báo cáo tài chính và với từng khoản mục trên Báo cáo tài chính. Kiểm toán viên không quyết định thay đổi được rủi ro kiểm soát.

Tại Kim kiểm toán viên không hoàn toàn tin tưởng vào hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty , lên đánh giá rủi ro kiểm soát cao, lên kiểm toán viên cần phải thu thập nhiều hơn số lượng bằng chứng kiểm toán để giảm rủi ro kiểm toán ở mức đã dự kiến.

Rủi ro phát hiện là khả năng xảy ra các sai sót hoặc gian lận trên Báo cáo tài chính mà không được ngăn chặn hay phát hiện bởi hệ thống kiểm soát nội bộ và cũng không được kiểm toán viên phát hiện ra trong quá trình kiểm toán.

Kiểm toán viên phải có trách nhiệm đối với rủi ro phát hiện và cố gắng hết sức để kiểm soát mức rủi ro phát hiện. Khi rủi ro phát hiện cao, khả năng phát hiện ra các sai sót là lớn nên kiểm toán viên phải thu thập nhiều hơn số lượng bằng chứng kiểm toán và ngược lại

Mô hình đánh giá rủi ro kiểm toán DR = AR/ (IR x CR)

Trong đó AR : Rủi ro kiểm toán mong muốn IR : Rủi ro tiềm tàng

CR : Rủi ro kiểm soát DR : Rủi ro phát hiện

Như vậy, rủi ro kiểm kiểm soát và rủi ro tiềm tàng luôn tồn tại trong hoạt động lĩnh vực kinh doanh của đơn vị, nằm trong bản chất của khoản mục, nghiệp vụ. Kiểm toán viên không thể kiểm soát được. Tuy nhiên, bằng việc điều chỉnh phép thử nghiệm, áp dụng quy mô mẫu, kiểm toán viên có thể kiểm soát được rủi ro phát hiện. Mối quan hệ rủi ro phát hiện và rủi ro tiềm, rủi ro kiểm soát là mối quan hệ nghịch. Áp dụng mô hình trên tại công ty A A do đánh giá rui ro kiểm soát, tiềm tàng cao lên DCPA dự kiến mức rủi ro phát hiện thấp để duy trì rủi ro kiểm toán chấp nhận được.

Mối quan hệ trọng yếu và rủi ro kiểm toán. Đây là mối quan hệ ngược chiều. Khi đánh giá mức độ trọng yếu của tài khoản tiền mặt cao, cần dự kiến mức rủi ro kiểm toán thấp, tương ứng với số lượng bằng chứng kiểm toán tăng thì mới đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán.

Căn cứ vào mức phân bổ trọng yếu các khoản mục, căn cứ vào mô hình đánh giá rủi ro kiểm toán đối với công ty A có thể khái quát đánh giá rủi ro phát hiện như sau:

Bảng 20: Đánh giá rủi ro phát hiện từng khoản mục

Khoản mục RRMM RRTT RRKS RRPH

1. Tiền Thấp Cao Trung bình Thấp

2. Phải thu Thấp Trung bình Cao Thấp

3. Phải trả Thấp Trung bình Cao Thấp

4. Hàng tồn kho Thấp Trung bình Cao Thấp

5. Vay Thấp Cao Trung bình Thấp

6. XDCB dở dang Thấp Trung bình Cao Thấp

7. Vốn chủ sở hữu và các quỹ Thấp Cao Trung bình Thấp

8. TSCĐ Thấp Trung bình Cao Thấp

9. Doanh thu Thấp Cao Trung bình Thấp

10. Chi phí Thấp Cao Trung bình Thấp

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN DCPA (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w