- Chuyển cua cái vệ sinh yếm vào bể cho đẻ - Chuyển cua đã đẻ vào bể nuôi cua ấp trứng:
Sau khi đẻ xong, cua thu trứng vào yếm, ra khỏi lớp cát. Dùng vợt vớt cua ra khỏi bể đẻ sau khoảng 30 phút. Rửa cua nhẹ nhàng bằng nước đã xử lý.
Chuyển cua vào bể nuôi cua ấp trứng.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi 1. Các câu hỏi
Trình bày kỹ thuật nuôi cua mẹ trong bể.
2. Các bài thực hành
2.1. Bài thực hành 3.3.1. Xử lý sát trùng cua mẹ
2.2. Bài thực hành 3.3.2. Chuẩn bị thức ăn và cho cua ăn
2.3. Bài thực hành 3.3.3. Kiểm tra tình trạng phát triển trứng cua 2.4. Bài thực hành 3.3.4. Thay nước bể nuôi
C. Ghi nhớ
Xử lý sát trùng cua trước khi nhập trại.
Nuôi cua cái thành thục trong bể với mật độ 1 - 2 con/m2, cho ăn 2 lần/ngày vào lúc sáng sớm và chiều tối,
Nuôi riêng cua mẹ ôm trứng trong các bể 0,5 - 1m2
hoặc trong xô lớn, cho ăn 1 lần/ngày vào buổi tối.
BÀI 4. NUÔI CUA MẸ TRONG LỒNG Mã bài: MĐ 03-04 Mã bài: MĐ 03-04
Nuôi cua mẹ trong lồng là nuôi cua cái đã giao vĩ trong lồng đặt trong ao, kênh rạch đến khi cua chuẩn bị đẻ sẽ được chuyển vào bể đẻ hoặc nuôi cua mẹ ôm trứng đến khi trứng chuẩn bị nở. Nội dung nuôi trong lồng gồm chuẩn bị lồng nuôi cua, thả và chăm sóc cua, kiểm tra, xử lý chất lượng môi trường nước và chuyển cua vào bể.
Nuôi cua trong lồng ở vùng nước có chất lượng tốt, ổn định giúp hạn chế chi phí xây bể, điện nước mà vẫn có thể nuôi với số lượng nhiều.
Mục tiêu:
- Thực hiện được các biện pháp kỹ thuật nuôi cua cái cho đẻ và cua mẹ ôm trứng trong lồng.
- Kiểm tra và xử lý được chất lượng môi trường nơi đặt lồng nuôi.
A. Nội dung