Chuẩn bị thức ăn

Một phần của tài liệu Giáo trình Nuôi cua mẹ - MĐ03- Sản xuất giống cua xanh (Trang 47)

3. Chăm sóc cua 1 Cho cua ăn

3.1.1. Chuẩn bị thức ăn

Thức ăn cho cua gồm cá, nghêu, sò, chem chép, mực, tôm, ốc mượn hồn…

Nhóm thức ăn thân mềm (nghêu, sò, chem chép, mực) chứa nhiều a xít béo có tác dụng tốt trong quá trình phát triển buồng trứng của cua.

Cá Nghêu

Chem chép

Ốc mượn hồn

Tôm

Hình 3.3.9. Một số loại thức ăn cho cua Chuẩn bị thức ăn cho cua như sau:

Cá tươi, được cắt thành miếng nhỏ.

Mực tươi, bỏ đầu, da, nội tạng, cắt sợi mảnh.

Tôm tươi được bỏ vỏ, lấy thịt. Cá, mực, tôm được rửa nước sạch để loại bỏ nước dịch, hạn chế ô

nhiễm bể nuôi khi cho cua ăn. Hình 3.3.10. Cắt nhỏ cá

Ốc mượn hồn được đập bể vỏ, bẻ bỏ cặp càng cứng, giữ sống.

Nghêu, sò, chem chép còn sống, được vào trong bể.

Hoặc nghêu, sò, chem chép được tách vỏ.

Xử lý sát trùng bằng formol 50 - 100ppm trong 15 - 30 phút đối với thức ăn là nhóm giáp xác (tôm, ốc mượn hồn) do nhóm này có thể mang mầm bệnh và truyền cho cua mẹ và ấu trùng.

Pha dung dịch formol 100ppm để xử lý thức ăn được thực hiện như hướng dẫn ở 2.1. Xử lý sát trùng cua.

Hình 3.3.12. Tách vỏ nghêu

3.1.2. Cho ăn

Cua cái chưa đẻ được nuôi chung và cho ăn 2 lần/ngày vào lúc sáng sớm và chiều tối với lượng thức ăn đầy đủ theo nhu cầu do thời gian này cua cần năng lượng cho buồng trứng phát triển. Nếu cho ăn thiếu, chúng dễ tấn công lẫn nhau.

Cua mẹ ôm trứng được cho ăn 1 lần/ngày vào buổi tối.

Rải thức ăn gần chỗ cua nằm. Sau 1 - 2 giờ, kiểm tra, vớt bỏ thức ăn thừa.

Thường xuyên thay đổi thức ăn để kích thích tính háu ăn của cua.

Hình 3.3.13. Rải thức ăn gần chỗ cua nằm

Một phần của tài liệu Giáo trình Nuôi cua mẹ - MĐ03- Sản xuất giống cua xanh (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)