Vận chuyển cua mẹ ôm trứng

Một phần của tài liệu Giáo trình Nuôi cua mẹ - MĐ03- Sản xuất giống cua xanh (Trang 32 - 37)

5. Vận chuyển cua mẹ

5.1. Vận chuyển cua mẹ ôm trứng

- Yêu cầu trong quá trình vận chuyển: Cua khỏe, không gãy chân, càng

Trứng hô hấp tốt, không bị rơi, rớt khỏi cơ thể mẹ.

Chỉ nên vận chuyển thời gian dài đối với cua ôm trứng sau khi đẻ 4 ngày, đã qua giai đoạn sắp xếp trứng (buồng trứng có 6 - 8 múi), trứng đã kết dính tốt với buồng trứng.

Cua ấp trứng hơn 7 ngày (buồng trứng có màu cam đậm) thì không nên vận chuyển dài do lúc này nhu cầu oxy của trứng cao.

Trước khi vận chuyển, cua mẹ phải được vệ sinh, làm sạch bùn đất bằng bàn chải nhỏ, cán dài (bàn chải đánh răng).

Hình 3.2.15. Vệ sinh, làm sạch cua Có 2 cách là vận chuyển kín cua trong bao chứa nước, bơm ô xy hay vận chuyển hở cua trong thùng, xô chứa nước có sục khí.

Vận chuyển kín là hình thức giữ cua trong các bao bì kín với nguồn oxy hòa tan vào nước trong bao bì chủ yếu được bơm từ các bình khí oxy áp lực cao sau khi đuổi hết không khí (chỉ chứa 20% oxy) ra khỏi bao trước khi vận chuyển.

Bao bì chứa cua phổ biến là các bao PE 80 - 120 x 40 - 60cm dày hoặc 2 bao lồng vào nhau.

Lượng nước cho vào bao thường khoảng ¼ - 1/3 thể tích bao sau khi bơm căng.

Có thể cho nước đá vào bao PE nhỏ, buộc chặt miệng bao và cho vào bao cua để duy trì nhiệt độ thích hợp trong khi vận chuyển là khoảng 20 - 240C mà không làm giảm độ mặn của nước trong bao.

Nếu bao cua được đặt trong thùng xốp hay thùng giấy, có thể cho nước đá vào bao PE nhỏ, buộc chặt miệng bao rồi đặt vào trong thùng.

Hình thức này thường áp dụng để vận chuyển cua mẹ ôm trứng với thời gian vận chuyển ngắn (dưới 6 giờ).

Các bước thực hiện: Bước 1: Kiểm tra bao PE

Bằng cách làm phồng bao rồi tóm chặt miệng bao để tạo áp lực lớn trong bao.

Phát hiện bao bị thủng qua áp lực không khí trong bao bị giảm đi.

Bước 2: Lồng bao PE

Lồng 2 bao PE vào nhau sau khi đã kiểm tra.

Cho 2 - 3 lít nước dùng để chứa cua vào một bao PE. Nước có độ mặn tương đương nơi bắt cua.

Treo bao PE chứa nước lên cao.

Lồng một bao PE cùng cỡ vào bao chứa nước.

Hình 3.2.17. Lồng 2 bao vào nhau

Bước 3: Lồng bao chỉ (bao dứa) Lồng bên ngoài bằng bao chỉ nếu không vận chuyển bằng thùng xốp hay thùng carton.

Bao chỉ bọc bên ngoài để bảo vệ bao cua và giúp cua không bị sốc.

Hình 3.2.18. Lồng bao chỉ ngoài bao PE Bước 4: Cấp nước vào bao

Cuộn miệng bao lại.

Cho nước sạch vào khoảng ¼ - 1/3 thể tích bao bơm căng (7 - 10 lít).

Nước vận chuyển cua có độ mặn, pH bằng với nước đang chứa cua. Chênh lệch nhiệt độ giữa 2 môi trường nước không quá 10

C.

Có thể sử dụng nước trong môi trường chứa để vận chuyển cua sau khi đã để lắng, loại bỏ các chất lơ

Bước 5: Cho cua mẹ ôm trứng vào rỗ

Cho cua mẹ ôm trứng vào rỗ có kích thước lớn hơn cỡ cua.

Đậy nắp rỗ.

Hoặc dùng 01 rỗ khác cùng loại úp lên rỗ chứa cua.

Buộc cố định 02 rỗ lại bằng dây kẽm hoặc dây nhựa.

Hình 3.2.20. Rỗ chứa cua mẹ ôm trứng Bước 6: Cho rỗ chứa cua mẹ ôm trứng vào bao

Bước 7: Đuổi không khí trong bao

Cho dây dẫn oxy vào đến đáy bao.

Túm miệng bao, ép bao xuống để đuổi hết không khí trong bao ra.

Hình 3.2.21. Đè ép bao Bước 8: Bơm oxy

Mở van bình oxy, bơm từ từ oxy vào bao trong khi tay vẫn nắm nhẹ bao.

Thả dần tay theo độ căng của bao đến khi gần đến miệng bao.

Khóa van bình oxy.

Rút dây dẫn oxy ra khỏi bao. Lưu ý: Không được hút thuốc trong khi bơm oxy.

Bước 9: Cột miệng bao

Cuộn xoắn miệng bao PE sao cho bao thật căng, cột miệng bao bằng dây cao su.

Dùng tay đè nhẹ lên bao, nếu bao căng, đàn hồi là đạt yêu cầu.

Hình 3.2.23. Cuộn xoắn và cột bao

Bước 10: Cho bao vào thùng chứa

Đặt bao cua vào thùng xốp, đây nắp và cho lên phương tiện vận chuyển.

Hình 3.2.24. Đặt bao cua vào thùng xốp

- Vận chuyển hở

Là hình thức vận chuyển mà oxy hòa tan vào nước chứa cua trực tiếp từ không khí hay từ máy sục khí hoặc có sự trao đổi nước giữa vật chứa cua với nước bên ngoài.

Vật chứa cua phổ biến là các thùng xốp, thùng, xô nhựa.

Lượng nước cho vào thùng chứa thường là ½ thể tích thùng.

Cung cấp oxy vào nước bằng máy sục khí dùng pin trong quá trình

vận chuyển, 1 dây sục khí/thùng. Hình 3.2.25. Đưa cua mẹ vào thùng xốp để vận chuyển

Mật độ cua ôm trứng trong thùng là 1 con/thùng.

Đậy nắp thùng trong thời gian vận chuyển để hạn chế cua bị sốc.

Duy trì nhiệt độ thích hợp trong khi vận chuyển là khoảng 20 - 240C bằng cách sử dụng xe lạnh hoặc xe tải có trang bị hệ thống điều hòa không khí.

Hoặc có thể dùng nước đá cho vào trong bao PE, buộc chặt và cho vào thùng chứa cua. Kiểm tra nhiệt độ nước trong thùng bằng nhiệt kế và điều chỉnh bằng cách tăng hay giảm túi nước đá trong thùng.

Vận chuyển hở đơn giản, có thể thực hiện với thời gian dài mà không cần thay nước.

Tuy nhiên, cần kiểm tra dây sục khí thường xuyên, tránh cua kẹp đứt dây sục khí gây thiếu oxy, trứng hư do hô hấp kém.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nuôi cua mẹ - MĐ03- Sản xuất giống cua xanh (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)