Thu ấu trùng Zoea

Một phần của tài liệu Giáo trình Nuôi cua mẹ - MĐ03- Sản xuất giống cua xanh (Trang 74 - 77)

Thông thường, hôm trước khi nở rộ, đã có ấu trùng Zoea xuất hiện trong bể. Vào lúc 6 - 8 giờ hôm sau, trứng cua nở thành ấu trùng Zoea có tính hướng quang mạnh, bơi lội trong tầng nước giữa và trên mặt.

Khi ấu trùng đã xuất hiện nhiều trong bể, bắt cua mẹ ra kiểm tra. Nếu cua đã thải hết ấu trùng, yếm đóng lại thì chuyển cua mẹ ra ngoài.

Tiếp tục sục khí 30 - 60 phút để ấu trùng thoát ra khỏi màng bao ấu trùng, tự do hoàn toàn.

Sau đó, tắt sục khí, thu ấu trùng ra khỏi bể nở đã bị ô nhiễm do sự phân hủy vỏ trứng, trứng không nở… là môi trường tốt cho mầm bệnh xâm nhập và phát triển trong bể.

Cua mẹ nặng 300 - 350g, đẻ và ấp trứng tốt có thể thu được 600 - 800 ngàn ấu trùng. Cua mẹ 500 - 700g, có thể thu được 1 - 1,6 triệu ấu trùng.

Thực hiện thu ấu trùng như sau:

- Tắt sục khí để chất bẩn, trứng hư, vỏ trứng, ấu trùng yếu, chết… lắng xuống đáy bể, ấu trùng khỏe nổi lên trên lớp nước mặt chứa nhiều oxy hơn.

- Chiếu sáng phần trên của bể bằng bóng đèn.

Ấu trùng khỏe, hướng quang mạnh tập trung dưới ngọn đèn.

Ấu trùng yếu, cảm nhận ánh sáng kém, không tập trung dưới ngọn đèn mà phân tán.

Hình 3.5.4. Bật đèn tập trung ấu trùng

- Dùng vợt mịn, mềm vớt ấu trùng Zoea tập trung dưới ngọn đèn. Chuyển ấu trùng vào xô nhựa 50 - 100l để đếm và xử lý.

Ấu trùng yếu được loại bỏ. Nếu đưa số ấu trùng này vào ương, chúng cũng sẽ chết nhanh chóng. Hoặc không, chúng tồn tại trong bể, chậm lớn, dễ nhiễm bệnh và lây lan sang ấu trùng khỏe trong bể.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi 1. Các câu hỏi

Trình bày kỹ thuật thu ấu trùng Zoea.

2. Các bài thực hành

2.1. Bài thực hành 3.5.1. Nuôi cua ôm trứng trong bể thu ấu trùng 2.2. Bài thực hành 3.5.2. Thu ấu trùng Zoea

C. Ghi nhớ

Cua mẹ được đưa vào bể thu ấu trùng khi buồng trứng chuyển màu đen, không cho ăn.

Bể được sục khí nhẹ, không cần thay nước.

Ấu trùng được thu bằng vợt sau khi đã tập trung dưới ngọn đèn. Không thu ấu trùng yếu.

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí tính chất của mô đun I. Vị trí tính chất của mô đun

- Vị trí:

Nuôi cua mẹ là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Sản xuất giống cua xanh, được học sau mô đun: Xây dựng trại sản xuất giống cua, Chuẩn bị sản xuất giống cua; học trước các mô đun: Ương ấu trùng cua; Ương cua giống; Phòng trị bệnh cua và mô đun Thu hoạch và tiêu thụ cua giống.

Mô đun cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của học viên. - Tính chất:

Nuôi cua mẹ là mô đun được tích hợp giữa lý thuyết và thực hành trong việc chọn, vận chuyển, nuôi vỗ cua mẹ, cho đẻ và chăm sóc cua mẹ ôm (ấp) trứng, thuộc chương trình đào tạo Sơ cấp nghề Sản xuất giống cua xanh.

Mô đun này được giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc địa phương có mô hình sản xuất và đầy đủ các trang thiết bị cần thiết.

II. Mục tiêu

- Kiến thức:

+ Trình bày được đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản của cua xanh trưởng thành;

+ Trình bày được kỹ thuật nuôi vỗ cua mẹ cho đẻ và chăm sóc cua mẹ ôm trứng.

- Kỹ năng:

+ Chọn được cua mẹ để nuôi cho đẻ, cua mẹ ôm trứng đạt yêu cầu kỹ thuật.

+ Vận chuyển được cua mẹ từ nơi đánh bắt về nơi nuôi đảm bảo cua khỏe, nguyên vẹn.

+ Chuẩn bị được thức ăn nuôi cua mẹ.

+ Thực hiện được các biện pháp kỹ thuật nuôi vỗ cua mẹ trong bể, lồng, cho cua đẻ và chăm cua mẹ ôm trứng.

+ Dự đoán được thời điểm cua đẻ, nở trứng và thu được ấu trùng Zoea. - Thái độ:

+ Tuân thủ quy trình kỹ thuật.

+ Thực hiện công việc nghiêm túc.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nuôi cua mẹ - MĐ03- Sản xuất giống cua xanh (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)