III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC CHỦ YẾU.
HOÀN CẢNH VIỆT NAM SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, cùng đọc SGK đoạn “ Từ cuối năm 1945… ở trong tình thế nghìn cân treo sợi tóc” và
- HS chia thành nhóm nhỏ, cùng đọc sách, thảo luận dựa theo các câu hỏi nhỏ gợi ý của GV và rút ra kết luận:
trả lời câu hỏi:
Vì sao nói: Ngay sau Cách mạng tháng Tám, nước ta ở trong tình thế “ nghìn cân treo sợi tóc”?
- GV nêu thêm các câu hỏi gợi ý;
+ Em hiểu thế nào là nghìn cân treo sợi tóc?
+ Hoàn cảnh nước ta lúc đó có những khó khăn, nguy hiểm gì?
- GV cho HS phát biểu ý kiến.
- GV theo dõi, nhận xét ý kiến của HS. - GV tổ chức cho HS đàm thoại cả lớp để trả lời câu hỏi sau:
+ Nếu không đẩy lùi được nạn đói và nạn dốt thì điều đó có thể xảy ra với đất nước chúng ta?
+ Vì sao Bác Hồ gọi nạn đói và nạn dốt là giặc?
Nói nước ta đang ở trong tình thế “nghìn cân treo sợi tóc” tức tình thế vô cùng bấp bênh, nguy hiểm vì:
+ Cách mạng vừa thành công nhưng đất nước gặp muôn vàn khó khăn, tưởng như không vượt qua nổi.
+ Nạn đói năm 1945 làm hơn 2 triệu người chết đói, nông nghiệp đình đốn, hơn 90 % người mù chữ, ngoại xâm và nội phản đe doạ nền độc lập…
- Đại diện 1 nhóm HS nêu ý kiến, các nhóm bổ sung ý kiến để có câu trả lời hoàn chỉnh.
- 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi, trả lời câu hỏi, sau đó 1 HS phát biểu ý kiến trước lớp cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
+ Nếu không đẩy lùi được nạn đói, nạn dốt thì ngày sẽ có càng nhiều đồng bào ta chết đói, nhân dân không đủ hiểu biết để tham gia Cách mạng, xây dựng đất nước…
Nguy hiểm hơn, nếu không đẩy lùi được nạn đói và nạn dốt thì không đủ sức chống lại giặc ngoại xâm, nước ta có thể trở lại cảnh mất nước.
+ Vì chúng cũng nguy hiểm như giặc ngoại xâm vậy, chúng có thể làm dân tộc ta suy yếu, mất nước…
Hoạt động 2