6. Cấu trúc của luận văn
3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm
Với việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, việc đánh giá kết quả thực nghiệm được thực hiện bằng định tính: quan sát, nhận xét sự thay đổi trong nhận thức của học sinh về vấn đề biển đảo.
Qua thực nghiệm xây dựng dự án tổ chức Hội thảo “Tuổi trẻ Hồng Lĩnh chung tay bảo vệ biển, đảo”, kết quả thực nghiệm cho thấy:
Phương pháp dạy học dự án là một phương án dạy học tích cực, phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh.
Thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong dự án học tập, học sinh không chỉ học được các kiến thức kĩ năng chuẩn được quy định mà còn rèn luyện được các kĩ năng mềm, những kĩ năng cần thiết trong thời đại hiện nay như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng lập kế hoạch,…
Kết quả thực nghiệm còn cho thấy việc dạy học môn Ngữ văn hoàn toàn có thể giúp học sinh liên kết với các vấn đề thực tế, giúp kết nối giữa lí thuyết và thực hành, lí luận và thực tiễn, nhà trường với xã hội.
Tiểu kết chương 3
Chương 3 của luận văn tập trung mô tả quá quá trình thực nghiệm sư phạm áp dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học Ngữ văn lớp 9 với dự án tổ chức Hội thảo “Tuổi trẻ Hồng Lĩnh chung tay bảo vệ biển đảo”. Quá trình thực nghiệm đó, chúng tôi và nhiều đồng nghiệp đã quan sát được sự thay đổi trong hành vi hằng ngày của học sinh đối với vấn đề biển đảo. Điều đó đã khẳng định tính hiệu quả, khả thi của việc áp dụng phương pháp dạy học theo dự án đối với môn Ngữ văn 9 nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực học tập và năng lực của học sinh. Tuy nhiên, hiệu quả của việc áp dụng phương pháp dạy học theo dự án còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó vai trò quan trọng là giáo viên Ngữ văn.
KẾT LUẬN
Thông qua quá trình nghiên cứu từ khái quát đến cụ thể, đồng thời tiến hành thiết kế thử nghiệm dự án tổ chức Hội thảo “Tuổi trẻ Hồng Lĩnh chung tay bảo vệ biển đảo” trong dạy học theo dự án môn Ngữ văn (chương trình SGK Ngữ văn 9), có thể đưa ra một số kết luận khoa học như sau:
Thứ nhất, dạy học theo dự án là một trong những phương pháp dạy học tích cực, phát huy năng lực chủ động, sáng tạo của học sinh, hướng học sinh đến việc tự học, tự rèn luyện các kỹ năng để có thể “học suốt đời”. Để áp dụng được phương pháp này trong dạy học cần có sự thay đổi đồng bộ các khâu trong quá trình dạy học.
Thứ hai, xuất phát từ điểm nhìn khái quát đó, chúng tôi nghiên cứu khả năng áp dụng phương pháp dạy học theo dự án với bộ môn cụ thể là môn Ngữ văn.
Căn cứ vào nội dung môn học, cụ thể là nội dung chương trình SGK Ngữ văn 9, có thể khẳng định rằng: Việc áp dụng dạy học theo dự án đối với dạy học Ngữ văn nói chung và với chương trình Ngữ văn 9 nói riêng là hoàn toàn khả thi.
Để cụ thể hoá cho ý tưởng áp dụng dạy học theo dự án đối với dạy học chương trình Ngữ văn 9 chúng tôi đã tiến hành thiết kế dự án tổ chức Hội thảo “Tuổi trẻ Hồng Lĩnh chung tay bảo vệ biển đảo” trong thực tiễn dạy học theo dự án môn Ngữ văn (chương trình SGK Ngữ văn 9). Do hạn chế về mặt điều kiện cũng như kinh nghiệm, đề tài của chúng tôi chỉ dừng lại ở việc giới thiệu một số dự án cùng với quy trình và cách thức áp dụng phương pháp dạy học theo dự án vào thực tiễn dạy học như là một gợi ý, một sản phẩm mang tính chất tham khảo mà người dạy và người học có thể sử dụng với những mục đích khác nhau.
Phương pháp dạy học theo dự án tuy đã được biết tới nhưng vẫn còn hết sức mới mẻ khi đi vào thực tiễn triển khai ở các môn học trong nhà trường phổ thông. Đặc biệt đối với các môn học còn mang nặng áp lực thi cử, trong đó tiêu biểu là môn Ngữ văn, khả năng đổi mới phương pháp lại càng khó khăn hơn.
Để hoàn thiện quy trình tổ chức dạy học theo dự án cần có sự nỗ lực, hỗ trợ và tạo điều kiện từ nhiều phía: người học, người dạy và các nhà quản lý.
- Về phía người học: Học sinh phải tự tạo dựng cho mình một thói quen học tập mới: học tập một cách chủ động, sáng tạo; tăng cường kỹ năng cộng tác, kỹ năng tự định hướng; tự theo dõi, kiểm tra, chịu trách nhiệm và trung thực với kết quả học tập của chính mình.
- Về phía người dạy: Mỗi giáo viên cần nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc nâng cao năng lực nghiệp vụ của mình; nắm bắt và ứng dụng tích cực phương pháp dạy học theo dự án theo đúng tiến trình tổ chức dạy học của phương pháp này.
- Về phía các nhà quản lý giáo dục: Các nhà quản lý cần quan tâm nhiều hơn tới việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho trường học để tạo điều kiện cho việc tổ chức các hoạt động trong dạy học theo dự án. Bên cạnh đó, vấn đề về phân phối chương trình các môn học cũng cần được xem xét, điều chỉnh linh hoạt, mở rộng hơn, khắc phục tình trạng gặp khó khăn về mặt thời gian khi tiến hành tổ chức dạy học theo dự án.
Trên đây là những kết luận và khuyến nghị được rút ra sau quá trình nghiên cứu, triển khai thực hiện đề tài “Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học Ngữ văn 9”. Hi vọng, kết quả của đề tài sẽ góp phần tạo nên cái nhìn sâu sắc, cụ thể về dạy học theo dự án, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường phổ thông hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học. NXB Giáo dục, 2005.
2. Lê Thị Chính (2010), Những lợi ích từ cách dạy học môn Văn theo phương pháp “Trả tác phẩm về cho học sinh” tại trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, Kỷ yếu Hội nghị khoa học trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, lần thứ 30 (5/2010).
3. Tôn Quang Cường (2009), Tài liệu tập huấn dành cho các trường THPT Chuyên. Khoa Sư phạm - ĐHQG Hà Nội, 2009.
4. Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Thị Diệu Thảo (2004), Dạy học theo dự án - một phương pháp có chức năng kép trong đào tạo giáo viên, Tạp chí giáo dục số 80, tháng 4/2004.
5. Trần Việt Cường và các tác giả (2014), Tổ chức dạy học theo dự án trong dạy học môn Toán cho học sinh trung học phổ thông, Tạp chí Giáo dục, số 328 (kỳ 1, tháng 1/2014).
6. Nguyễn Ngọc Bích, Tôn Quang Cường, Phạm Kim Chung (2006), Tập bài giảng phương pháp và công nghệ dạy học, 2006.
7. Phan Thanh Hà (2013), Vận dụng dạy học theo dự án ở tiểu học từ góc nhìn tích hợp, Tạp chí Giáo dục, số 324 (kỳ 2, tháng 12/2013).
8. Phạm Minh Hạc (chủ biên, 2002)). Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI.
NXB Chính trị Quốc gia, 2002.
9. Trần Thúy Hằng (2006), Tổ chức dạy học dự án một số nội dung kiến thức chương “Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng trong SGK Vật lý lớp 9” nhằm phát triển hoạt động nhận thức tích cực, tự chủ của học sinh trong học tập (luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2006). 10. Đặng Thành Hưng, (2002), Dạy học hiện đại: Lý luận - Biện pháp - Kỹ
11. Nguyễn Thế Hưng - Hà Thị Thu Trang (2009), Phát triển kĩ năng nghiên cứu cho người học thông qua dạy học dự án, Tạp chí Thông tin khoa học giáo dục, Trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN, số 4 năm 2009.
12. Lê Khoa (2012), Đánh giá trong dạy học theo dự án, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt, tháng 12/2012.
13. Lê Khoa (2014), Thực nghiệm dạy học theo dự án ở một số trường trung học phổ thông tỉnh Vĩnh Phúc, Tạp chí Giáo dục, số 327 (kỳ 1, tháng 2/2014).
14. Nguyễn Thị Phương Loan (2014), Phát triển kỹ năng nghề nghiệp thông qua dạy học dự án các học phần Giáo dục học ở Trường cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn, Tạp chí Giáo dục, số 328 (kỳ 2, tháng 2/2014).
15. Đinh Thị Hồng Minh(2012), Áp dụng dạy học theo dự án trong bài ancol, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt, tháng 12/2012, tr.143-144.
16. Nhóm tác giả (2005), Intel Teach to the future, công ty Intel, 2005.
17. Trần Trung Ninh - Vũ Thị Yến - Bùi Thị Gấm (2014), Giáo dục tích hợp môi trường thông qua dạy học theo dự án Chương 6 nhóm Oxi (Hóa học 10), Tạp chí Giáo dục, số 335 (kỳ 1, tháng 6/2014).
18. Nguyễn Khắc Phi (tổng chủ biên, 2011), Ngữ văn 9 Tập một, NXB Giáo dục, 2011.
19. Nguyễn Khắc Phi (tổng chủ biên, 2011), Ngữ văn 9 Tập hai, NXB Giáo dục, 2011.
20. Trần Xuân Tiếp (2014), Tổ chức cho học sinh tìm hiểu địa lý địa phương thông qua thực hiện các dự án ngoài giờ lên lớp môn Địa lý 12, Tạp chí Giáo dục, số 331 (kỳ 1, tháng 4/2014).
21. Đinh Thị Tình (2013), Thực trạng vận dụng phương pháp dạy học theo dự án vào môn Giáo dục học trong các trường cao đẳng sư phạm hiện nay, Tạp chí Giáo dục, số 323 (kỳ 1, tháng 12/2013).
22. Nguyễn Ngọc Trang (2014), Thực trạng dạy học dựa vào dự án ở một số trường đào tạo cao đẳng ngành công nghệ phần mềm tại TP. Hồ Chí Minh, Tạp chí Giáo dục, số 333 (kỳ 1, tháng 5/2014).
23. Hồ Tấn Nhựt, Đoàn Thị Minh Trinh (dịch, 2009), Cải cách và xây dựng chương trình đào tạo kỹ thuật theo phương pháp tiếp cận CDIO, NXB ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, 2009.
24. Trần Anh Tuấn (2012), Dạy học theo dự án, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 11/2012.
25. Đào Thị Thu Thủy (2006), Tổ chức dạy học dự án một số nội dung kiến thức chương “Cảm ứng điện từ SGK lớp 11 Vật lý” nhằm phát triển hoạt động nhận thức tích cực, tự chủ của học sinh trong học tập (luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2006).
26. Phạm Viết Vượng (2001), Giáo dục học. NXB ĐHSP Hà Nội, 2001. 27. Vũ Thị Yến (2014), Xây dựng website hỗ trợ hoạt động tự học của sinh
viên theo dạy học dự án, Tạp chí Giáo dục, số 338 (kỳ 2, tháng 7/2014). 28. Joe Landsberger (2009), Học tập cũng cần chiến lược. NXB Lao động -
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH
Các em học sinh thân mến!
Để hỗ trợ cho việc nghiên cứu đề tài Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học Ngữ văn lớp 9, nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn ở bậc THCS, rất mong các em sẽ cộng tác bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây.Cảm ơn các em!
Khoanh tròn các chữ cái (a,b,c) có câu trả lời phù hợp với em
1. Trên lớp, thầy (cô) giáo của em có sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại (máy tính, máy chiếu...) vào giảng bài không?
a. Thường xuyên b. Thỉnh thoảng c. Chưa từng sử dụng
2. Nếu được tham gia vào các tiết học có sử dụng máy tính, máy chiếu, cảm nhận của em như thế nào?
a. Rất thích b. Thích
c. Bình thường d. Không thích
Đánh dấu X vào ô phù hợp với ý kiến của em
3. Mức độ thường xuyên em được thực hiện nhiệm vụ học tập với sự hỗ trợ của các phần mềm sau như thế nào?
Mức độ Phần mềm Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ Word Powerpoint Publisher
4. Mức độ Thầy (cô) của em thường sử dụng PPDH trong các giờ học Lịch sử như thế nào? Mức độ Phương pháp Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ Thuyết trình
Phát vấn (GV đặt câu hỏi, HS trả lời)
Làm việc nhóm
Trực quan (âm thanh, hình ảnh...)
Tự học, tự nghiên cứu
Nêu vấn đề (GV đặt ra các câu hỏi có tính vấn đề, gây tranh luận, học sinh chủ động tìm tòi cách giải quyết vấn đề dựa trên dẫn dắt của GV, qua đó thu nhận kiến thức)
Graph (GV thiết kế, sử dụng; hướng
dẫn HS cách thiết kế, sử dụng những sơ đồ vào dạy học tổng kết, khái quát hoá hệ thống kiến thức)
Dạy học theo dự án (HS được thực
hiện các dự án thực, đóng các vai xã hội để thực hiện dự án đó, có sản phẩm cụ thể, sản phẩm đó mang tính thực tiễn cao. Qua việc thực hiện dự án, HS lĩnh hội kiến thức)
5. Mức độ hứng thú của em với các phương pháp dạy học trên như thế nào? Mức độ Phương pháp Rất thích Thích Bình thường Không thích Thuyết trình Phát vấn Làm việc nhóm Trực quan Tự học, tự nghiên cứu Nêu vấn đề Graph Dự án theo dự án
6. Em mong muốn được học môn Ngữ văn theo phương pháp như thế nào? ……... ... ... ... ...
Phụ lục 2. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC CƠ SỞ MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Cả năm: 35 tuần (175 tiết)
Học kì I: 18 tuần (90 tiết); Học kì II: 17 tuần (85 tiết) HỌC KÌ I
Tiết 1, 2: Phong cách Hồ Chí Minh.
Tiết 3: Các phương châm hội thoại.
Tiết 4: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. Tiết 5: Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
Tiết 6,7: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
Tiết 8: Các phương châm hội thoại (tiếp).
Tiết 9: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
Tiết 10: Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
Tiết 11, 12: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
Tiết 13: Các phương châm hội thoại (tiếp). Tiết 14, 15: Viết bài Tập làm văn số 1.
Tiết 16, 17: Chuyện người con gái Nam Xương.
Tiết 18: Xưng hô trong hội thoại.
Tiết 19: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. Tiết 20: Đọc thêm: Luyện tập tóm tắt tác phẩm tự sự. Tiết 21: Đọc thêm: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh. Tiết 22, 23: Hoàng Lê nhất thống chí (hồi 14).
Tiết 24, 25: Sự phát triển của từ vựng. Tiết 26: Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Tiết 27: Chị em Thuý Kiều.
Tiết 28: Cảnh ngày xuân.
Tiết 39: Cảnh ngày xuân (tiếp)
Tiết 30: Thuật ngữ.
Tiết 31: Trả bài Tập làm văn số 1. Tiết 32: Miêu tả trong văn bản tự sự. Tiết 33: Trau dồi vốn từ.
Tiết 34, 35: Viết bài Tập làm văn số 2. Tiết 36, 37: Kiều ở lầu Ngưng Bích.
Tiết 38, 39: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
Tiết 40: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. Tiết 41:Chương trình địa phương phần Văn.
Tiết 42, 43: Tổng kết về từ vựng (Từ đơn, từ phức,... Từ nhiều nghĩa). Tổng kết về từ vựng (Từ đồng âm,... Trường từ vựng).
Tiết 44: Trả bài kiểm tra số 2. Tiết 45: Kiểm tra truyện trung đại. Tiết 46: Đồng chí.
Tiết 47, 48: Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Tiết 49: Tổng kết về từ vựng (Sự phát triển của từ vựng,... Trau dồi vốn từ). Tiết 50: Nghị luận trong văn bản tự sự.
Tiết 51, 52: Đoàn thuyền đánh cá.
Tiết 53: Tổng kết về từ vựng (Từ tượng thanh, tượng hình, một số phép tu từ
từ vựng).
Tiết 54: Tập làm thơ tám chữ. Tiết 55:Trả bài kiểm tra Văn.
Tiết 56, 57: Bếp lửa. Hướng dẫn đọc thêm: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
Tiết 58: Ánh trăng.
Tiết 59: Tổng kết về từ vựng (Luyện tập tổng hợp).
Tiết 60: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. Tiết 61, 62: Làng.
Tiết 63: Chương trình địa phương phần Tiếng Việt.
Tiết 64: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. Tiết 65: Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm. Tiết 66, 67: Lặng lẽ Sa Pa.
Tiết 68: Đọc thêm: Người kể chuyện trong văn bản tự sự. Tiết 69, 70: Viết bài Tập làm văn số 3.
Tiết 71, 72: Chiếc lược ngà.
Tiết 73: Ôn tập Tiếng Việt (Các phương châm hội thoại,... Cách dẫn gián tiếp).
Tiết 74: Kiểm tra Tiếng Việt.
Tiết 75, 76: Kiểm tra thơ và truyện hiện đại.