Triển khai dự án trên lớp

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học ngữ văn 9 (Trang 67)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Triển khai dự án trên lớp

2.3.2.1. Phân công nhiệm vụ

Nhiệm vụ trong dự án cần phải được phân công một cách cụ thể, chi tiết. Vì đó là cơ sở để định hướng hoạt động của giáo viên và học sinh. Giúp người dạy và người học xác định rõ cấu trúc dự án và những nhiệm vụ cần phải thực hiện. Không những vậy đó còn là cơ sở để kiểm tra quá trình học tập của học sinh. Trong quá trình phân công nhiệm vụ cần đồng thời đưa ra các sản phẩm yêu cầu khi thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Ví dụ, với nhiệm vụ giới thiệu dự án thì giáo viên cần có hai sản phẩm là kịch bản dự án và kế hoạch thực hiện dự án. Nếu trong dự án, học sinh đóng vai chủ đầu tư thì nhiệm vụ bắt buộc có sản phẩm là đơn xin đấu thầu.

Trong số những nhiệm vụ của giáo viên thì việc giới thiệu dự án và phân nhóm là 2 nhiệm vụ quan trọng nhất khi bắt đầu tiến hành triển khai.

Thứ nhất: Cách thức giới thiệu dự án sẽ chi phối trực tiếp đến hứng thú của học sinh vì thế cần phải làm cho học sinh hiểu tính thực tiễn, những hiệu quả về cả kiến thức và kỹ năng sẽ thu nhận được khi tham gia dự án.

Thứ hai: Trong dự án này học sinh sẽ hoạt động theo nhóm. Do đó vấn đề được đặt ra là cần phải chia nhóm sao cho tránh sự chênh lệch giữa các nhóm và các thành viên có khả năng hỗ trợ nhau một cách tối đa. Mỗi nhóm

phải đảm bảo có học sinh sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, có học sinh giỏi (khá), trung bình hoặc yếu kém. Trên thực tế có nhiều cách chia nhóm, mỗi cách có những ưu nhược điểm nhất định. Việc chia nhóm, giáo viên hoàn toàn có thể linh động, tùy từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể mà giáo viên có thể áp dụng một số cách dưới đây:

- Chia nhóm theo danh sách: Dựa trên danh lớp từ trên xuống dưới

giáo viên chia lớp thành từng nhóm theo số lượng thành viên đã ấn định. Cách chia này rất đơn giản, không mất nhiều thời gian và công sức nhưng dễ gây sự bất công bằng giữa các nhóm. Trong trường hợp lớp ít học sinh và lực học của các em là gần tương đương như nhau (lớp chọn) thì có thể phần nào hạn chế được nhược điểm của cách chia này.

- Chia nhóm theo bốc thăm ngẫu nhiên: Giáo viên sẽ sử dụng những

lá thăm có ghi số thứ tự (hoặc hình đại diện) của số nhóm cần thành lập. Lượng phiếu của mỗi loại căn cứ vào số lượng học sinh trong lớp và số thành viên ấn định cho một nhóm. Giáo viên sẽ tiến hành cho học sinh bốc thăm và thiết lập danh sách nhóm. Bằng cách này việc phân nhóm sẽ đảm bảo tính công bằng hơn, khoa học hơn và tránh được sự phản ứng của các em do có yếu tố bốc thăm xác xuất. Tuy nhiên nó vẫn còn tồn tại nhược điểm là có khả năng có nhóm sẽ có nhiều học sinh có khả năng thao tác công nghệ, học sinh khá giỏi…

- Chia nhóm dựa trên cơ sở điều tra: Để thực hiện cách chia nhóm này

trước đó giáo viên cần cho học sinh thực hiện một phiếu điều tra để phân loại học sinh. Sau khi tổng hợp giáo viên sẽ lọc ra danh sách học sinh tương ứng với các vấn đề đã thăm dò. Trên cơ sở đó giáo viên phân chia ra các nhóm thăm theo mô hình: Nhóm nhà có internet, Nhóm nhà không có internet, Nhóm sử dụng thành thạo Word/Powerpoint/Publisher, Nhóm không sử dụng thành thạo Word/Power point/Publisher, Nhóm có khả năng lập trang web…Mỗi nhóm sẽ

gồm các lá thăm (Số lượng lá thăm phụ thuộc vào số lượng học sinh của mỗi nhóm được quy định) ghi thứ tự /hình ảnh đại diện của từng nhóm. Qua quá trình bốc lượng học sinh có khả năng và học sinh khá giỏi sẽ được phân bố đều. Cách làm này đảm bảo sự công bằng và khoa học. Nhược điểm duy nhất của cách làm này là mất thời gian và công sức tuy nhiên nếu sử dụng kết quả thăm dò còn giúp giáo viên xác định được khả năng tiếp cận công nghệ của học sinh để có kế hoạch hỗ trợ sau này.

Đây là thời điểm quá trình hoạt động nhóm bắt đầu diễn ra nên giáo viên cần quan sát để có thể đánh giá nhóm. Lưu ý, nếu cần giáo viên chỉ tham gia gợi ý và giải thích mục đích, nhiệm vụ cụ thể của từng vai chứ không tham gia chỉ định người đảm nhận cụ thể. Sau khi thảo luận nếu học sinh có thắc mắc giáo viên sẽ tập hợp lại hệ thống câu hỏi và giải đáp trực tiếp theo từng vấn đề.

2.3.2.2. Thực hiện dự án

Sau khi hoàn thành việc phân nhóm phân vai giáo viên sẽ phát bộ công cụ hỗ trợ dự án. Tùy từng điều kiện giáo viên có thể trao đổi tài liệu giấy hoặc thực hiện thông qua một hòm thư chung/ trang web của lớp. Xét về hiệu quả tương tác thì việc trao đổi thông tin, tài liệu qua hòm thư/web nổi bật ở những ưu điểm:

(1). Thông tin được trao đổi nhanh chóng, tiện lợi.

(2). Học sinh tiến gần và thành thạo hơn trong việc khai thác nguồn tài liệu mở.

(3). Giáo viên sẽ góp ý và trả lời các thắc mắc theo từng cụm vấn đề, tránh tình trạng phải giải đáp nhiều lần một vấn đề cho nhiều nhóm.

Việc thực hiện dự án diễn ra trong thời gian 10 tuần. Trong quá trình này giáo viên cần theo sát, đôn đốc, giúp đỡ và cùng học sinh giải đáp những thắc mắc nảy sinh.

2.3.2.3. Xây dựng giáo án giới thiệu dự án (Khung kế hoạch bài dạy)

KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY Người soạn

Họ và tên Quận Trường Thành phố

Tổng quan về bài dạy Tiêu đề bài dạy

Một cái tên thật hay và sáng tạo mô tả bài dạy của bạn.

Tóm tắt bài dạy

Tóm tắt các điểm chính của bài dạy, trong đó bao gồm chủ đề mà bài dạy cần thể hiện, mô tả ngắn gọn kiến thức trọng tâm, giải thích ngắn gọn về các hoạt động sẽ giúp đỡ cho học sinh trả lời câu hỏi bài học, câu hỏi nội dung và câu hỏi khái quát.

Lĩnh vực bài dạy

Các môn học có liên quan đến bài dạy của bạn (Nêu vắn tắt chuẩn, mục tiêu và các bước hướng dẫn)

Cấp / lớp

Cấp / lớp sẽ áp dụng bài dạy

Thời gian dự kiến

Ví dụ như: 8 tiết mỗi tiết 45 phút, 6 tuần, ba tháng.

Chuẩn kiến thức cơ bản

Chuẩn nội dung và quy chuẩn

Điền vào các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng theo chương trình của Bộ GD&ĐT, sau đó chọn lọc lại để chuẩn kiến thức bao gồm những phần quan trọng được sắp xếp theo thứ tự mà học sinh cần đạt được cũng như để bạn đánh giá vào cuối bài học.

Mục tiêu đối với học sinh / kết quả học tập

Một danh mục theo thứ tự ưu tiên các mục tiêu nội dung mà học sinh sẽ nắm được sau khi kết thúc bài học.

Bộ câu hỏi định hướng Câu hỏi

khái quát

Câu hỏi bao quát toàn diện có thể liên quan đến nhiều bài học và nhiều môn học.

Câu hỏi bài học

Các câu hỏi hướng dẫn cho bài dạy của bạn.

Câu hỏi nội dung

Các câu hỏi nội dung hay câu hỏi định nghĩa.

Kế hoạch đánh giá Lịch trình đánh giá Trước khi bắt đầu

dự án

Học sinh thực hiện dự án và hoàn tất

công việc

Sau khi hoàn tất dự án

Các công cụ đánh giá giúp bạn quyết định kiến thức có sẵn, kỹ năng, thái độ và nhận thức sai lệch của học sinh Các công cụ đánh giá như đánh giá nhu cầu học sinh, giám sát tiến trình, kiểm tra sự tiếp thu, khuyến khích trao đổi tri thức, tự định hướng và cộng tác

Các công cụ đánh giá kiến thức và kỹ năng của học sinh, khuyến khích trao đổi tri thức, đánh giá nhu cầu của học sinh để hỗ trợ cho việc giảng dạy trong tương lai.

Tổng hợp đánh giá

Mô tả những đánh giá mà bạn và học sinh sẽ sử dụng để đánh giá nhu cầu, đặt ra mục tiêu, giám sát tiến trình, phản hồi, đánh giá tư duy và tiến trình, và ôn tập trong suốt quá trình học tập. Tại ô này có thể bổ sung các công cụ bảng biểu, nhật ký thực hiện, ghi chú nhỏ, các bảng kiểm mục, nội dung thảo luận, các câu hỏi và các bảng tiêu chí đánh giá. Mô tả sản phẩm học sinh mà bạn sẽ đánh giá, ví dụ như bài trình diễn, bài viết hay các mẫu đánh giá mà bạn sử

dụng. Bạn cần giải thích thêm trong ô Các bước tiến hành bài dạy về cách đánh giá, người đánh giá và thời điểm đánh giá.

Chi tiết bài dạy

Các kỹ năng thiết yếu

Kiến thức và kỹ năng công nghệ mà học sinh cần có để có thể tham gia vào bài học.

Các bước tiến hành bài dạy

Một bức tranh rõ ràng của chu kỳ dạy - học. Mô tả về phạm vi và trình tự hoạt động của học sinh và giải thích cách thức học sinh tham gia hoạch định việc học của các em ra sao.

Điều chỉnh phù hợp với đối tượng

Học sinh tiếp thu chậm

Mô tả những thay đổi dành cho đối tượng học sinh, ví dụ như dành thêm thời gian nghiên cứu, điều chỉnh mục tiêu học tập, thay đổi các mẫu đánh giá, chia nhóm, lịch trình đánh giá, kỹ năng công nghệ và sự hỗ trợ của các chuyên gia. Mô tả những thay đổi về cách mà học sinh sẽ trình bày kết quả học tập (Ví dụ như thay bài kiểm tra viết tay bằng bài thuyết trình)

Học sinh cần trợ giúp đặc biệt

Mô tả nguồn hỗ trợ ngoại ngữ, ví dụ như hướng dẫn học tiếng Anh từ các học sinh đã biết tiếng Anh hoặc từ những người tình nguyện của cộng đồng. Mô tả các tài liệu phù hợp như tài liệu bản ngữ, công cụ bảng biểu, tài liệu minh hoạ, tự điển song ngữ và các công cụ dịch thuật. Mô tả những thay đổi về cách mà học sinh sẽ trình bày kết quả học tập (Ví dụ như trình bày bằng tiếng Việt thay vì tiếng Anh, hoặc một bài thuyết trình thay cho bài kiểm tra viết)

Học sinh năng khiếu

Mô tả sự đa dạng trong cách thức học sinh tìm hiểu nội dung bài học, bao gồm nghiên cứu độc lập, nhiều tuỳ chọn để học sinh thể hiện và trình bày những gì đã học, ví dụ như hoàn thành những thử thách khó khăn hơn, đòi hỏi nghiên cứu sâu rộng hơn ở các chủ đề có liên quan đến thiên hướng của học sinh, dự án / nhiệm vụ có một kết thúc mở.

Công nghệ - Phần cứng (Đánh dấu vào những thiết bị cần thiết)

Máy quay Máy tính Máy ảnh kỹ thuật số Đầu đĩa DVD Kết nối Internet Đĩa Laser Máy in Máy chiếu Máy quét ảnh TiVi Đầu máy VCR Máy quay phim Thiết bị hội thảo Video

Thiết bị khác

Công nghệ - Phần mềm (Đánh dấu vào những phần mềm cần thiết)

Cơ sở dữ liệu/ bảng tính

Ấn phẩm

Phần mềm thư điện tử Bách khoa toàn thư trên đĩa CD

Phần mềm xử lý ảnh Trình duyệt Web Đa phương tiện

Phần mềm thiết kế Web

Hệ soạn thảo văn bản

Phần mềm khác

Tư liệu in Sách giáo khoa, đề cương, hướng dẫn thực hành phòng

Lab, tài liệu tham khảo v.v.

Hỗ trợ Những đồ vật cần thiết cho bài dạy. Đừng liệt kê những

vật dụng hằng ngày có sẵn trong phòng học.

Nguồn Internet Địa chỉ trang Web trợ giúp cho bài dạy của bạn.

Yêu cầu khác Khách mời, người hướng dẫn, chuyến đi thực tế, học sinh

2.3.2.4. Tổ chức báo cáo sản phẩm dự án

Khi tổ chức báo cáo sản phẩm dự án, trước hết giáo viên cần thông báo cho học sinh rõ thời gian, địa điểm cũng như quy trình tổ chức báo cáo (trước buổi báo cáo học sinh cần phải chuẩn bị những gì? Học sinh cần thực hiện báo cáo như thế nào).

Chỉ khi học sinh nắm rõ các thông tin trên thì quá trình tổ chức báo cáo sản phẩm mới diễn ra thuận lợi và đạt kết quả cao. Sự thành bại của buổi tổ chức báo cáo sản phẩm dự án phụ thuộc rất lớn và công tác chuẩn bị của giáo viên và học sinh. Việc báo cáo sản phẩm dự án là khâu quan trọng và là khâu cuối để đảm bảo phương pháp dạy học theo dự án thành công trong dạy học môn Ngữ văn.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học ngữ văn 9 (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)