Khâu chuẩn bị

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học ngữ văn 9 (Trang 48)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3.1. Khâu chuẩn bị

Bước 1: Xác định vấn đề, xây dựng ý tưởng dự án

Để tiến hành một dự án trong dạy học, bước đầu tiên cần thực hiện là xác định vấn đề, xây dựng ý tưởng dự án. Ý tưởng dự án được đưa ra dựa trên cơ sở nội dung chương trình và điều kiện thực tiễn. Có hai cách thức để xác định ý tưởng dự án:

Một là qua các cuộc thảo luận giữa các học sinh với nhau, giữa các giáo viên trong tổ bộ môn và giữa học sinh với giáo viên trên lớp về một vấn đề trong một bài học, một môn học cụ thể. Căn cứ vào mục tiêu của môn học, giáo viên và học sinh cũng có thể xác định ý tưởng để tiển hành dựa án. Mục tiêu bài học gồm 3 phần: kiến thức, kĩ năng, thái độ là một gợi ý và định hướng cụ thể những sản phẩm mà học sinh có thể tạo ra trong dự án. Ví dụ: Với bài học về văn bản văn học “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em’ trong học kì 1, phần mục tiêu bài học yêu cầu: Về kiến thức học sinh thấy được thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của cộng đồng. Biết được những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ở Việt Nam. Về kĩ năng, nâng cao kĩ năng đọc hiểu văn bản nhật dụng, học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng, tìm hiểu quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản. Như vậy với mục tiêu này, giáo viên và học sinh có thể xây dựng một dự án với sản phẩm đánh giá cuối cùng là một ấn phẩm tuyên truyền về các vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em... Hay như đối với nội dung dạy học về Truyện Kiều thuộc phần văn học trung đại trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 9 học kỳ 1, kéo dài xuyên suốt từ tuần 6 đến tuần 8, có thể đưa ra ý tưởng xây dựng các dự án như tổ chức các hội thảo,

chuyên đề (Tính thời sự của các vấn đề xã hội trong Truyện Kiều với xã hội hiện nay”, Truyện Kiều trong văn hóa xứ Nghệ”,…). Xây dựng không gian văn hóa - du lịch, xây dựng câu lạc bộ về Truyện Kiều. Xuất bản các ấn phẩm về Truyện Kiều, Nguyễn Du. Xây dựng phim tư liệu, phim truyện, các tác phẩm sân khấu, âm nhạc về thời đại Nguyễn Du, cuộc đời, sự nghiệp Nguyễn Du và về nội dung Truyện Kiều. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, trình diễn về ngâm Kiều, lẩy Kiều, bình Kiều, nói chuyện về tác phẩm của Nguyễn Du. Tổ chức tuần văn hóa - du lịch Nguyễn Du tại Hà Tĩnh,…

Hai là qua những vấn đề có thực trong cuộc sống. Người giáo viên có thể tìm thấy những vấn đề “nóng hổi” tính thời sự từ các trang web thông tin, từ các sự kiện của địa phương, đất nước. Một số ý tưởng có thể dễ dàng tạo nên mối liên hệ với bài học là: vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề văn hóa, vấn đề giáo dục,... Ví dụ, đối với vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo trên biển Đông hiện nay chúng ta có thể xây dựng các dự án như tổ chức tọa đàm, hội thảo, triển lãm về vấn đề chủ quyền biển đảo trong đó có sự kết hợp với các bài như Phép phân tích và tổng hợp, Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Một thử nghiệm khác từ vấn đề “Cách thể hiện tình yêu nước của giới trẻ hiện nay”, người lập kế hoạch có thể hướng đến việc thiết kế các sản phẩm thể hiện cách thức mà thế hệ trẻ Việt Nam có thể thể hiện tình yêu quê hương đất nước như viết bài thi tìm hiểu về tình yêu quê hương đất nước, tinh thần yêu nước của nhân dân ta từ xưa đến nay. Như vậy dự án này sẽ có thể tích hợp với các bài học sau trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 9:

- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. - Làng

- Lặng lẽ Sa Pa

- Những ngôi sao xa xôi. …

Như vậy với việc xác định ý tưởng dự án bắt đầu từ bài học cụ thể, người lập kế hoạch phải chẻ nhỏ nội dung bài học, tìm các cách tiếp cận đa chiều để có các ý tưởng dự án khác nhau. Còn việc xác định ý tưởng dự án bắt đầu từ vấn đề thực tế, người lập kế hoạch phải tìm các bài học trong chương trình cung cấp những kiến thức, kĩ năng cần thiết để giải quyết vấn đề thực tế đó và sắp xếp các bài học tương ứng đó vào dự án. Nói khác, việc xác định ý tưởng dự án bằng cách này sẽ tạo ra các dự án phức tạp hơn.

Từ hai nguồn cung cấp ý tưởng dự án trên, chúng ta có thể thấy 2 quy trình xác định dự án.

Sơ đồ 2.2. Quy trình xây dựng ý tưởng từ một nội dung cụ thể

Sơ đồ 2.3. Quy trình xây dựng ý tưởng dự án từ vấn đề thực tế

Bài cụ thể Nhóm 1: Ý tưởng 1 Nhóm 2: Ý tưởng 2 Nhóm 3: Ý tưởng 3 Vấn đề cần giải quyết trong cuộc sống Bài 1 Bài 2 Bài 3 Nội dung dạy học trong dự án Ý tưởng dự án

Dù xác định ý tưởng dự án theo hướng nào thì người lập kế hoạch cũng cần chú ý đến sự phù hợp và tính vừa sức với học sinh để đảo bảo tính khả thi của kế hoạch dự án.

Bước 2: Xác định mục tiêu dự án

Xây dựng hệ thống mục tiêu dự án được coi là khâu trọng tâm cho việc lập kế hoạch dạy học và kiểm tra đánh giá sau này.

Với bất kì dự án nào, khi xây dựng dự án cũng cần đảm bảo hai mục tiêu chính: một là học sinh có thể tiếp thu được những kiến thức cơ bản mà chương trình học quy định. Hai là học sinh có khả năng vận dụng các kĩ năng đã, đang và sẽ có trong quá trình thực hiện dựa án để tạo ra những sản phẩm thực có giá trị thực tế. Những sản phẩm này cũng là một trong những cơ sở để đánh giá quá trình học tập của học sinh. Như vậy, mục tiêu dự án được xây dựng nhằm thực hiện 2 chức năng chính: Định hướng trong dạy và học và căn cứ để kiểm tra đánh giá kết quả tiến bộ của học sinh.

Để làm được điều này, người dạy cần căn cứ vào nội dung kiến thức chuẩn được quy định để xác định xem học sinh có thể làm gì và cần phải làm gì để đảm bảo những yêu cầu và mục tiêu môn học. Căn cứ vào năng lực của học sinh, người dạy có thể xác định được những hoạt động và sản phẩm học sinh có thể làm được từ đó sắp xếp nội dung tương ứng để hỗ trợ về kiến thức và kĩ năng để học sinh có thể đáp ứng được yêu cầu đánh giá với từng mục tiêu cụ thể.

Mục tiêu của dự án cần đảm bảo các yếu tố sau:

- Cụ thể, dễ hiểu để có thể định hướng các hoạt động sẽ diễn ra trong tương lai.

- Rõ ràng và có thể đo lường được. - Đảm bảo tính vừa sức.

- Gắn với các thời hạn nhất định.

Ví dụ đối với Dự án “Tọa đàm “Người lính trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ” được xây dựng trên sự liên kết giữa các bài học cụ thể “Đồng chí” (Chính Hữu), “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật) và “Ánh trăng” (Nguyễn Duy) thì mục tiêu cần phải đạt được cụ thể như sau:

MỤC TIÊU DỰ ÁN

Trong dự án này học sinh sẽ:

- Đưa đến cái nhìn rõ nét hơn về hình ảnh người lính trong hai cuộc kháng chiến.

- Làm rõ những nét đặc trưng của người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp và cuộc kháng chiến chống Mĩ.

- Bồi bổ tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, lòng biết ơn đối với thế hệ cha anh đi trước.

- Xây dựng kế hoạch chương trình tọa đàm và triển khai Tọa đàm.

- Xây dựng một bài thuyết trình bằng Power Point để tham gia tọa đàm.

Bước 3: Xác định phạm vi dự án

Một dự án dạy học sẽ không thể hoàn thành nếu phạm vi của nó quá rộng vượt ra tầm hiểu biết và năng lực của học sinh. Ngược lại nết dự án có phạm vi quá hẹp so với kiến thức, khả năng của học sinh sẽ mất đi sự khách quan, chính xác cần có của nội dung kiến thức được đưa ra, do đó hiệu quả của việc dạy học theo sự án sẽ không thể đạt hiệu quả cao, cần phải xác định rõ phạm vi dự án.

Phạm vi dự án phụ thuộc rất lớn vào khả năng và điều kiện dạy học ở từng vùng miền và gắn với đặc điểm, trình độ của bản thân người học. Do đó, khi xác định phạm vi dựa án người lập kế hoạch cần phải dựa trên các yếu tố

sau để khoanh vùng phạm vi thực hiện dự án: Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, của từng vùng miền, khả năng và kinh nghiệm của học sinh, chương trình theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kế hoạch giảng dạy và học tập của trường, trình độ chuyên môn và khả năng quản lý của giáo viên. Nếu như điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn, trình độ và năng lực của học sinh còn thấp, trình độ chuyên môn và năng lực quản lí của giáo viên chưa cao thì không thể đưa ra các dự án có quy mô lớn, phức tạp như tổ chức hội thảo quốc tế, xây dựng làng văn hóa hay các gameshow truyền hình. Thay vào đó chúng ta có thể tổ chức các buổi chuyên đề, tọa đàm, nói chuyện,… Ngoài ra, để có thể xác định phạm vi dự án hợp lí, người lập dự án có thể thăm dò ý kiến học sinh đề xuất phạm vi dự án để cho phù hợp với khả năng và điều kiện hiện có của mình.

Phạm vi dự án cần được cụ thể hóa các yếu tố: phạm vi nội dung, phạm vi kĩ năng, phạm vi thời gian, phạm vi đối tượng tham gia, phạm vi hoạt động của người học và người dạy,… trong dự án.

Phạm vi nội dung của dự án cần được cụ thể hóa, cần xác định rõ các môn học liên quan đến dự án và các bài học cụ thể trong từng môn học đó liên quan trong quá trình thực hiện dự án. Không chỉ dừng lại ở các môn học, kiến thức chuẩn được quy định mà người lập kế hoạch dự án còn có thể đưa vào các nội dung kiến thức bổ sung bên ngoài chương trình học để người học hoàn thành tốt nhiệm vụ dự án. Ví dụ, đối với dự án tổ chức tọa đàm “Đoàn viên thanh niên với vấn đề chủ quyền biển đảo” khi học bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống thì bên cạnh kiến thức văn học ở bộ môn Ngữ văn, người học còn phải tìm hiểu đến kiến thức môn Lịch sử, cụ thể là kiến thức về quá trình đấu tranh, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của đất nước từ xưa đến nay, ngoài ra còn phải liên hệ với kiến thức môn Địa lí để hiểu thế nào là vùng đặc quyền kinh tế, thế nào là chủ quyền biển đảo,… Căn

cứ vào các nội dung học sinh đề xuất, giáo viên sẽ có những điều chỉnh, có những định hướng nhất định giúp hoàn thiện kiến thức cho học sinh.

Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, có một số bài học tích hợp để xây dựng các dự án khác nhau vì nó cung cấp những kiến thức và kĩ năng cơ bản nhất cho học sinh mà với bất cứ hoạt động và sản phẩm nào trong dự án học sinh cũng cần đến. Đó là các bài như:

- Thuật ngữ.

- Phép phân tích và tổng hợp - Văn thuyết minh.

- Văn nghị luận. ...

Bảng 2.2. Mẫu phạm vi nội dung của dự án

STT Nội dung Kiến thức

1 Các môn học liên quan

-Ngữ văn -Tin học -Địa lý -Lịch sử -.... 2 Các bài học cụ thể -Môn Ngữ văn + Bài 1:.... + Bài 2:... + Bài 3:... -Môn Tin học + Bài 1:... + Bài 2:... + Bài 3:...

Với biên độ nội dung kiến thức rộng, trong quá trình thực hiện học sinh không đơn thuần chỉ sử dụng một vài kĩ năng nhất định mà cần phải huy động nhiều kĩ năng khác nhau hỗ trợ việc tiếp cận nội dung đặt ra để hoàn thành từng nhiệm vụ trong dự án. Do đó việc xác định phạm vi kĩ năng vô cùng quan trọng đối với tiến độ cũng như chất lượng thực hiện các nhiệm vụ của dự án. Phạm vi kĩ năng được xác định thông qua việc lập danh sách những kĩ năng cần có để thực hiện các sản phẩm và nhiệm vụ cụ thể. Một dự án hiệu quả và hấp dẫn phải bao gồm cả kỹ năng đã có và chưa có. Phạm vi kĩ năng của học sinh càng lớn thì độ khó của dự án càng tăng, nếu sản phẩm cuối cùng bao gồm nhiều kĩ năng mà học sinh đã có thì tốc độ thực hiện dự án cũng nhanh hơn. Như vậy, ta cần khẳng định lại phạm vi kĩ năng ảnh hưởng lớn đến phạm vi thời gian của dự án. Đối với những kĩ năng chưa có, giáo viên cần phải có kế hoạch hướng dẫn nhất định những kĩ năng đó để đảm bảo tiến độ cũng như hiệu quả thực hiện dự án. Phạm vi dự án có thể thay đổi tùy vào đối tượng thực hiện và việc yêu cầu bổ sung các kĩ năng chưa biết cũng khác nhau đối với từng cá nhân hoặc nhóm thực hiện do đó quá trình tiếp thu các kĩ năng này sẽ gắn với quá trình học tập và kinh nghiệm của từng cá nhân.

Bảng 2.3. Mẫu phạm vi kĩ năng của dự án

STT Kĩ năng Tình trạng Yêu cầu Đã biết Chưa biết Tự tìm hiểu Cần hướng dẫn 1 Lập kế hoạch

2 Soạn thảo văn bản 3 Tạo slide trình chiếu

4 Truy cập web và tìm tài liệu 5 ...

Một yêu cầu nữa cũng không thể thiếu khi xác định phạm vi của dự án là xác định phạm vi thời gian của dự án. Thời gian thực hiện dự án thể hiện quy mô lớn hay nhỏ của dự án. Trước khi lập kế hoạch chi tiết, giáo viên và học sinh cần phải thống nhất thời gian tiến hành dự án. Đấy là công việc rất cần thiết không chỉ giúp quyết định quy mô dự án mà còn tránh việc lãng phí thời gian, công sức. Một dự án có thể kéo dài từ 2 tuần đến 1 học kỳ thậm chí một năm học. Thời gian thực hiện cần phải đủ để học sinh có thể hoàn thành hết các sản phẩm và nhiệm vụ trong dự án. Thời gian thực hiện sẽ chi phối các thời hạn hoàn thành sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối của dự án. Tuy nhiên, hiện nay, thời gian các môn học rất hạn hẹp vì thế để tiến hành dự án, cả học sinh và giáo viên cần có thêm rất nhiều thời gian làm việc ngoài giờ lên lớp.

Phạm vi đối tượng tham gia: Trong khi thực hiện các nhiệm vụ của dự án, bên cạnh sự hỗ trợ của giáo viên, học sinh còn cần sự hỗ trợ từ nhiều hướng khác vì thế các đối tượng tham gia dự án phải được xác định cụ thể và rõ ràng. Ở phạm vị dự án dạy học thông thường, đối tượng tham gia là giáo viên và học sinh của một lớp hoặc hoặc sinh của khối lớp. Đối với các dự án lớn, đối tượng tham gia có thể là cả học sinh và giáo viên trong trường với các

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học ngữ văn 9 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)