Quá trình chuẩn bị

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học ngữ văn 9 (Trang 76)

6. Cấu trúc của luận văn

3.4.1.Quá trình chuẩn bị

3.4.1.1. Xác định vấn đề, xây dựng ý tưởng dự án

Trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 9 học kỳ 2 phần Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, tư tưởng, đạo lí là một phần quan trọng và được

tiếp nối với nội dung học ở bậc THPT. Nó kéo dài từ tuần 19 đến tuần 23. Để tìm ra ý tưởng dự án, giáo viên và học sinh đã thảo luận về các hiện tượng đời sống, vấn đề mang tính nổi trội trong thực tế: Tình hình chiến sự ở Châu Phi, các tranh chấp ở biển Đông,… Trong đó, nổi bật và gần hơn cả là những tranh chấp về chủ quyền biển đảo ở biển Đông.

Từ một vấn đề thực tế như vậy, chúng tôi đã lựa chọn các bài học cụ thể sau để xây dựng ý tưởng dự án:

Phần Văn học: Bàn về đọc sách, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.

Phần Tiếng việt: Khởi ngữ, Liên kết câu và liên kết đoạn văn.

Phần Làm văn: Phép phân tích và tổng hợp, Nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống, Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

Với mục đích giúp học sinh tiếp thu được những kiến thức về văn nghị luận, cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống cũng như cách nhìn nhận đánh giá về các sự việc, hiện tượng xã hội đang “nóng hổi” trong thực tế hiện nay chúng tôi đưa ra ý tưởng xây dựng Dự án tổ chức Hội thảo “Tuổi trẻ Hồng Lĩnh chung tay bảo vệ biển đảo”.

Sơ đồ 3.1. Quy trình xây dựng ý tưởng dự án từ vấn đề thực tế

Bài học cụ thể phần Tiếng việt Bài học cụ thể phần Làm văn Nội dung dạy học trong dự án: Sự nhìn nhận, đánh giá của lớp trẻ đối với vấn đề chủ quyền biển đáo. Vấn đề thực tế: chủ quyền biển đảo Bài học cụ thể phần Văn học

Ý tưởng dự án: Tổ chức Hội thảo “Tuổi trẻ Hồng Lĩnh chung tay bảo vệ biển đảo”

Dự kiến dự án này sẽ được thực hiện trong 2 tuần, bắt đầu từ tuần 22 và kết thúc vào tuần 23.

3.4.1.2. Xác định mục tiêu dự án

Để xác định mục tiêu dự án này, trước hết cần xác định rõ các chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng bài học cụ thể hay nói cách khác là mức độ cần đạt của các bài học đã được quy định.

Phần Tên bài Mức độ cần đạt VĂN HỌC Bàn về đọc sách, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.

 Hiểu và cảm nhận được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của từng văn bản.

 Học tập cách trình bày một vấn đề có ý nghĩa thời sự. TIẾNG VIỆT Khởi ngữ, Liên kết câu và liên kết đoạn văn.

 Nắm được đặc điểm của khởi ngữ

và công dụng của khởi ngữ trong câu.

LÀM VĂN

Phép phân tích và tổng hợp, Nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống, Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

 Hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp khi làm văn nghị luận. Có kĩ năng phân tích, tổng hợp trong lập luận.

 Hiểu và biết cách làm một bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

Dựa trên mức độ cần đạt đã được quy định đối với mỗi bài học trên chúng tôi đặt mục tiêu cụ thể của Dự án Hội thảo “Tuổi trẻ Hồng Lĩnh chung tay bảo vệ biển đảo” như sau:

MỤC TIÊU DỰ ÁN

Trong dự án này học sinh sẽ:

- Tuyên truyền Luật biển Việt Nam, các văn bản pháp lý, các vấn đề liên quan đến chủ quyền biển, đảo; quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước ta trong việc giải quyết các tranh chấp chủ quyền biển, đảo.

- Nâng cao nhận thức cho đoàn viên, thanh niên về tầm quan trọng của biển, đảo trong phát triển kinh tế - xã hội, trong bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Qua đó khơi dậy tình cảm và ý thức trách nhiệm của lớp trẻ đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Phát huy vai trò xung kích của tổ chức Đoàn và đoàn viên thanh niên trong xây dựng và phát triển kinh tế, đảo gắn với công tác bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo.

- Định hướng đúng cho đoàn viên, thanh niên trong việc thể hiện lòng yêu nước.

- Xây dựng kế hoạch triển khai một cuộc hội thảo về vấn đề mang tính thời sự. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Viết một bài tham luận Nghị luận về vấn đề chủ quyền biển đảo và cách thể hiện lòng yêu nước của đoàn viên, thanh niên..

- Xây dựng một bài thuyết trình bằng Power Point để tham gia báo cáo ở hội thảo..

3.4.1.3. Lập kịch bản dự án

Tên dự án: Hội thảo “Tuổi trẻ Hồng Lĩnh chung tay bảo vệ biển đảo” Kịch bản giả thiết:

Trong thời gian gần đây, những tranh chấp trên biển Đông đang trở thành một vấn đề “nóng hổi” được dư luận xã hội quan tâm. Đặc biệt, ở Việt

Nam, trước sự vi phạm của Trung Quốc đối với chủ quyền biển đảo của Việt Nam thì vấn đề này càng thu hút sự quan tâm của cộng đồng hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, đoàn trường THCS Nam Hồng phối hợp cùng với chi đoàn 9A tổ chức buổi Hội thảo “Tuổi trẻ Hồng Lĩnh chung tay bảo vệ biển đảo”.

Bảng 3.1. Bảng phân vai dự kiến

Đối tượng Vai dự kiến

Giáo viên Bí thư Đoàn trường

Nhóm Đơn vị tổ chức hội thảo

Chủ trì hội thảo

Ban chuẩn bị hội thảo Người dẫn chương trình Ban thư kí

- Thời gian thực hiện: 2 tuần

+ Khởi động dự án: Tuần 19 + Kết thúc dự án: Tuần 21

3.4.1.4. Xây dựng bộ công cụ hỗ trợ dự án

- Xác định các kênh thông tin, tập hợp tài liệu hỗ trợ dự án

Đối với dự án ngày, nguồn tài liệu có thể khai thác từ các nguồn sau: + Tài liệu giấy: Sách, báo, văn bản pháp luật về chủ quyền biển đảo, tạp chí,…

+ Tài liệu kỹ thuật số: CD, video, phim tài liệu, bản ghi âm,… + Internet.

- Xây dựng bộ câu hỏi định hướng

Từ những phân tích ở trên khi đi vào thực hiện dự án Hội thảo “Tuổi trẻ Hồng Lĩnh chung tay bảo vệ biển đảo” chúng tôi xin đề xuất bộ câu hỏi định hướng như sau:

Dự án Bộ câu hỏi khung chương trình

Câu hỏi khái quát Câu hỏi bài học Câu hỏi nội dung

Hội thảo “Tuổi trẻ Hồng Lĩnh chung tay bảo vệ biển đảo” - Bạn có quan tâm đến giá trị của biển, đảo trong sự phát triển kinh tế - xã hội không? - Bạn có quan tâm đến vai trò của

biển đảo trong

phát triển kinh tế - xã hội, trong bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước không? -Bạn nhìn nhận như thế nào được những hành động gây hấn, vi phạm chủ quyền biển đảo của Trung Quốc thời gian gần đây?

- Trong bối cảnh đó, là đoàn viên, thanh niên bạn nghĩ mình nên làm gì để chung tay bảo vệ biển đảo?

- Chủ quyền biển đảo, vùng đặc quyền kinh tế là gì?

- Nội dung Luật biển như thế nào?

- Cách nhìn nhận xác nhau của thanh niên đối với các vấn đề liên quan đến chủ quyền biển đảo ra sao?

- Là tương lai đất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nước, đoàn viên,

thanh niên nên làm gì và cần phải chuẩn bị những hành trang như thế nào để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa?

3.4.1.5. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả

Trong quá trình thực hiện dự án này, việc đánh giá học sinh được xem xét ở nhiều nội dung: quá trình hoạt động nhóm, đối với sản phẩm thực của

dự án thì sẽ được đánh giá trên 3 phương diện (nội dung, hình thức và cách trình bày bản tham luận).Cụ thể là:

- Hoạt động nhóm được đánh giá trên các phương diện sau: + Thành lập nhóm, bầu được nhóm trưởng.

+ Lập kế hoạch, thảo luận, xây dựng kế hoạch chu đáo, hợp lí, khả thi + Các thành viên tích cực hợp tác, nhiệt tình, thể hiện tính đoàn kết cao và có trách nhiệm

+ Thuyết trình hay, thu hút, đúng trọng tâm, các phần liền mạch. - Đánh giá sản phẩm dựa trên các khía cạnh sau:

+ Đánh giá nội dung:

 Đúng hướng

 Sự phong phú, đa dạng

 Tính logic trong triển khai vấn đề.

 Tính khả thi.

+ Đánh giá cách trình bày:

 Kỹ năng thuyết trình

 Khả năng tích hợp công nghệ.

3.4.2. Triển khai dự án trên lớp

3.4.2.1. Phân công nhiệm vụ

Để học sinh hiểu rõ hơn các nhiệm vụ được phân công. Trước hết giáo viên mô tả ngắn gọn về dự án học tập:

Hội thảo “Tuổi trẻ Hồng Lĩnh chung tay bảo vệ biển đảo” là dự án lớp học, liên môn lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo, nâng cao nhận thức của học sinh về vấn đề chủ quyền biển, đảo. Dự án do giáo viên bộ môn Ngữ văn và học sinh lớp 9A trường THCS Nam Hồng thực hiện.

Khi thực hiện dự án, học sinh phải chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết để tổ chức một cuộc hội thảo với chủ đề “Tuổi trẻ Hồng Lĩnh chung tay bảo vệ biển, đảo”, đặc biệt, học sinh cần tìm hiểu về lịch sử cũng như các văn bản nói về chủ quyền biển, đảo, thực tế vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo, tìm ra những mặt mạnh và mặt yếu trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Đề xuất các việc làm mà đoàn viên, thanh niên có thể làm được nhằm góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Từ đó viết bài tham luận để báo cáo trong hội thảo.

Tiếp theo việc mô tả khái quát về dự án, giáo viên cho học sinh biết mục đích học tập cụ thể của dự án và đưa ra bảng phân công nhiệm vụ như sau:

- Nhiệm vụ của giáo viên

Bảng 3.2. Nhiệm vụ giáo viên

Nhiệm vụ Sản phẩm yêu cầu

- Giới thiệu dự án tổ chức Hội thảo “Tuổi trẻ Hồng Lĩnh chung tay bảo vệ biển đảo” đến học sinh.

- Chia nhóm, nêu các nhiệm vụ, công bố các tiêu chí đánh giá.

- Hướng dẫn quá trình làm việc, hỗ trợ những vướng mắc của học sinh.

- Xét duyệt dự án. - Tổ chức giờ giảng.

- Kịch bản dự án. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kế hoạch thực hiện dự án.

- Bảng phân nhóm thực hiện (Chia nhóm theo danh sách).

- Nêu nhiệm vụ cần làm và yêu cầu đối với sản phẩm dự án.

- Bảng tiêu chí đánh giá.

- Công bố tài nguyên tham khảo: + Danh sách tài nguyên tham khảo định hướng.

+ Bộ câu hỏi định hướng. - Giáo án bài giảng

- Nhiệm vụ của học sinh

Sau khi hoàn thành việc phân nhóm giáo viên sẽ phát phiếu nhiệm vụ của học sinh cho từng nhóm và để cho các em có thời gian thảo luận bầu ra nhóm trưởng và hoàn thành danh sách phân vai, cụ thể:

Về nội dung:

Bản tham luận phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

- Tuyên truyền, phổ biến những kiến thức cơ bản, phổ thông về vấn đề biển, đảo; quan điểm của Đảng, các văn bản pháp luật về biển, đảo của Nhà nước ta; Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982; Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

- Thể hiện được quan điểm, đánh giá về các sự việc gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông, cách thể hiện tình yêu nước của thanh niên hiện nay có gì tốt và chưa tốt.

- Nêu được suy nghĩ về hành trang mà đoàn viên, thanh niên cần có để góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo quê hương, sự toàn vẹn lãnh thổ.

- Nội dung bản tham luận cần phải khoa học, hợp lý và có tính thuyết phục cao nên cần được chuẩn bị kỹ lưỡng. Việc lựa chọn, đặt bài tham luận phải tiến hành sớm, cẩn thận và khách quan.

Về hình thức:

Mỗi báo cáo ít nhất 5 trang A4 (tối đa không quá 10 trang), font chữ Times New Roman, cỡ chữ 14. Báo cáo xin gửi theo địa chỉ Email chung của lớp trước thời gian quy định.

Về nhân sự:

- Nhóm biên tập chương trình: + Biên tập kỷ yếu hội thảo.

+ Xây dựng Chương trình hội thảo.

- Nhóm chuẩn bị tổ chức: Chịu trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện đảm bảo để tổ chức hội thảo, như:

+ Liên hệ địa điểm tổ chức cùng các điều kiện đảm bảo.

+ Kết hợp cùng nhóm chuẩn bị nội dung xây dựng chương trình, kịch bản điều hành chi tiết buổi hội thảo.

+ Phân công người làm công tác tổ chức, dẫn chương trình, thư ký, phụ trách công tác hội trường, phụ trách các tiết mục văn nghệ (nếu có). + Kết hợp cùng nhóm chuẩn bị nội dung lên danh sách và liên hệ mời đại biểu, khách mời và người chủ trì hội thảo.

Về điều kiện tổ chức:

- Lập dự trù kinh phí và nguồn kinh phí tổ chức hội thảo. Lựa chọn thời điểm tổ chức để đảm bảo số lượng người tham gia theo yêu cầu, có chất lượng và đảm bảo tính thời sự của chủ đề.

- Kiểm tra về địa điểm tổ chức:

+ Về không gian: Hội trường (kê bàn ghế hình chữ U), bàn chủ tọa, bục phát biểu,...

+ Về trang trí: Trang trí giản dị, đầy đủ, tránh quá cầu kỳ không cần thiết hoặc quá cẩu thả, sơ sài.

+ Về ánh sáng, âm thanh: Ánh sáng đủ để đại biểu có thể đọc rõ tài liệu, micro chất lượng âm thanh tốt.

+ Lưu ý: Các báo cáo viên có thể sử dụng các bảng biểu, hình ảnh minh hoạ, trước khi hội thảo diễn ra cần nắm bắt rõ hình thức trình bày của báo cáo viên để chuẩn bị không gian trưng bày hoặc máy chiếu Over head, Projector... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.2. Nhiệm vụ của học sinh

Nhiệm vụ Sản phẩm yêu cầu

Phân vai dự án:

 Lớp trưởng: Trưởng ban tổ chức Hội thảo

 Lớp phó học tập và 4 tổ trưởng: Ủy viên ban tổ chức Hội thảo

 Lớp phó đời sống: Thư ký Hội thảo

 Bản tham luận

 Bài trình diễn đa phương tiện (ppt)

 Các nhóm trưởng: Báo cáo viên trong Hội thảo

 Các học sinh khác: Các nhà nghiên cứu tham dự Hội thảo.

 5 học sinh: Ban giám khảo đánh giá công việc của toàn bộ thành viên.

 Tờ rơi quảng bá Hội thảo

 Giấy mời

Để việc phân công nhiệm vụ được tốt hơn, giáo viên cần tham gia gợi ý và giải thích mục đích, nhiệm vụ cụ thể của từng vai. Sau khi thảo luận nếu học sinh có thắc mắc giáo viên sẽ tập hợp lại hệ thống câu hỏi và giải đáp trực tiếp theo từng vấn đề.

3.4.2.2. Thực hiện dự án

Giáo viên phát bộ công cụ hỗ trợ dự án. Giáo viên trao đổi tài liệu giấy kết hợp thực hiện thông qua một hòm thư chung của lớp.

Việc thực hiện dự án diễn ra trong thời gian 2 tuần. Trong quá trình này giáo viên cần theo sát, đôn đốc, giúp đỡ và cùng học sinh giải đáp những thắc mắc nảy sinh.

3.4.2.3. Xây dựng giáo án giới thiệu dự án (Khung kế hoạch bài dạy)

Người soạn bài

Họ và tên Trần Thị Thùy Dung

Địa chỉ E-mail tranthuydungnh@gmail.com

Tên trường THCS Nam Hồng

Tên quận/huyện Hồng Lĩnh

Tên tỉnh/thành phố Hà Tĩnh

Nếu Hồ sơ bài dạy của bạn được chọn để đưa lên mạng, bạn có muốn hiển thị tên tác giả?

Tổng quan bài dạy

Tiêu đề bài dạy DỰ ÁN TỔ CHỨC HỘI THẢO “TUỔI TRẺ HỒNG

LĨNH CHUNG TAY BẢO VỆ BIỂN, ĐẢO”

Bộ câu hỏi định hướng bài dạy

Câu hỏi khái quát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bạn có quan tâm đến giá trị của biển, đảo trong sự phát triển kinh tế - xã hội không? - Bạn có quan tâm đến vai trò của biển đảo

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học ngữ văn 9 (Trang 76)