Tính khả thi của việc áp dụng phương pháp dạy học theo dự

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học ngữ văn 9 (Trang 36)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. Tính khả thi của việc áp dụng phương pháp dạy học theo dự

án trong dạy học Ngữ văn 9

Ngữ văn là một môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, nghiên cứu về một loại hình nghệ thuật - nghệ thuật bằng ngôn từ. Việc tìm ra một phương pháp dạy phù hợp với nội dung môn học, đồng thời kích thích hứng thú cho người học, tạo cơ hội để người học phát huy tính chủ động không hề dễ dàng. Để lựa chọn ra một dự án học tập phù hợp, hiệu quả, người giáo viên phải nghiên cứu rất kỹ nội dung môn học để lựa chọn nội dung tiêu biểu nhất, có khả năng triển khai thành một dự án.

Nội dung dạy học phù hợp để thực hiện dạy học dự án là nội dung phải gắn liền với hoàn cảnh cụ thể, xuất phát từ những tình huống của thực tiễn cuộc sống và gắn liền với lợi ích, nhu cầu hiểu biết của học sinh. Nó phải là

nội dung có tính hấp dẫn, thiết kế được nhiều hoạt động, tạo được môi trường học tập mang tính thực tiễn cao, để học sinh phát huy sự chủ động, sáng tạo của mình. Tóm lại, những yêu cầu đối với nội dung kiến thức (chương trình) trong thiết kết dự án cần phải đáp ứng là:

- Nội dung có tính mở, khả năng gắn kết liên hệ thực tế cao, có tính thách thức.

- Nội dung gợi ý về khả năng tạo ra những sản phẩm thực, có ý nghĩa đối với người học, có khả năng thu hút sự quan tâm, hứng thú của người học.

- Nội dung gắn với mục đích hình thành kỹ năng tư duy bậc cao, kỹ năng sống, kỹ năng mềm của người học, tạo nhiều cơ hội ứng dụng công nghệ.

- Nội dung gợi ý các hoạt động mang tính thực tiễn, đánh giá thông qua hành động, phạm vi hoạt động vượt ra khỏi lớp học.

- Nội dung gợi ý việc tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng.

Nghiên cứu nội dung dạy học Ngữ văn, cụ thể là chương trình Ngữ văn 9 có đủ khả năng đảm bảo điều kiện trên, thể hiện rõ trên cả ba phân môn: Văn học, Tiếng Việt và Làm văn.

Để thực hiện mục tiêu đổi mới dạy học, chương trình sách giáo khoa THPT đã được thay đổi nhiều lần để có thể đáp ứng được những yêu cầu của học sinh và xã hội. Chương trình Ngữ văn hiện này được chia thành 3 phân môn: Văn học, Tiếng Việt và Làm văn nhưng lại được tập hợp trong một cuốn Ngữ văn chứ không tách rời thành 3 cuốn sách khác nhau như trước đây. Công việc dạy học Ngữ văn ở THPT thực chất là giải mã văn bản của người khác và tạo lập văn bản của mình do đó phân môn Làm văn có thể coi là trung tâm và là cơ sở thể hiện nhưng kiến thức và kĩ năng mà học sinh thu thập được từ môn Tiếng Việt và Văn học. Môn Làm văn cũng là môn học cung cấp kiến thức về các kiểu loại văn bản và hướng dẫn, rèn luyện người học kĩ năng tạo lập các kiểu loại văn bản trong nhà trường cũng như trong cuộc sống. Với

việc chú trọng hơn đến vai trò của môn Làm văn và quan tâm đến việc hướng dẫn cách viết văn bản, việc học Ngữ văn đã tập trung hơn đến việc rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ bên cạnh việc bồi dưỡng tâm hồn và khả năng cảm nhận cái đẹp của học sinh. Với cách đánh giá và nhìn vai trò của phân môn Làm văn trong mục tiêu dạy học môn Ngữ văn, các giáo viên sẽ chú trọng hơn đến các giờ dạy lý thuyết và giờ trả bài làm văn. Trong giờ học này, các giáo viên không chỉ có điều kiện chỉnh sửa về kiến thức mà quan trọng hơn còn chỉnh sửa về cách viết, cách tư duy, lập luận của học sinh khi giải quyết vấn đề. Thông qua các bài làm văn của học sinh, giáo viên có thể nhận ra những điểm chưa hợp lý và cần bổ sung, chỉnh sửa về kiến thức.

Mối quan hệ giữa các phân môn trong bộ môn Ngữ văn có thể được mô tả rõ hơn thông qua sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 1.3. Mối quan hệ giữa 3 phân môn trong bộ môn Ngữ văn

Văn học Làm văn Tiếng Việt Tác phẩm ở nhiều thể loại là các văn bản mẫu cho học sinh tham khảo trước khi xây dựng một bài viết

Tiếng Việt cung cấp những yếu tố cơ bản (từ, biện pháp tu từ, phong cách ngôn ngữ,..) để hoàn thành một bài viết. Văn học cung cấp các ví dụ minh họa cho phân môn Tiếng Việt.

Do nhấn mạnh hơn đến khả năng vận dụng kiến thức của học sinh đến việc khi thông qua việc tiến hành dự án, giáo viên có thể đánh giá các kĩ năng đó qua sản phẩm của học sinh. Hầu hết các dự án đều có các sản phẩm thuộc dạng ấn phẩm như: kế hoạch dự án, tập san, các bài báo, bài nghiên cứu, bài thuyết trình... nên học sinh có thể thể hiện khả năng viết nhiều loại văn bản khác nhau.

Với ba phân môn này, chương trình SGK được xây dựng theo nguyên tắc tích hợp và xoắn ốc. Nguyên tắc tích hợp được thể hiện ở chỗ các bài học thuộc các phân môn được kết hợp với nhau trong từng tuần học. Theo “Tài liệu phân phối chương trình THPT môn Ngữ văn” do Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp, mỗi tuần học sẽ kết hợp bài học của 2 đến 3 phân môn cụ thể.

Nguyên tắc “xoắn ốc” hay “vòng tròn đồng tâm” thể hiện ở chỗ các bài học được nâng cao về độ khó và yêu cầu với học sinh. Điều này giúp học sinh không ngừng phát triển khả năng sử dụng thành thạo các kĩ năng.

Việc sắp xếp theo nguyên tắc tích hợp và “xoắn ốc” giúp giáo viên dễ dàng và thuận tiện trong việc sắp xếp và thiết kế các nội dung bài học vào các dự án nhất định theo ý tưởng của mình.

- Về phân môn Văn học:

Phần Văn học Ngữ văn 9 bao gồm tám bộ phận: truyện trung đại Việt Nam, truyện Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945 và truyện nước ngoài, thơ hiện đại Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945 và thơ nước ngoài, kịch hiện đại Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945, nghị luận hiện đại Việt Nam và nước ngoài, văn bản nhật dụng. Những nội dung này có biên độ kiến thức rộng lớn, có mối liên hệ rất cao với thực tiễn đời sống, đặc biệt ở lĩnh vực văn hoá và lịch sử. Từ những nội dung này, giáo viên hoàn toàn có thể xây dựng được những nhiệm vụ thực và đề xuất những dự án thực (phù hợp với năng lực của đối tượng học sinh THCS). Chẳng hạn từ nội dung kịch

hiện đại Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945 có thể xây dựng dự án diễn kịch,… Bên cạnh đó, mảng văn học trung đại mà nội dung tiêu biểu xoay quanh một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu cũng có thể được dạy học thông qua việc tổ chức các cuộc hội thảo về hành trình văn chương, làm phim tư liệu về chân dung các nhà thơ nổi tiếng,... Việc áp dụng phương pháp dạy học dự án đối với việc dạy học chương trình SGK Ngữ văn 9 sẽ giúp giảm bớt sự khô khan, trừu tượng, khó hiểu của văn học trung đại, kích thích động cơ, hứng thú học tập của học sinh. Tóm lại, chương trình Ngữ văn 9 với nội dung phong phú, đa dạng sẽ là nguồn tài nguyên để khai thác, xây dựng và tổ chức thực hiện dạy học theo dự án.

- Về phân môn Tiếng Việt:

Nội dung phần Tiếng Việt, có thể nói là nội dung đa dạng, phong phú và dễ dàng nhất để giáo viên khai thác các dự án. Đây là phân môn có tính chất công cụ: rèn năng lực sử dụng tiếng Việt thành thạo cho học sinh. Nội dung Tiếng Việt trong chương trình SGK Ngữ văn 9 xoay quanh việc thực hành nhận biết và biết cách tìm nghĩa của từ, sử dụng từ đúng ý nghĩa, phong cách, phù hợp đối tượng giao tiết và mục đích giao tiếp mở rộng, trau dồi vốn từ và hoạt động giao tiếp.

- Về phân môn Làm văn:

Nội dung phân môn này chủ yếu rèn cho học sinh kỹ năng tạo lập văn bản với những phong cách, mục đích khác nhau. Trong đó, các dạng bài như tự sự, thuyết minh, nghị luận... rất thích hợp để vận dụng như một khâu, một hình thức sản phẩm (sản phẩm trung gian hoặc sản phẩm cuối) phục vụ cho một dự án thực tiễn.

Chẳng hạn giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho học sinh thuyết minh về một biểu tượng văn hóa của dân tộc, kết hợp với các hình thức khác để tạo nên một sản phẩm kiểu như một phòng trưng bày, triển lãm văn hóa,

nghệ thuật,... Đặc biệt, trong chương trình SGK đổi mới, các nhà soạn sách đã chú ý đến việc đưa vào chương trình một số nội dung gắn bó chặt chẽ với đời sống được gọi là các dạng văn bản hành chính - công vụ như: viết biên bản, hợp đồng, thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi…Các nội dung này hoàn toàn có thể triển khai thành các dự án học tập có quy mô và tính ứng dụng thực tế cao.

Qua những phân tích trên, có thể thấy rằng: nội dung chương trình SGK Ngữ văn 9 và phương pháp dạy học theo dự án có mối quan hệ thống nhất với nhau, hội tụ đủ điều kiện để tiến hành hoạt động dạy học bộ môn một cách có hệ thống.

Với những phân tích trên có thể đi đến kết luận: Với chương trình SGK Ngữ văn 9, việc ứng dụng được phương pháp dạy học theo dự án là hoàn toàn khả thi và có khả năng đạt hiệu quả cao.

Tiểu kết chương 1

Phương pháp dạy học theo dự án là một phương pháp dạy học tiến bộ hướng đến sự phát triển tư duy bậc cao và hình thành kỹ năng sống cho học sinh thông qua việc tiếp cận những nội dung có tính xâu chuỗi, liên ngành, được triển khai trong một dự án cụ thể. Thông qua nghiên cứu thực trạng dạy học Ngữ văn ở bậc THCS hiện nay, đồng thời phân tích cấu trúc, nội dung chương trình SGK Ngữ văn 9, chúng tôi đi đến kết luận: có thể áp dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học Ngữ văn (chương trình SGK lớp 9).

Đây cũng là cơ sở sở luận và cơ sở thực tiễn để chúng tôi đề xuất một số vấn đề về (nội dung, phương pháp và giáo án thực nghiệm) sử dụng phương pháp dạy học theo dự án ở môn Ngữ văn 9 sẽ được trình bày trong chương 2 và chương 3 của luận văn.

Chương 2

NỘI DUNG, QUY TRÌNH SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN 9 2.1. Cấu trúc, nội dung chương trình SGK Ngữ văn 9

Là một trong những chương trình có sự đổi mới rõ nét nhất, chương trình SGK Ngữ văn THCS nói chung và chương trình SGK lớp 9 nói riêng được xây dựng dựa theo tinh thần đổi mới cả nội dung kiến thức và phương pháp theo quan điểm dạy học tích cực. Điều này thể hiện trong cách thức biên soạn, sắp xếp theo nguyên tắc tích hợp kiến thức cả 3 phân môn: Văn học, Tiếng Việt, Làm văn, hướng tới một mục tiêu là rèn năng lực tổng hợp cho học sinh.

Dựa vào khung phân phối chương trình môn Ngữ văn 9 bậc trung học cơ sở, năm học 2013 - 2014 (xem Phụ lục 2), được áp dụng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh thì tổng số thời lượng chương trình Ngữ văn 9 là 35 tuần, 175 tiết, trong đó hầu hết mỗi tuần đều có các bài học xen kẽ, tích hợp của từ 2 đến 3 phân môn.

Về số lượng bài: SGK Ngữ văn 9 bao gồm 111 bài, trong đó: - Phân môn Văn học: 52 bài (chiếm 46.8%)

- Phân môn Tiếng Việt: 15 bài (chiếm 13.5 %) - Phân môn Làm văn: 44 bài (chiếm 39.6 %).

Như vậy tỷ lệ số lượng giữa các phân môn là không quá chênh lệch. Điều đó chứng tỏ sự tương đối ngang bằng về vị trí, chức năng của các phân môn trong tổng thể chương trình của bộ môn Ngữ văn, đồng thời thể hiện tính chất bổ trợ, khả năng phối hợp chặt chẽ giữa các phân môn. (xem Phụ lục 3)

2.2. Lựa chọn nội dung triển khai phương pháp dạy học theo dự án

Để việc lựa chọn nội dung áp dụng phương pháp dạy học theo dự án, trước hết giáo viên cần phải tìm hiểu kĩ nội dung chương trình chuẩn được quy định. Phải có tầm nhìn vĩ mô lẫn vi mô về chương trình SGK Ngữ văn chính. Sự thành bại của việc áp dụng phương pháp này vào quá trình dạy học phụ thuộc nhiều vào việc lựa chọn nội dung dạy học.

Theo đó, giáo viên cần phải lựa chọn nội dung dạy học dựa trên các tiêu chí sau:

- Nội dung có biên độ kiến thức rộng, có tính xâu chuỗi để tạo điều kiện cho học sinh phát triển tư duy tổng hợp và nắm vấn đề lôgic, toàn diện.

- Nội dung phải thể hiện được sự liên kết giữa chương trình SGK và những kiến thức trong cuộc sống, có khả năng khai thác được nhiều hoạt động, ý tưởng để nâng cao giá trị thực tiễn.

Mặt khác, khi lựa chọn nội dung dạy học trong dạy học theo dự án cần quan tâm tới tính tích hợp giữa các phân môn trong nội dung được lựa chọn, nhằm phát triển năng lực tổng hợp cho học sinh. Căn cứ vào yêu cầu đó, cùng với khả năng áp dụng dạy học dự án của từng phân môn trong chương trình Ngữ văn (Văn học, Tiếng Việt, Làm văn), các dự án thường được lựa chọn nội dung dựa trên cơ sở tạo lập ý tưởng dự án là nội dung của phân môn văn học; nội dung của phân môn Tiếng Việt và Làm văn làm cơ sở triển khai các hoạt động và sản phẩm cụ thể của dự án.

Sơ đồ dưới đây thể hiện tính liên kết giữa các nội dung đã được lựa chọn ở các phân môn kèm theo ý tưởng hình thành dự án:

Chú thích:

- : nội dung phân môn Tiếng Việt được lựa chọn - : nội dung phân môn Làm văn được lựa chọn : nội dung phân môn Văn học được lựa chọn

Sơ đồ 2.1. Khả năng liên kết nội dung các phân môn để áp dụng dạy học theo dự án trong môn Ngữ văn (chương trình SGK Ngữ văn 9)

Từ vựng Ngữ pháp Hoạt động giao tiếp Tự sự Nghị luận Thuyết minh Hành chính - công vụ DỰ ÁN 1 DỰ ÁN 2 DỰ ÁN 3 Văn học trung đại Văn học hiện đại Văn nhật dụng

- Dự án 1: Xây dựng câu lạc bộ “Kiều học”.

- Dự án 2: Tọa đàm “Người lính trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ”

- Dự án 3: Hội thảo “Tuổi trẻ Hồng Lĩnh chung tay bảo vệ biển, đảo” Sơ đồ trên cho thấy tính liên kết chặt chẽ về mặt nội dung giữa ba phân môn Văn học, Tiếng Việt và Làm văn trong SGK Ngữ văn lớp 9 nói riêng và môn Ngữ văn THCS nói chung. Cụ thể: chúng tôi lựa chọn toàn bộ ba mảng nội dung lớn của Tiếng Việt (từ vựng, ngữ pháp tiếng Việt, hoạt động giao tiếp) và các nội dung: văn bản tự sự, văn bản nghị luận, văn bản thuyết minh

văn bản hành chính - công vụ của phân môn Làm văn để tích hợp với ba mảng nội dung lớn của phân môn Văn học: văn học trung đại, văn học hiện đạivăn nhật dụng. Từ ba nhóm nội dung đã tích hợp đó có thể khai thác và xây dựng 3 dự án như trên.

Trên cơ sở những yêu cầu đặt ra, kết hợp với quá trình phân tích cấu trúc, nội dung chương trình SGK Ngữ văn 9 chúng tôi đề xuất phương án thiết kế chương trình dạy học theo dự án môn Ngữ văn (chương trình SGK lớp 9) như sau:

Bảng 2.1. Thiết kế chương trình dạy học theo dự án môn Ngữ văn 9

Bài Văn học trung đại Văn học hiện đại

Văn nhật dụng 7 8 9 10 14 15 19 27 29 Từ vựng 4 X X 5 X X X 6 X X X Ngữ pháp 9 X X X 11 X X X Hoạt động giao tiếp 1 X X X 2 X X X 3 X X X Văn

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học ngữ văn 9 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)