Lựa chọn nội dung triển khai phương pháp dạy học theo dự án

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học ngữ văn 9 (Trang 43)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.Lựa chọn nội dung triển khai phương pháp dạy học theo dự án

Để việc lựa chọn nội dung áp dụng phương pháp dạy học theo dự án, trước hết giáo viên cần phải tìm hiểu kĩ nội dung chương trình chuẩn được quy định. Phải có tầm nhìn vĩ mô lẫn vi mô về chương trình SGK Ngữ văn chính. Sự thành bại của việc áp dụng phương pháp này vào quá trình dạy học phụ thuộc nhiều vào việc lựa chọn nội dung dạy học.

Theo đó, giáo viên cần phải lựa chọn nội dung dạy học dựa trên các tiêu chí sau:

- Nội dung có biên độ kiến thức rộng, có tính xâu chuỗi để tạo điều kiện cho học sinh phát triển tư duy tổng hợp và nắm vấn đề lôgic, toàn diện.

- Nội dung phải thể hiện được sự liên kết giữa chương trình SGK và những kiến thức trong cuộc sống, có khả năng khai thác được nhiều hoạt động, ý tưởng để nâng cao giá trị thực tiễn.

Mặt khác, khi lựa chọn nội dung dạy học trong dạy học theo dự án cần quan tâm tới tính tích hợp giữa các phân môn trong nội dung được lựa chọn, nhằm phát triển năng lực tổng hợp cho học sinh. Căn cứ vào yêu cầu đó, cùng với khả năng áp dụng dạy học dự án của từng phân môn trong chương trình Ngữ văn (Văn học, Tiếng Việt, Làm văn), các dự án thường được lựa chọn nội dung dựa trên cơ sở tạo lập ý tưởng dự án là nội dung của phân môn văn học; nội dung của phân môn Tiếng Việt và Làm văn làm cơ sở triển khai các hoạt động và sản phẩm cụ thể của dự án.

Sơ đồ dưới đây thể hiện tính liên kết giữa các nội dung đã được lựa chọn ở các phân môn kèm theo ý tưởng hình thành dự án:

Chú thích:

- : nội dung phân môn Tiếng Việt được lựa chọn - : nội dung phân môn Làm văn được lựa chọn : nội dung phân môn Văn học được lựa chọn

Sơ đồ 2.1. Khả năng liên kết nội dung các phân môn để áp dụng dạy học theo dự án trong môn Ngữ văn (chương trình SGK Ngữ văn 9)

Từ vựng Ngữ pháp Hoạt động giao tiếp Tự sự Nghị luận Thuyết minh Hành chính - công vụ DỰ ÁN 1 DỰ ÁN 2 DỰ ÁN 3 Văn học trung đại Văn học hiện đại Văn nhật dụng

- Dự án 1: Xây dựng câu lạc bộ “Kiều học”.

- Dự án 2: Tọa đàm “Người lính trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ”

- Dự án 3: Hội thảo “Tuổi trẻ Hồng Lĩnh chung tay bảo vệ biển, đảo” Sơ đồ trên cho thấy tính liên kết chặt chẽ về mặt nội dung giữa ba phân môn Văn học, Tiếng Việt và Làm văn trong SGK Ngữ văn lớp 9 nói riêng và môn Ngữ văn THCS nói chung. Cụ thể: chúng tôi lựa chọn toàn bộ ba mảng nội dung lớn của Tiếng Việt (từ vựng, ngữ pháp tiếng Việt, hoạt động giao tiếp) và các nội dung: văn bản tự sự, văn bản nghị luận, văn bản thuyết minh

văn bản hành chính - công vụ của phân môn Làm văn để tích hợp với ba mảng nội dung lớn của phân môn Văn học: văn học trung đại, văn học hiện đạivăn nhật dụng. Từ ba nhóm nội dung đã tích hợp đó có thể khai thác và xây dựng 3 dự án như trên.

Trên cơ sở những yêu cầu đặt ra, kết hợp với quá trình phân tích cấu trúc, nội dung chương trình SGK Ngữ văn 9 chúng tôi đề xuất phương án thiết kế chương trình dạy học theo dự án môn Ngữ văn (chương trình SGK lớp 9) như sau:

Bảng 2.1. Thiết kế chương trình dạy học theo dự án môn Ngữ văn 9

Bài Văn học trung đại Văn học hiện đại

Văn nhật dụng 7 8 9 10 14 15 19 27 29 Từ vựng 4 X X 5 X X X 6 X X X Ngữ pháp 9 X X X 11 X X X Hoạt động giao tiếp 1 X X X 2 X X X 3 X X X Văn thuyết minh 1 x x x 3 x x x Văn tự sự 8 x X 15 x X 16 x X Văn nghị luận 22 24 27 Văn nhật dụng 39 X X X 40 X X X

Thời gian 3 tuần 3 tuần 2 tuần

Chú thích:

- Các số ở hàng ngang: thứ tự các bài trong phân môn Văn học đã thống kê ở bảng trên

- Các số ở hàng dọc: thứ tự các bài trong phân môn Tiếng Việt và Làm văn đã thống kê ở bảng trên

- x: Khả năng tích hợp giữa các bài ở hàng dọc và hàng ngang - X: Khả năng tích hợp xuyên suốt một dự án

Quan sát bảng trên dễ dàng nhận thấy:

* Mỗi một cột sẽ là một phần nội dung của một dự án. Các phần nội dung đó có thể triển khai thành các dự án mini (dự án nhỏ), tạo nên những sản phẩm trung gian, từ đó đi tới hoàn thiện sản phẩm cuối của dự án lớn.

* Dù là dự án nào thì các bài học của phân môn Tiếng Việt và Làm văn cũng được tích hợp gần như xuyên suốt quá trình dạy học theo dự án. Nó đóng vai trò tương tự như công cụ, phương tiệp rèn luyện những kỹ năng chủ đạo, những yêu cầu tiên quyết khi triển khai một dự án.

* Trong quá trình học tập ở trường, học sinh học rất nhiều môn, chính vì vậy để đảm bảo việc phân bổ thời gian học tập cho các môn học khác nhau hợp lí và để việc áp dụng phương pháp dạy học dự án vào quá trình dạy học đạt hiệu quả cao thì các dự án cần được triển khai với khoảng cách hợp lí, giữa mỗi dự án cần có một “quãng ngưng” nhất định, hợp lí về mặt thời gian để học sinh có thời gian tự đánh giá, điều chỉnh sau mỗi dự án, đồng thời đảm bảo tính vừa sức trong dạy học. Các dự án cần phải có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, dự án trước làm tiền đề cho dự án sau. Việc lựa chọn nội dung áp dụng dạy học dự án còn phải đi đôi với việc hợp lý hoá về mặt thời gian thực hiện. Thời gian đó không nhất thiết phải theo đúng phân phối chương trình, nó phụ thuộc vào quy mô của dự án, khả năng thực hiện dự án của từng đối tượng học sinh, những nội dung dạy học tích hợp trong quá trình thực hiện dự án.

Trên đây chỉ là một số dự án có thể triển khai trong chương trình SGK Ngữ văn 9 THCS. Căn cứ trên nguyên tắc lựa chọn nội dung trên đây, giáo viên còn có thể thiết kế nhiều khung chương trình với những nội dung lựa chọn khác để tạo nên những dự án hấp dẫn, những dự án này nên được đưa ra với vai trò là ý tưởng gợi mở, đề xuất để học sinh thảo luận và đưa ra lựa chọn cuối cùng.

2.3. Quy trình và cách thức áp dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học Ngữ văn 9

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học ngữ văn 9 (Trang 43)